Châu Âu tìm cách chống tin tặc
Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, phức tạp, Liên minh châu Âu (EU) đã thực hiện một bước đi mới trong chiến lược nhằm bảo vệ không gian mạng.
Nga rút khỏi Hiệp ước CTBT: Lời cảnh tỉnh đanh thép
Ngày 2/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật về việc hủy bỏ phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), sau khi cả Hạ viện và Thượng viện Nga thông qua dự luật hủy bỏ phê chuẩn Hiệp ước vào tháng 10/2023.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters)
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, việc hủy bỏ phê chuẩn Hiệp ước CTBT đảm bảo sự cân bằng đối với Nga và Mỹ trong lĩnh vực thử hạt nhân khi mà Washington vẫn chưa phê chuẩn Hiệp ước. Ông cũng khẳng định, việc Nga rút khỏi Hiệp ước CTBT sẽ không bao hàm việc khôi phục các cuộc thử nghiệm hạt nhân.
Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin cho rằng Moscow đã chờ đợi Washington phê chuẩn hiệp ước trong 23 năm, song nhận lại chỉ là cách tiếp cận “vô trách nhiệm” của Mỹ đối với các vấn đề an ninh toàn cầu. “Chúng tôi hiểu trách nhiệm của mình đối với công dân của mình, chúng tôi bảo vệ đất nước của mình”. Nga, quốc gia đã phê chuẩn CTBT vào năm 2000, cho đến nay vẫn cho biết họ sẽ vẫn là một bên ký kết hiệp ước và tiếp tục cung cấp dữ liệu cho hệ thống giám sát thử nghiệm hạt nhân toàn cầu. Tuy nhiên, khi giới thiệu dự luật, Chủ tịch Volodin đã nêu lên khả năng Nga sẽ rút hoàn toàn khỏi hiệp ước.
CTBT là một thỏa thuận đa phương cấm tất cả các vụ thử nghiệm vụ nổ hạt nhân được thực hiện vì mục đích hòa bình hoặc quân sự. Hiệp ước này được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1996 và đã được 187 quốc gia ký kết, song đến nay vẫn chỉ mang giá trị biểu tượng và chưa thể phát huy hiệu lực do 8 trong số 44 quốc gia có vũ khí hạt nhân hoặc tiềm năng chế tạo vũ khí hạt nhân chưa phê chuẩn.
Nga phê chuẩn Hiệp ước CTBT vào ngày 27/5/2000, chỉ 6 tháng sau khi ông Putin lên nắm quyền Tổng thống.
Trong tuyên bố phát đi ngày 2/11, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã chỉ trích thông báo của ông Putin về việc ký luật về việc hủy bỏ phê chuẩn Hiệp ước, đồng thời kêu gọi Moscow cam kết không tiến hành thử nghiệm hạt nhân.
Trong khi đó, Pháp - một trong những bên ký kết ban đầu của Hiệp ước, cũng "lấy làm tiếc" về quyết định hủy bỏ việc phê chuẩn của Nga. Theo lập luận của Pháp thì quyết định của Nga đã làm tổn hại đến công việc phổ biến Hiệp ước. Pháp tái khẳng định tầm quan trọng Hiệp ước.
Nga rút khỏi Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu, cáo buộc Mỹ đã làm xói mòn an ninh thời hậu Chiến tranh Lạnh.
"Thủ tục rút khỏi Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) theo quy định đã hoàn tất vào 0h (4h giờ Hà Nội) ngày 7/11", Bộ Ngoại giao Nga thông báo. "Các tài liệu pháp lý quốc tế, vốn đã bị Nga đình chỉ từ năm 2007, giờ chỉ là dĩ vãng với chúng tôi".
CFE được ký năm 1990 giữa NATO và các quốc gia Khối Hiệp ước Warsaw nhằm thiết lập thế cân bằng quân sự, giới hạn số lượng xe tăng và thiết giáp, pháo, trực thăng và chiến đấu cơ đóng quân tại châu Âu, tránh các bên tập trung lực lượng quy mô lớn để tấn công chớp nhoáng.
"CFE được đưa ra vào cuối Chiến tranh Lạnh, khi việc hình thành một cấu trúc mới về an ninh toàn cầu và châu Âu trên cơ sở hợp tác còn khả thi, và đã có những nỗ lực phù hợp sau đó", theo Bộ Ngoại giao Nga.
Tuy nhiên, Nga cho rằng Mỹ thúc đẩy đà mở rộng của NATO đã dẫn đến việc các nước trong liên minh quân sự này "công khai vi phạm" các hạn chế của hiệp ước. Việc NATO kết nạp Phần Lan và Thụy Điển đang gia nhập liên minh đồng nghĩa "hiệp ước đã chết".
Nga đã đình chỉ CFE từ năm 2007, cáo buộc các thành viên NATO nhiều lần vi phạm hiệp ước và không phê chuẩn phiên bản cập nhật năm 1999.
Quyết định rút Nga khỏi CFE do Tổng thống Vladimir Putin đưa ra hồi tháng 5 và được quốc hội nước này nhanh chóng thông qua. NATO khi đó chỉ trích động thái, cho rằng Nga đang làm xói mòn an ninh khu vực châu Âu - Đại Tây Dương.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nói CFE "từ lâu đã không còn phù hợp với thực tế" và "không còn hiệu lực suốt nhiều năm qua". Do đó, việc Nga rút khỏi CFE sẽ không tác động đến an ninh khu vực, vốn đã bị các nước NATO làm tổn hại.
Đình Đức
Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, phức tạp, Liên minh châu Âu (EU) đã thực hiện một bước đi mới trong chiến lược nhằm bảo vệ không gian mạng.
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành "bãi rác" khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và "dọn rác" mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
Để tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề thương mại - đầu tư quốc tế, Singapore có những quy định trao thẩm quyền trực tiếp cho Tổng Chưởng lý và thiết lập cơ chế cho phép luật sư tư có thể tham gia hành động nhân danh cho Chính phủ.
Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ngày 21/11 đã phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh tại các vùng lãnh thổ Palestine, bao gồm cả Gaza.
Trong hai tuần cuối tháng 10, các chuyến bay và sân bay của Ấn Độ đã nhận hơn 500 lời đe dọa đánh bom, nhiều hơn so với phần còn lại của năm cộng lại.
Một số quốc gia châu Á đã trở thành "điểm nóng" của các chiêu trò đóng giả thanh tra, cảnh sát, phẩm thán... để lừa đảo trực tuyến.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 60 sẽ quyết định Tổng thống thứ 47 và Phó Tổng thống thứ 50.