Công tác hoàn thiện thể chế pháp luật phải mở đường cho kiến tạo phát triển
Sáng 5/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Chủ trì Hội thảo là Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc và TS. Nguyễn Lâm Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Cùng dự có Thường trực Hội đồng Dân tộc; đại diện Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc; Thường trực các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các chuyên gia, nhà khoa học; Lãnh đạo và chuyên viên Vụ Dân tộc, Văn phòng Quốc hội.
Phát biểu khai mạc, dẫn đề Hội thảo, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, trong quá trình xây dựng phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, hoàn thiện chính sách dân tộc để thúc đẩy phát triển về mọi mặt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo công bằng xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền của cả nước.
“Một số kết luận, chỉ thị, nghị quyết chuyên đề quan trọng về xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân tộc đã Đảng được ban hành như: Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị khóa VI về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Kết luận số 65 của Bộ Chính trị khóa XII về công tác dân tộc và một số nghị quyết riêng về từng dân tộc…”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nêu rõ.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nhấn mạnh, hội thảo là diễn đàn quan trọng để Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội, cơ sở nghiên cứu, chuyên gia, nhà khoa học... nghiên cứu, trao đổi, thảo luận bước đầu về sự cần thiết ban hành luật về lĩnh vực dân tộc, làm rõ nội hàm, tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự án Luật này.
Mặc dù khối lượng chính sách, pháp luật về dân tộc lớn, tương đối toàn diện, bao trùm các mặt của đời sống kinh tế - xã hội và đang liên tục được hoàn thiện theo yêu cầu của thực tiễn, tuy nhiên hiện nay, nước ta chưa có một đạo luật riêng về lĩnh vực dân tộc. Thiếu một đạo luật có tính chất là gốc để tích hợp, kết nối các chính sách khiến hiệu quả quản lý nhà nước về vấn đề dân tộc chưa đạt được như mong muốn.
Tuy nhiên, để giải quyết được vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến nêu rõ tầm quan trọng của việc xác định đối tượng, phạm vi điều chỉnh để tránh tình trạng xung đột với các quy định của các đạo luật chuyên ngành. Bên cạnh các chính sách dân tộc được quy định khá rộng và tản mát tại các luật, các nghị quyết của Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật khác, thì văn bản pháp luật quy định chung về công tác dân tộc có vị trí pháp lý cao nhất đang là Nghị định số 05 năm 2011 của Chính phủ.
“Trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định 05 vừa qua, cũng có nhiều ý kiến băn khoăn về vị trí, địa vị pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác dân tộc. Nghị định của Chính phủ đã đảm bảo giải quyết được toàn diện các vấn đề bất cập trong công tác dân tộc và đảm bảo thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và cụ thể hóa quy định Hiến pháp trong giai đoạn hiện nay hay cần thiết phải ban hành văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn?”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng chia sẻ.
Đồng quan điểm với PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, PGS.TS Nguyễn Quốc Sửu cho rằng đã đến lúc để xây dựng, ban hành Luật về lĩnh vực dân tộc gắn chặt, đáp ứng với những yêu cầu phát triển bền vững dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Để làm được điều này, cần sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống - cấu trúc; tiếp cận liên ngành; tiếp cận đồng bộ, toàn diện; tiếp cận quyền con người; tiếp cận phát triển và tiếp cận thực tiễn.
Tại Hội thảo, ông cũng đưa 6 vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng đạo luật về lĩnh vực dân tộc: (1) Vấn đề thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về DTTS&MN thành các chính sách pháp luật; (2) Vấn đề hiện thực hoá các quy định của Hiến pháp thành các chính sách, pháp luật dành cho vùng DTTS&MN; (3) Vấn đề hội nhập, tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế và khu vực trong chính sách đối với vùng DTTS&MN; (4) Vấn đề đẩy mạnh hoạt động lập pháp theo hướng đồng bộ hoá, nâng cấp giá trị pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật về DTTS&MN; (5) Vấn đề bảo đảm dân chủ trong hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến vùng DTTS&MN và (6) Vấn đề đánh giá tác động của các chính sách, pháp luật về DTTS&MN.
Xuất phát từ những vấn đề trên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nêu rõ, ngay từ đầu nhiệm kỳ khóa XV, Đảng đoàn Quốc hội đã giao nhiệm vụ cho Hội đồng Dân tộc tiếp tục triển khai hoạt động nghiên cứu cơ sở lý luận, khoa học, pháp lý, thực tiễn làm cơ sở để đề xuất xây dựng Hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc, điều chỉnh toàn diện các mối quan hệ xã hội về dân tộc, tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành cho rằng: "Về cách làm nên triển khai một cách đồng bộ, khoa học và phải tập hợp, tiếp thu được rộng rãi, đầy đủ chắt lọc ý kiến, trí tuệ của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý... trong quá trình chuẩn bị dự án Luật; quy trình, các bước tiến hành phải hết sức cẩn thận, chu đáo và các hồ sơ, tài liệu phải đầy đủ, rõ ràng, có sức thuyết phục, gửi đúng thời gian quy định”...
Sáng 5/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Trân trọng giới thiệu bài viết "THỰC HÀNH TIẾT KIỆM” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 25/5/2025, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 157-KL/TW của Bộ Chính trị về triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.
Sáng 18/5 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tiếp tục kỳ họp thứ 9, cuối giờ sáng ngày 15/5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 và Nghị quyết thông qua 34 hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025.
Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.
(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế” của Tổng Bí thư Tô Lâm.