Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả
(PLPT) - Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 58/2024/TT-NHNN hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng.
Dự thảo đề xuất quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với phòng không nhân dân.
1. Người đang hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước, khi được cấp có thẩm quyền huy động tham gia tập huấn, bối dưỡng, huấn luyện, diễn tập phòng không nhân dân, được hưởng tiền lương, tiền công như sau:
a) Được hưởng nguyên tiền lương đang được hưởng (bao gồm mức lương, phụ cấp nếu có) do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý người được huy động chi trả;
b) Người được huy động tham gia diễn tập phòng không nhân dân được hưởng mức trợ cấp thấp nhất theo ngày bằng 0,04 lần mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm hiện hành;
c) Trường hợp người được huy động tham gia tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập phòng không nhân dân vào ban đêm (từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau) được tính gấp đôi mức trợ cấp theo quy định tại điểm b nêu trên;
d) Trường hợp người được huy động làm nhiệm vụ nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại thì được bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của pháp luật;
đ) Cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.
2. Người không hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước, khi được cấp có thẩm quyền huy động tham gia tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập phòng không nhân dân được hưởng tiền lương, như sau:
a) Người được cấp có thẩm quyền huy động tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân, thì chi trả tiền lương, tiền công theo ngày công lao động và các khoản trợ cấp, phụ cấp khác (nếu có);
b) Trường hợp huy động tham gia diễn tập phòng không nhân dân thì được chi trả trợ cấp theo mức quy định tại điểm b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Khi tập trung tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập phòng không nhân dân ở cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần (đi và về) như định mức quy định đối với công chức, viên chức Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng không thấp hơn mức ăn cơ bản của chiến sĩ bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
d) Cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.
3. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ, quân nhân dự bị khi thực hiện nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập phòng không nhân dân theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ quy định tại khoản 1 Điều này; được hỗ trợ thêm tiền ăn, nghỉ theo quy định của cấp có thẩm quyền huy động và được quyết toán chi ngân sách hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức huy động.
Dự thảo đề xuất quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân như: Chế độ ốm đau, chế độ tai nạn, chế độ đối với người bị chết.
Cụ thể, về chế độ ốm đau, dự thảo quy định:
a) Người được cấp có thẩm quyền huy động thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nếu bị ốm đau trong thời gian huy động được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
b) Người được cấp có thẩm quyền huy động thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân mà chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nếu bị ốm đau trong thời gian huy động thì được cấp có thẩm quyền huy động thanh toán tiền khám, chữa bệnh tương ứng với mức hưởng của người tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
c) Trường hợp khi hết thời gian huy động thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân mà bệnh vẫn chưa khỏi, vẫn phải tiếp tục điều trị bệnh thì được thanh toán 50% số tiền chi phí điều trị (nếu phải điều trị thêm 15 ngày) và 30% của 15 ngày kế tiếp (tổng thời gian được hưởng không quá 30 ngày).
Về chế độ tai nạn, theo dự thảo, người được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian huy động được hưởng chế độ sau:
a) Được cơ quan có thẩm quyền huy động kịp thời sơ cứu, cấp cứu và tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu, điều trị;
b) Được cơ quan có thẩm quyền huy động thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu, điều trị, gồm: Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chí phí không có trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; trả phí giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do cấp có thẩm quyền huy động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người được huy động không tham gia bảo hiểm y tế như quy định tại điểm c và điểm b khoản 1 Điều này;
c) Được cơ quan có thẩm quyền huy động trả đủ tiền lương, tiền hỗ trợ theo quy định khi phải nghỉ trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
d) Được cơ quan có thẩm quyền huy động bồi thường hoặc trợ cấp và giới thiệu giám định y khoa theo quy định tại các khoản 4, 6 và 7 Điều 38, Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động;
đ) Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động như đối với lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
e) Người được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân trong thời gian huy động được hưởng chế độ từ cơ quan có thẩm quyền huy động nếu bị tai nạn lao động thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Về chế độ đối với người bị chết, dự thảo nêu rõ: Người được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc bị chết trong thời gian được huy động thì người lo mai táng được hưởng trợ cấp một lần bằng 10 lần mức lương cơ sở; thân nhân của người được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân được hỗ trợ một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở tại thời điểm mà người được huy động bị chết; cấp có thẩm quyền huy động thì có trách nhiệm thực hiện chi trả.
Cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, quân nhân dự bị được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân theo quyết định của cấp có thẩm quyền bị tai nạn thì được hưởng chế độ theo quy định của Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ và Luật Lực lượng dự bị động viên.
Về kinh phí chi trả các chế độ khi ốm đau, tai nạn hoặc bị chết, dự thảo quy định:
a) Đối với người không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) Đối với người có tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì tiền khám chữa bệnh do quỹ bảo hiểm chi trả; người có tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì chế độ tử tuất và chế độ trợ cấp một lần hoặc hàng tháng do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.
Theo dự thảo, người được huy động tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân mà hy sinh hoặc bị thương trong khi thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; trực tiếp làm nhiệm vụ diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm; đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước của Nhân dân hoặc mất tích trong các trường hợp nêu trên theo quy định tại điểm e, g, k và l khoản 1 Điều 24 và điểm e, g và k khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận là liệt sĩ, thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh theo quy định.
(PLPT) - Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 58/2024/TT-NHNN hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng.
(PLPT) - Theo dự thảo nghị định, Bộ Công an đề xuất hành vi không tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi được người có thẩm quyền yêu cầu sẽ bị xử phạt 5-7 triệu đồng.
(PLPT) - Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư số 122/2024/TT-BQP quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, quy định cụ thể những nội dung quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động tham gia ý kiến trước khi chỉ huy cơ quan, đơn vị quyết định.
(PLPT) - Bộ Tư pháp đang dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), trong đó đề xuất 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật.
(PLPT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn. Tại dự thảo, Bộ đề xuất 6 chính sách trong cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn (Cơ chế thử nghiệm).
(PLPT) - Công ty Luật TNHH MTV Kim Thành thông báo về việc thay đổi thông tin đăng ký hoạt động của Công ty Luật TNHH MTV Kim Thành - Chi nhánh Tây Nguyên.
(PLPT) - Năm 2025, Hiệp hội các trường Cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam sẽ triển khai các chuyên đề về đồng hành cùng cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển giao quản lý; Chuyển đổi số; giới thiệu ngành chip bán dẫn và kết nối với các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong đào tạo nghề nghiệp, phát triển việc làm.
(PLPT) - Theo quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, người điều khiển đi xe máy trên vỉa hè sẽ bị phạt lên đến 6 triệu đồng.