Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả
(PLPT) - Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 58/2024/TT-NHNN hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng.
Dự thảo quy định cụ thể về điều kiện và tiêu chí tham gia Cơ chế thử nghiệm. Theo đó, tổ chức được xem xét cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm khi đáp ứng đồng thời các điều kiện và tiêu chí như sau:
1. Là pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc hoạt động theo các hình thức công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác; không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản theo quyết định đã được ban hành;
2. Có năng lực tài chính hoặc kế hoạch tiếp cận tài chính rõ ràng, khả thi; không có nợ xấu, vi phạm nghiêm trọng về thuế hoặc công bố thông tin theo quy định của pháp luật;
3. Có dự án kinh tế tuần hoàn cụ thể hoặc đề xuất dự án kinh tế tuần hoàn cụ thể thuộc các lĩnh vực quy định gồm: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp; năng lượng tái tạo; vật liệu xây dựng.
1. Dự án kinh tế tuần hoàn có kế hoạch khả thi và có tiềm năng phát huy tác động tích cực cả về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó tác động về kinh tế là chủ đạo, thể hiện qua lợi nhuận của doanh nghiệp, năng suất lao động, việc làm và thu nhập cho người lao động từ việc thực hiện dự án.
2. Dự án kinh tế tuần hoàn chủ yếu sử dụng nguyên liệu đầu vào trong nước.
3. Dự án kinh tế tuần hoàn được thiết kế trên nền tảng tiếp cận, ứng dụng và làm chủ các thành tựu của Cách mạng Công nghiệp 4.0; trường hợp nhập khẩu và sử dụng các công nghệ tiên tiến thì phải có kế hoạch rõ ràng và khả thi về chuyển giao công nghệ, làm chủ và tiến tới phát triển công nghệ ở Việt Nam.
Dự thảo nêu rõ 6 chính sách trong Cơ chế thử nghiệm gồm: Chính sách khu công nghiệp, khu kinh tế; phân loại xanh; chính sách giới thiệu công nghệ, chuyển giao công nghệ; chính sách tín dụng xanh, trái phiếu xanh; chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và chính sách đất đai. Cụ thể:
Theo dự thảo, dự án kinh tế tuần hoàn tham gia Cơ chế thử nghiệm có các cấu phần công nghiệp - năng lượng và dịch vụ với tổng tỷ trọng ít nhất 50% trong tổng doanh thu được phép thực hiện trong khu công nghiệp, khu kinh tế và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế.
Phân loại xanh là cơ sở để cân nhắc, xác định mức độ ưu đãi chính sách cho dự án kinh tế tuần hoàn trong khung khổ cơ chế thử nghiệm, bao gồm chính sách tư vấn công nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ; chính sách tín dụng xanh; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách đất đai.
Phân loại xanh đối với dự án kinh tế tuần hoàn tham gia Cơ chế thử nghiệm bao gồm:
Dự án kinh tế tuần hoàn toàn phần là dự án kinh tế tuần hoàn gồm chuỗi các hoạt động canh tác, nuôi trồng, khai thác, thu gom, sản xuất, chế biến, tái chế, tái tạo nối tiếp tạo lên chuỗi chu trình vận động dòng chảy vật chất liên tục cầu thành lên lưới, chuỗi giá trị hoạt động không phát thải khí nhà kính ra môi trường. Dự án kinh tế tuần hoàn toàn phần vận động dựa trên nguyên tắc sử dụng toàn bộ sản phẩm, phế phẩm, phụ phẩm, chất thải của chu trình sản xuất, chế biến ban đầu được tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu, phương tiện, công cụ đầu vào cho chu trình hoạt động sản xuất, chế biến, chế tạo, tái tạo kế tiếp.
Dự án kinh tế tuần hoàn bán phần (một phần): Là dự án kinh tế tuần hoàn gồm chuỗi các hoạt động canh tác, nuôi trồng, khai thác, thu gom, sản xuất, chế biến, tái chế, tái tạo nối tiếp tạo lên chuỗi chu trình vận động dòng chảy vật chất liên tục, nối tiếp cấu thành lên chuỗi giá trị. Trong đó, tổng khối lượng giảm phát thải khí nhà kính của chuỗi các hoạt động canh tác, nuôi trồng, khai thác, thu gom, sản xuất, chế biến, tái chế, tái tạo nối tiếp cấu thành lên chuỗi hoạt động có tỷ lệ giảm phát thải khí nhà kính lớn hơn tỷ lệ phát thải khí nhà kính.
