Pháp luật và Cuộc sống

Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả

Khánh Huyền Thứ năm, 16/01/2025 - 11:37
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 58/2024/TT-NHNN hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng.

Theo đó, Thông tư này hướng dẫn việc thu giữ tiền giả; tạm thu giữ tiền nghi giả; giám định tiền giả, tiền nghi giả; đóng dấu, bấm lỗ tiền giả; đóng gói, giao nhận, bảo quản và vận chuyển tiền giả trong ngành ngân hàng.

Hướng dẫn việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. (Ảnh minh họa)

Trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả

Theo Thông tư quy định, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện tiền giả trong giao dịch tiền mặt với khách hàng phải thu giữ theo quy định; khi phát hiện tiền nghi giả phải tạm thu giữ theo quy định; không trả lại tiền giả, tiền nghi giả cho khách hàng.

Người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả phải được bồi dưỡng kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả theo chương trình của Ngân hàng Nhà nước hoặc được bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.

Người làm công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả của Ngân hàng Nhà nước phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.

Thu giữ tiền giả

Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối chiếu với đặc điểm bảo an trên tiền thật (hoặc tiền mẫu) cùng loại hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố, đối chiếu với thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả của Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an và xử lý như sau:

Trường hợp khẳng định là loại tiền giả đã được Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an thông báo bằng văn bản, phải thực hiện thu giữ, lập biên bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 87/2023/NĐ-CP ngày 08/12/2023 của Chính phủ quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, đóng dấu và bấm lỗ tiền giả.

Việc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả thực hiện như sau: Đóng dấu “TIỀN GIẢ” lên 2 mặt của tờ tiền giả, mỗi mặt đóng một lần và bấm 4 lỗ trên tờ tiền giả (mỗi cạnh chiều dài tờ tiền giả bấm 2 lỗ tròn cân đối bằng dụng cụ bấm lỗ tài liệu dùng cho văn phòng).

Trường hợp xác định là tiền giả loại mới, phải thực hiện thu giữ và lập biên bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 87/2023/NĐ-CP nhưng không đóng dấu, không bấm lỗ tiền giả.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ tiền giả loại mới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch phải thông báo bằng văn bản cho Cục Phát hành và Kho quỹ; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn nơi tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản thanh toán (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn). Nội dung thông báo bao gồm các thông tin về loại tiền, số lượng, seri và mô tả đặc điểm của tiền giả.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý khi phát hiện một trong các trường hợp sau:

a) Có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.

b) Tiền giả loại mới.

c) Có 5 tờ tiền giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) hoặc nhiều hơn trong một giao dịch.

d) Khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả.

Trong quá trình kiểm đếm, phân loại, tuyển chọn tiền, sau khi giao nhận tiền mặt theo bó, túi nguyên niêm phong trong ngành ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi phát hiện tiền giả, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý như đối với tiền giả phát hiện trong giao dịch tiền mặt.

Tạm thu giữ tiền nghi giả

Thông tư nêu rõ, trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tạm thu giữ và lập biên bản theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 87/2023/NĐ-CP.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tạm thu giữ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chuyển hồ sơ giám định đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở giao dịch để giám định.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/02/2025 và thay thế Thông tư số 28/2013/TT-NHNN ngày 05/12/2013 quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng.

Xem toàn văn Thông tư 58/2024/TT-NHNN tại đây.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Pháp luật và Cuộc sống -  22 giờ trước

(PLPT) - Theo dự thảo nghị định, Bộ Công an đề xuất hành vi không tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi được người có thẩm quyền yêu cầu sẽ bị xử phạt 5-7 triệu đồng.

Đề xuất chế độ, chính sách đối với phòng không nhân dân

Đề xuất chế độ, chính sách đối với phòng không nhân dân

Pháp luật và Cuộc sống -  5 ngày trước

(PLPT) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp; phạm vi và độ cao chướng ngại vật phòng không của trận địa phòng không; chế độ chính sách đối với người được huy động tham gia hoạt động phòng không nhân dân.

Trước khi chỉ huy cơ quan, đơn vị đưa ra quyết định, quân nhân có thể tham gia ý kiến về các nội dung gì?

Trước khi chỉ huy cơ quan, đơn vị đưa ra quyết định, quân nhân có thể tham gia ý kiến về các nội dung gì?

Pháp luật và Cuộc sống -  1 tuần trước

(PLPT) - Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư số 122/2024/TT-BQP quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, quy định cụ thể những nội dung quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động tham gia ý kiến trước khi chỉ huy cơ quan, đơn vị quyết định.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật

Bộ Tư pháp đề xuất 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật

Pháp luật và Cuộc sống -  1 tuần trước

(PLPT) - Bộ Tư pháp đang dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), trong đó đề xuất 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật.

Đề xuất 6 chính sách trong cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn

Đề xuất 6 chính sách trong cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn

Pháp luật và Cuộc sống -  1 tuần trước

(PLPT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn. Tại dự thảo, Bộ đề xuất 6 chính sách trong cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn (Cơ chế thử nghiệm).

Thông báo về việc thay đổi thông tin đăng ký hoạt động của Công ty Luật TNHH MTV Kim Thành - Chi nhánh Tây Nguyên

Thông báo về việc thay đổi thông tin đăng ký hoạt động của Công ty Luật TNHH MTV Kim Thành - Chi nhánh Tây Nguyên

Pháp luật và Cuộc sống -  1 tuần trước

(PLPT) - Công ty Luật TNHH MTV Kim Thành thông báo về việc thay đổi thông tin đăng ký hoạt động của Công ty Luật TNHH MTV Kim Thành - Chi nhánh Tây Nguyên.

Hiệp hội các trường Cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam triển khai nhiều chuyên đề phát triển việc làm trong năm 2025

Hiệp hội các trường Cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam triển khai nhiều chuyên đề phát triển việc làm trong năm 2025

Pháp luật và Cuộc sống -  1 tuần trước

(PLPT) - Năm 2025, Hiệp hội các trường Cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam sẽ triển khai các chuyên đề về đồng hành cùng cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển giao quản lý; Chuyển đổi số; giới thiệu ngành chip bán dẫn và kết nối với các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong đào tạo nghề nghiệp, phát triển việc làm.

Từ 1/1/2025, phạt đến 6 triệu đồng đối với hành vi đi xe máy trên vỉa hè

Từ 1/1/2025, phạt đến 6 triệu đồng đối với hành vi đi xe máy trên vỉa hè

Pháp luật và Cuộc sống -  1 tuần trước

(PLPT) - Theo quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, người điều khiển đi xe máy trên vỉa hè sẽ bị phạt lên đến 6 triệu đồng.

Đọc nhiều