Ngày 6-7/4, Thủ tướng Israel và phu nhân thăm chính thức
Mỹ. Xét lịch sử cùng diễn biến trong quan hệ song phương thời gian qua, mọi thứ
tưởng chừng sẽ “thuận buồm xuôi gió” cho ông Netanyahu.
Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 7/4. (Nguồn: Times of Israel)
Là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tới Mỹ sau khi ông
Trump áp thuế quan mới, chính trị gia này muốn mình là “hình mẫu” cho các quốc
gia trên thế giới trong đàm phán với chính quyền của Tổng thống Donald Trump,
dù về thương mại, Dải Gaza, bài toán Iran hay quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Đồng thời, chuyến thăm góp phần xoa dịu tình hình quê
nhà, nơi các cuộc tuần hành liên tiếp, phiên tòa về tham nhũng hay vụ Qatargate
đang gây áp lực không nhỏ với ông Netanyahu. Tuy nhiên, tờ Times of Israel đánh
giá những gì diễn ra cho thấy một thực tế rất khác.
Quan điểm cùng “rắn”
Trong xung đột Israel-Hamas, quan điểm hai bên không
quá khác biệt. Ông Trump khẳng định: “Tôi muốn thấy xung đột chấm dứt. Tôi tin
nó sẽ chấm dứt vào thời điểm nào đó không quá xa trong tương lai”. Chính trị
gia này nêu rõ hiện các bên đã triển khai nhiều nỗ lực để trả tự do cho các con
tin bị Hamas giam giữ, song đây sẽ là “quá trình dài”. Ông chủ Nhà Trắng coi việc
Mỹ “kiểm soát và làm chủ Dải Gaza… là một điều tốt”, ngay cả khi đề xuất này bị
cộng đồng các nước Hồi giáo và nhiều nước trên thế giới phản đối.
Ông Netanyahu cho biết nước này đang xây dựng “một thỏa
thuận khác mà chúng tôi mong sẽ thành công”. Tuy nhiên, bên cạnh cam kết giải cứu
tất cả các con tin, Thủ tướng Israel nêu rõ sẽ “loại bỏ hoàn toàn” Hamas khỏi Dải
Gaza để “người dân Gaza có thể tự do di chuyển tới nơi nào họ mong muốn”, ám chỉ
“tầm nhìn táo bạo” của ông Donald Trump về di dời người Palestine khỏi khu vực
này.
Bất ngờ từ Iran
Trong bối cảnh đó, sự khác biệt rõ nét đầu tiên giữa
hai bên nằm ở cách tiếp cận với Iran. Trước thềm trao đổi với ông Trump, ông
Netanyahu cho rằng sẽ là “điều tốt” nếu ngoại giao có thể ngăn chặn chương
trình hạt nhân Iran.
Song, Times of Israel cho rằng Thủ tướng Israel và các
quan chức tháp tùng đã không lường trước được tuyên bố của ông Trump: Tổng thống
Mỹ cho biết các quan chức “ở cấp cao nhất” của xứ cờ hoa đang đàm phán trực tiếp
với Iran từ ngày 5/4 về vấn đề này. Tuy nhiên, do tuyên bố trên diễn ra chỉ ít
lâu trước khi hai nhà lãnh đạo họp báo, đồng thời không muốn tạo thêm căng thẳng
trong quan hệ song phương, ông Netanyahu và cộng sự không có nhiều sự lựa chọn
ngoài chấp nhận “sự đã rồi”.
Động thái này có ba điểm nhấn. Trước hết, ông Trump vẫn
tin tưởng vào khả năng gặt hái kết quả thông qua đối thoại trực tiếp Mỹ - Iran.
Đồng thời, việc triển khai đàm phán với Tehran mà
không tham vấn Nhà nước Do Thái có thể ảnh hưởng tới lợi ích của Israel trong
các nội dung được hai bên thảo luận. Quan trọng hơn, dù Israel là đồng minh của
Mỹ, tầm ảnh hưởng của Nhà nước Do Thái tới các quyết sách của Nhà Trắng dưới thời
ông Trump dường như đang thu hẹp.
Không nhượng bộ
Về thuế quan, câu chuyện cũng diễn biến theo chiều hướng
không có lợi cho Israel. Ngay trong ngày công du đầu tiên trên đất Mỹ, Thủ tướng
Benjamin Netanyahu đã có cuộc gặp “thân tình và hiệu quả” với Bộ trưởng Thương
mại Howard Lutnick, cố vấn pháp lý Pierre Gentin và đại diện thương mại
Jamieson Greer.