Việc xác nhận dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục dự án kinh tế tuần hoàn toàn phần hoặc dự án kinh tế tuần hoàn bán phần được thực hiện theo một trong hai phương án sau:
Phương án 1: Tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, pháp luật về đo lường và pháp luật khác có liên quan.
Phương án 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận dự án hoặc hạng mục của dự án thuộc danh mục phân loại xanh.
Theo dự thảo, dự án kinh tế tuần hoàn tham gia cơ chế thử nghiệm được nhà nước, chính quyền địa phương hỗ trợ kết nối với chuyên gia tư vấn công nghệ, hỗ trợ tối đa 50% chi phí chuyên gia tư vấn công nghệ. Tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm lập danh sách, hồ sơ thông tin chuyên môn, năng lực chuyên gia, hồ sơ chứng minh chi phí hợp lý theo quy định của pháp luật thuế, khoa học công nghệ, pháp luật khác về việc ưu đãi chi trả cho chuyên gia làm việc trong dự án tham gia cơ chế thử nghiệm.
Đối với các dự án kinh tế tuần hoàn tham gia Cơ chế thử nghiệm được nhận chuyển giao công nghệ được nhà nước miễn thuế nhập khẩu, chuyển giao trang thiết bị công nghệ phục vụ dự án tham gia cơ chế thử nghiệm, được hưởng chế độ dự án ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm lập danh sách thông tin, mô tả về công nghệ gồm tên loại, lĩnh vực, xuất xứ, tính ứng dụng công nghệ, đánh giá sơ bộ tiềm năng phát triển trong tương lai, các văn bản thể hiện sự quan tâm tới việc tiêu thụ, bao tiêu, sử dụng đầu ra của các sản phẩm được sản xuất ra bởi công nghệ sử dụng trong dự án kinh tế tuần hoàn đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm.
Nhà nước hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho các tổ chức thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để thực hiện dự án kinh tế tuần hoàn.
Dự án kinh tế tuần hoàn tham gia Cơ chế thử nghiệm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tham gia cơ chế thử nghiệm được tiếp cận, huy động, vay vốn ưu đãi, vay vốn không bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản tín dụng xanh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính quốc tế, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, quỹ đầu tư phát triển địa phương, các quỹ an sinh xã hội, quỹ môi trường, quỹ phát triển xanh, quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp, tổ chức, định chế tài chính.
Dự án kinh tế tuần hoàn tham gia Cơ chế thử nghiệm được cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm được phép hợp tác với các đơn vị có chức năng, đủ điều kiện, được phép phát hành trái phiếu xanh theo quy định của pháp luật về trái phiếu, được hợp tác với quỹ đầu tư phát triển địa phương để phát hành trái phiếu xanh chính quyền địa phương, được phép liên kết đối tác trong nước, quốc tế xây dựng thử nghiệm sàn giao dịch trái phiếu xanh, tín chỉ cacbon tự nguyện ứng dụng công nghệ chuỗi khối block chain, NFT, công nghệ chống giả gắn chip RFID.
Mỗi tỉnh, thành phố không được có quá 05 tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm được phát hành trái phiếu xanh và chỉ có duy nhất 01 đơn vị được cho phép hợp tác liên kết với quỹ đầu tư phát triển địa phương thử nghiệm vận hành hoạt động sàn giao dịch trái phiếu xanh, tín chỉ cacbon tự nguyện. Thời hạn trái phiếu xanh, thời gian vận hành thử nghiệm hoạt động sàn giao dịch trái phiếu xanh, tín chỉ cacbon tự nguyện không vượt quá thời hạn dự án tham gia cơ chế thử nghiệm, trừ trường hợp có các quy định mới khác ở cấp Luật, Nghị quyết của Quốc hội.
Tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng kí tham gia Cơ chế thử nghiệm thực hiện quy trình phát hành trái phiếu xanh theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu.
Dự thảo nêu rõ, Nhà nước hỗ trợ tối đa 70% tổng chi phí cho một khóa quản trị doanh nghiệp cho Tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm.
