Pháp luật và Cuộc sống

Đề xuất cơ chế mua bán điện năng lượng tái tạo trực tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng sử dụng điện lớn

Khánh Huyền Thứ tư, 25/12/2024 - 10:47

(PLPT) - Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.

Dự thảo Nghị định này đề xuất quy định chi tiết khoản 3 Điều 47 Luật Điện lực về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn.

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán toàn bộ điện năng sản xuất vào thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh. (Ảnh minh họa)

2 hình thức mua bán điện trực tiếp

Theo dự thảo Nghị định, mua bán điện trực tiếp là hoạt động mua bán giao nhận điện năng được thực hiện thông qua 02 hình thức sau:

1. Mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện kết nối riêng là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng qua lưới điện kết nối riêng giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn.

2. Mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia là hoạt động mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn điện giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền) và hoạt động mua bán điện thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này bao gồm:

a) Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán toàn bộ điện năng sản xuất vào thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

b) Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị được ủy quyền, phân cấp), Công ty điện lực cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu.

c) Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn điện.

Dự thảo nêu rõ: Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn phải tuân thủ quy định của pháp luật về: quy hoạch, đầu tư (thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư công trình nguồn điện, bao gồm sự phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh trong đó có nội dung về phương án phát triển mạng lưới cấp điện và các quyết định điều chỉnh (nếu có)); quy định về cấp giấy phép hoạt động điện lực (thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư công trình nguồn điện); quy định về an toàn điện, an toàn phòng chống cháy, nổ trong xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường, vận hành (phát điện, truyền tải điện, phân phối điện) và an toàn trong sử dụng điện; quy định về mua bán điện và hợp đồng và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Nguyên tắc mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện kết nối riêng

Theo dự thảo, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn thực hiện mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện kết nối riêng theo các nguyên tắc sau đây:

- Hợp đồng mua bán điện giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn trong trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện kết nối riêng do hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định tại Điều 44 Luật Điện lực và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bao gồm các nội dung chính sau: Thông tin của các bên; mục đích sử dụng; tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ; quyền và nghĩa vụ của các bên; giá điện, phương thức và thời hạn thanh toán; điều kiện chấm dứt hợp đồng; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; thời hạn của hợp đồng; trách nhiệm đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành Đường dây kết nối riêng; các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.

- Giá bán điện do hai bên thỏa thuận.

Theo dự thảo, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo đàm phán, thỏa thuận và ký kết hợp đồng mua bán điện về công suất, sản lượng, giá đối với sản lượng điện dư với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hoặc đơn vị được ủy quyền) theo nguyên tắc sau:

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hoặc đơn vị được ủy quyền) thanh toán cho Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sản lượng điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia theo quy định về khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo do Chính phủ ban hành.

- Giá mua bán điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia bằng giá điện năng thị trường điện bình quân trong năm trước liền kề do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố nhằm bảo đảm khuyến khích phù hợp trong từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện quốc gia.

Ngoài các hoạt động mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện kết nối riêng theo quy định nêu trên, để đảm bảo cung cấp đủ điện theo nhu cầu, Khách hàng sử dụng điện lớn được mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị được ủy quyền, phân cấp), công ty điện lực cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định hiện hành.

Trường hợp Đơn vị điện lực vừa thực hiện chức năng phát điện và chức năng bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm kết hợp mua điện từ hệ thống điện quốc gia đồng thời với các nguồn điện tại chỗ khác để bán lẻ điện cho các khách hàng sử dụng điện trong các mô hình khu, cụm, giá bán lẻ điện cho khách hàng được thực hiện theo quy định về thực hiện giá bán lẻ điện của pháp luật về điện lực.

Khách hàng sử dụng điện lớn là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác, theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương phù hợp với từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện hoặc có sản lượng tại cơ chế mua bán điện trực tiếp như sau:

a) Đối với Khách hàng sử dụng điện lớn đang sử dụng điện: sản lượng tiêu thụ bình quân từ 200,000 kWh/tháng trở lên (tính trung bình 12 tháng gần nhất);

b) Đối với Khách hàng sử dụng điện lớn mới hoặc có thời gian sử dụng điện dưới 12 tháng: tính theo sản lượng đăng ký từ 200,000 kWh/tháng trở lên.