Kịch bản đó không lặp lại trong cuộc gặp với ông chủ
Nhà Trắng một ngày sau đó. Times of Israel đánh giá ông Trump tránh đưa ra cam
kết về gỡ bỏ thuế quan, dự kiến lên tới 17%, đối với Israel.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ đề cập khoản hỗ trợ của
Washington như góp phần khẳng định tính đúng đắn của thuế quan áp đặt với Nhà
nước Do Thái: “Đừng quên rằng chúng tôi đã giúp Israel rất nhiều. Chúng tôi đã
hỗ trợ Israel 4 tỷ USD… Chúng tôi hỗ trợ Israel hàng tỷ USD mỗi năm. Một trong
những mức cao nhất với bất kỳ quốc gia nào”.
Kết quả này phản ánh quyết tâm của ông Trump để thay đổi
thương mại thế giới thông qua thuế quan. Israel, đồng minh thân cận, không phải
là ngoại lệ.
Tương tự là vấn đề từ Ankara. Ông Trump khen người đồng
cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, một trong những nhà lãnh đạo chỉ trích
Israel mạnh mẽ nhất, là “rất thông minh”, chúc mừng Ankara đã “giành quyền kiểm
soát Syria”. Đồng thời, Tổng thống Mỹ khẳng định: “Bất kỳ vấn đề nào (giữa
Israel) và Thổ Nhĩ Kỳ, tôi tin rằng đều có thể giải quyết được, chỉ cần chúng
ta hành xử hợp lý”.
Theo Times of Israel, đây rõ ràng không phải là kết quả
tích cực mà Thủ tướng Benjamin Netanyahu mong muốn nhận được khi đặt chân tới xứ
cờ hoa.
Mặc dù vậy, chuyến thăm tái khẳng định sự ủng hộ của
Washington với Nhà nước Do Thái trong xung đột tại Dải Gaza, đồng thời giúp
Israel nắm bắt quan điểm của ông Trump trong các vấn đề then chốt, từ đó có điều
chỉnh phù hợp để mang tới kết quả, dù là trong thương mại, quan hệ với Iran
cũng như Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc" trên Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc) và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với tiêu đề “Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lê
Việt Nam - Hoa Kỳ nhất trí hai bên khởi động đàm phán về một thoả thuận thương mại đối ứng, trong đó sẽ bao gồm các thoả thuận về thuế và đề nghị các cấp kỹ thuật của hai bên tiến hành trao đổi ngay.
An ninh mạng ngày càng trở thành vấn đề an ninh phi truyền thống của các nước trên thế giới. Trong các giải pháp được đưa ra để giải quyết những thách thức, ngoại giao không gian mạng đang dần trở thành trọng tâm trong chiến lược bảo đảm an ninh của nhiều quốc gia. Tham khảo việc triển khai ngoại giao không gian mạng tại một số quốc gia là những gợi mở hữu ích đối với Việt Nam.
Hội nghị thượng đỉnh Sáng kiến hợp tác kinh tế - kỹ thuật đa lĩnh vực vùng Vịnh Bengal lần thứ 6 (BIMSTEC 6) diễn ra tại Thái Lan từ ngày 2-4/4 trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều thay đổi.
Ngoài mức thuế cơ bản 10%, chính quyền Trump cũng sẽ áp dụng thuế đối ứng đối với các quốc gia khác mà Nhà Trắng coi là có sự mất cân bằng thương mại với Mỹ.
Diễn biến đầy kịch tính của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào cuối năm 2024 đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Việc ông Donald Trump giành thắng lợi áp đảo về phiếu đại cử tri và chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20-1-2025 được giới chuyên gia nhận định sẽ dẫn đến sự điều chỉnh sâu rộng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, tác động đa chiều tới quan hệ quốc tế.
Bên cạnh những thuận lợi, Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm việc khắc phục tình trạng bất ổn về kinh tế - xã hội của đất nước, khủng hoảng di cư...
Theo Hãng tin Tass, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo các thành viên tổ chức liên chính phủ BRICS (gồm 10 nước là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Indonesia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) rằng, Mỹ sẽ áp mức thuế quan lên tới 150% để đáp trả bất kỳ nỗ lực nào nhằm tạo ra đồng tiền thay thế đồng USD.