Nhà nước hỗ trợ tối đa 50% học phí đào tạo nghề, học phí chuyển đổi nghề theo thông báo học phí do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ban hành nhưng không vượt quá 03 tháng lương cơ sở cho mỗi người lao động tại khu vực triển khai dự án kinh tế tuần hoàn tham gia Cơ chế thử nghiệm. Tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm lập danh sách lao động cần được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp gửi đơn vị có thẩm quyền cấp thu hồi giấy chứng nhận đăng kí tham gia Cơ chế thử nghiệm phê duyệt.
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm kết nối các đơn vị cung ứng lao động, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,... tham gia Cơ chế thử nghiệm và các hoạt động hỗ trợ khác theo quy định, cung cấp nguồn lao động đảm bảo chất lượng, đủ số lượng theo yêu cầu cho việc thực hiện dự án kinh tế tuần hoàn.
Theo dự thảo, tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm được phép sử dụng đất kết hợp đa mục đích đối với các loại đất quy định tại khoản 2 và tiết đ, khoản 3 Điều 218 của Luật Đất đai, bao gồm cả phần mái, mặt nước, hàng rào xung quanh bên trong ranh giới quy hoạch dự án kinh tế tuần hoàn tham gia Cơ chế thử nghiệm. Diện tích đất sử dụng vào mục đích kết hợp không vượt quá diện tích đất sử dụng vào mục đích chính.
Dự thảo nêu rõ, chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố ưu tiên sử dụng mặt bằng sạch có sẵn, chịu trách nhiệm giải phóng sạch mặt bằng trong trường hợp nhà đầu tư ứng tiền giải phóng mặt bằng khu đất tại địa phương có vị trí, địa hình, đặc điểm phù hợp với quy mô dự án kinh tế tuần hoàn được cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm dự kiến để triển khai xây dựng dự án.
"Kinh tế tuần hoàn" là một mô hình tổ chức hoạt động kinh tế hiện đại có tính khép kín và liên hoàn của nhiều đơn vị sản xuất gắn kết với nhau trên nguyên tắc tận dụng hiệu quả dịch vụ kết nối (tài chính, logistics, công nghệ thông tin và truyền thông), hướng tới liên kết sản xuất có tính tuần hoàn nhằm: tiết kiệm chi phí sản xuất và tối ưu hóa giá trị gia tăng trên cơ sở giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất, hợp lý hóa quy trình đầu vào - đầu ra của các quy trình gắn với đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và thu nhập của người lao động, sản xuất và sử dụng hợp lý các dạng năng lượng tái tạo trong sản xuất, phục hồi tài nguyên có thể tái tạo được, thúc đẩy tiêu dùng bền vững, giảm phát thải và góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
Cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn là một môi trường thử nghiệm hạn chế, bị giới hạn về phạm vi và thời gian, trong đó các tổ chức tham gia có thể thử nghiệm các mô hình, giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong các lĩnh vực cụ thể theo quy định tại Nghị định này và chịu sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kiểm soát các rủi ro trong quá trình thử nghiệm.
(PLPT) - Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 58/2024/TT-NHNN hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng.
(PLPT) - Theo dự thảo nghị định, Bộ Công an đề xuất hành vi không tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi được người có thẩm quyền yêu cầu sẽ bị xử phạt 5-7 triệu đồng.
(PLPT) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp; phạm vi và độ cao chướng ngại vật phòng không của trận địa phòng không; chế độ chính sách đối với người được huy động tham gia hoạt động phòng không nhân dân.
(PLPT) - Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư số 122/2024/TT-BQP quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, quy định cụ thể những nội dung quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động tham gia ý kiến trước khi chỉ huy cơ quan, đơn vị quyết định.
(PLPT) - Bộ Tư pháp đang dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), trong đó đề xuất 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật.
(PLPT) - Công ty Luật TNHH MTV Kim Thành thông báo về việc thay đổi thông tin đăng ký hoạt động của Công ty Luật TNHH MTV Kim Thành - Chi nhánh Tây Nguyên.
(PLPT) - Năm 2025, Hiệp hội các trường Cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam sẽ triển khai các chuyên đề về đồng hành cùng cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển giao quản lý; Chuyển đổi số; giới thiệu ngành chip bán dẫn và kết nối với các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong đào tạo nghề nghiệp, phát triển việc làm.
(PLPT) - Theo quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, người điều khiển đi xe máy trên vỉa hè sẽ bị phạt lên đến 6 triệu đồng.