Theo khoản 7 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, lỗi xe không chính chủ được quy định là không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe trong trường hợp thay đổi chủ xe theo quy định.
Trong khi đó, theo quy định trước đây (Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP), lỗi xe không chính chủ có nghĩa là không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.
Với hành vi không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe trong trường hợp thay đổi chủ xe theo quy định, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, chủ xe sẽ bị áp dụng mức phạt như sau:
Xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy: Cá nhân bị phạt từ 800.000 đồng - 1 triệu đồng (trước đây là 400.000 - 600.000 đồng); Tổ chức bị phạt từ 1,6-2 triệu đồng (trước đây từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng).
Xe ô tô (kể cả rơ-moóc và sơ-mi rơ-moóc), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:
Cá nhân bị phạt từ 4-6 triệu đồng (trước đây là 2-4 triệu đồng), đồng thời bị buộc làm thủ tục đổi, thu hồi, cấp mới, cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định (trừ trường hợp bị tịch thu phương tiện).
Tổ chức bị phạt từ 8-12 triệu đồng (trước đây là 4-8 triệu đồng), đồng thời bị buộc làm thủ tục đổi, thu hồi, cấp mới, cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định (trừ trường hợp bị tịch thu phương tiện).
Như vậy, so với trước đây, mức phạt đối với lỗi xe không chính chủ đối với cả ô tô và xe máy đều tăng mạnh.
Nghị định 168: Mượn xe người thân có bị phạt?
Người dân khi mua xe, cho hoặc biếu tặng người thân đều phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình) trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe.
Ngoài ra, theo khoản 10 Điều 47 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm trên được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; công tác đăng ký xe; qua xử lý vụ việc vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị.
Cá nhân mượn xe người thân, bạn bè để lưu thông trên đường sẽ không bị phạt lỗi xe không chính chủ. Để không bị CSGT xử phạt về lỗi này, khi tham gia giao thông cần mang đầy đủ các loại giấy tờ sau (dù tên trên giấy đăng ký xe và căn cước công dân của người điều khiển xe là khác nhau): Căn cước công dân, Đăng ký xe, Bằng lái xe, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, Đăng kiểm xe.
(PLPT) - Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh áo quần trên địa bàn, phát hiện và tạm giữ 2.250 sản phẩm là áo quần nhập lậu, có trị giá gần 170 triệu đồng. Kinh doanh hàng hóa nhập lậu bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Mặc dù không có chuyên môn về y dược, hai vợ chồng ở TP.HCM thành lập hai công ty làm bình phong để che giấu hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc đông y kết hợp tân dược các loại.
(PLPT) - Tin tưởng lời mời chào làm cộng tác viên online tại nhà của các đối tượng, người đàn ông ở Quảng Ninh bị lừa 1,7 tỷ đồng vì mắc bẫy chiêu trò 'việc nhẹ lương cao'.
(PLPT) - Nhóm đối tượng ở Đà Nẵng lập 35 công ty "ma" để mua bán hóa đơn giá trị gia tăng trái phép với tổng giá trị hóa đơn lên đến hơn 1.000 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 50 tỷ đồng.
(PLPT) - Hành vi quay lén clip nhạy cảm có vi phạm pháp luật không? Quay lén clip nhạy cảm có thể bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự? Pháp luật quy định như thế nào về hành vi quay lén clip nhạy cảm?
(PLPT) - Hành vi ngăn cản vợ về nhà mẹ đẻ có được coi là vi phạm pháp luật không? Ngăn cản vợ về nhà mẹ đẻ có bị xem là hành vi bạo lực gia đình không? Trong trường hợp vợ muốn ly hôn vì lý do này, đây có được coi là căn cứ hợp pháp không?