Luật Điện lực số 61/2024/QH15 nêu rõ:

Điều 47. Mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện

1. Các trường hợp mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện bao gồm:

a) Mua bán điện thông qua lưới điện kết nối riêng;

b) Mua bán điện thông qua lưới điện quốc gia.

2. Việc mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đầu tư, quy định về cấp giấy phép hoạt động điện lực, hoạt động mua bán điện và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Phù hợp với cấp độ thị trường điện cạnh tranh.

3. Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện; quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các bên liên quan khi tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện.

Cùng chuyên mục

Phát triển thủy sản Việt Nam: Bắt đầu từ minh bạch và chuyển đổi xanh

Phát triển thủy sản Việt Nam: Bắt đầu từ minh bạch và chuyển đổi xanh

Pháp luật và Cuộc sống -  5 ngày trước

(PLPT) - Trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đang chịu sức ép chưa từng có từ biến đổi khí hậu, thẻ vàng IUU, rào cản kỹ thuật và “rào cản xanh” từ thị trường xuất khẩu, yêu cầu chuyển đổi sang phát triển bền vững, phát triển xanh, minh bạch và ứng dụng công nghệ cao trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Nghệ An: Khai mạc giải Tennis Báo chí Nghệ An lần thứ VII

Nghệ An: Khai mạc giải Tennis Báo chí Nghệ An lần thứ VII

Pháp luật và Cuộc sống -  1 tuần trước

(PLPT) - Giải Tennis Báo chí Nghệ An lần thứ 7 là một trong những hoạt động chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Ngoài các phóng viên, nhà báo, giải đấu còn có sự tham gia của nhiều vận động viên chuyên nghiệp, các vận động viên đến từ các sở, ngành, doanh nghiệp và địa phương trong tỉnh.

Nghệ An: Dâng hương tưởng niệm Bác Hồ và các liệt sĩ nhà báo

Nghệ An: Dâng hương tưởng niệm Bác Hồ và các liệt sĩ nhà báo

Pháp luật và Cuộc sống -  1 tuần trước

(PLPT) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) và 40 năm thành lập Hội Nhà báo Nghệ An, đoàn đại biểu Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An và đại diện các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã về Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Công an tỉnh Yên Bái nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Công an tỉnh Yên Bái nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Pháp luật và Cuộc sống -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân triển khai công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, lực lượng CAND tỉnh Yên Bái, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an, đã thể hiện vai trò nòng cốt, tiên phong, chủ động và quyết liệt.

Giải đáp, làm rõ nhiều vấn đề báo chí, dư luận quan tâm

Giải đáp, làm rõ nhiều vấn đề báo chí, dư luận quan tâm

Pháp luật và Cuộc sống -  2 tuần trước

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 diễn ra chiều 4/6, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành đã cung cấp thông tin, giải đáp, làm rõ nhiều vấn đề được dư luận xã hội và báo chí quan tâm như giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công; phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; việc bỏ giấy phép xây dựng đối với công trình nhà ở của người dân...

Trường Đại học Luật, Đại học Huế tuyển sinh đại học năm 2025

Trường Đại học Luật, Đại học Huế tuyển sinh đại học năm 2025

Pháp luật và Cuộc sống -  2 tuần trước

(PLPT) - Trường Đại học Luật, Đại học Huế công bố thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2025.

Minh bạch hóa thông tin nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp: Chìa khóa phát triển bền vững trong kỷ nguyên số

Minh bạch hóa thông tin nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp: Chìa khóa phát triển bền vững trong kỷ nguyên số

Pháp luật và Cuộc sống -  3 tuần trước

(PLPT) - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng kết nối và người tiêu dùng trở nên tỉnh táo hơn về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, minh bạch hóa thông tin sản phẩm nông nghiệp trở thành một yêu cầu thiết yếu để nâng cao giá trị sản phẩm và thúc đẩy phát triển nông thôn mới. Đây không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là đòn bẩy giúp nông sản Việt Nam mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý trên địa bàn thành phố Hà Nội

Pháp luật và Cuộc sống -  1 tháng trước

(PLPT) - Ngày 20/5 tại trụ sở Hội Luật gia Việt Nam, Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ sở khoa học và thực trạng về chất lượng, hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn Thành phố Hà Nội” đã được tổ chức bởi Viện nghiên cứu pháp luật và kinh tế ASEAN.