Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Nghệ An: Tập trung cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm buôn người

Trà Giang Thứ năm, 08/08/2024 - 10:45
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân vùng biên giới Nghệ An, tội phạm mua bán người lừa gạt, dụ dỗ những phụ nữ nhẹ dạ để bán sang nước ngoài với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi.

Nhiều thủ đoạn tinh vi

Nghệ An là một địa phương có diện tích rộng nhất cả nước, địa bàn khá hiểm trở trong việc đi lại, đặc biệt là các huyện miền núi, biên giới. Tỉnh Nghệ An có 5 dân tộc thiểu số chính, gồm: người Thái, người Thổ, người Khơ Mú, người Mông, người Ơ Đu.

Nghệ An có đường biên giới dài hơn 419 km, giáp với ba tỉnh nước bạn Lào gồm Xiêng Khoảng, Bô-Li-Khăm-Xay và Hùa Phăn; có 27 xã thuộc 6 huyện giáp biên, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn.

Lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 8 vụ, 17 đối tượng về tội mua bán người trong 6 tháng đầu năm 2024. Một số vụ việc nổi cộm mới đây nhất như, tháng 5/2024, Công an huyện Tương Dương phá chuyên án về mua bán người, bắt giữ 3 đối tượng, trong đó 1 đối tượng trú tại huyện Tương Dương, 2 đối tượng còn lại trú tại huyện Kỳ Sơn, chuyên án này đã giải cứu thành công 3 cháu bé.

Những năm gần đây, loại tội phạm mua bán người xảy ra trên địa bàn Nghệ An có giảm nhưng vẫn luôn tiểm ẩn nguy cơ, phức tạp. Tỉnh Nghệ An yêu cầu các đơn vị thường xuyễn tích cực và chủ động phòng chống hiệu quả đối với loại tội phạm này.

Ngày 30/7, Công an Nghệ An phá thành công chuyên án, bắt giữ 2 đối tượng trú tại xã Lượng Minh, huyện Tương Dương) về hành vi mua bán người.

Theo các cơ quan chức năng, phương thức, thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng đó là lợi dụng sự quen biết hoặc qua các đầu mối trung gian để tiếp cận các nạn nhân, sau đó dụ dỗ, hứa hẹn các nạn nhân sẽ tìm cho công việc nhẹ nhàng nhưng cho thu nhập cao; công khai ngã giá, rủ rê các nạn nhân về việc lấy chồng nước ngoài sẽ có cuộc sống sung túc, nhàn hạ.

Các đối tượng lừa dối nạn nhân tham gia xuất khẩu lao động sang Lào, Campuchia với mức thu nhập hậu hĩnh nhưng thực tế bán cho các đầu nậu ở nước ngoài, bắt ép các nạn nhân phục vụ tại các tụ điểm chuyên lừa đảo thông qua không gian mạng.

Đối tượng Lữ Thị Tuyên (sinh năm 1984) và Moong Thị Xuyên (sinh năm 1990), cùng trú tại huyện Tương Dương bị Công an huyện Kỳ Sơn khởi tố về tội Mua bán người.

Loại tội phạm này hoạt động cũng khá kín kẽ, hết sức tinh vi, chủ yếu giao dịch với các nạn nhân thông qua facebook, zalo, telegram... Do đó, các cơ quan chức năng khó phát hiện kịp thời và tiếp cận xử lý sớm.

Khác với bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác, việc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện một số hành vi nêu trên cũng có thể bị coi là hành vi mua bán người.

Tội phạm và hình phạt đối với hành vi mua bán người được quy định tại các Điều 150 và 151 Bộ Luật hình sự, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người thực thi.

Chia sẻ với Pháp luật và Phát triển, Luật sư Đinh Sỹ Đức - Công ty Luật TNHH LDT (Thành phố Vinh, Nghệ An) - cho biết: “Trên thực tế, hành vi mua bán người được biểu hiện rất đa dạng, có thể liệt kê như: Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để nhận/giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để mình hoặc người hiện hành vi mua bán người có thể bị phạt tối đa 20 năm tù, riêng hành vi mua bán người dưới 16 tuổi, mức phạt cao nhất lên đến tù chung thân.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

Pháp luật quy định về hành vi mua bán người trái phép như thế nào?

Tội mua bán người trên 16 tuổi

Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội mua bán người (trên 16 tuổi) được quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

1 . Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì động cơ đê hèn;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

d) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

đ) Đối với từ 02 người đến 05 người;

e) Phạm tội 02 lần trở lên.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

đ) Đối với 06 người trở lên;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người mua bán người trên 16 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt được quy định tại Điều 150 nêu trên. Trong đó mức án cao nhất là phạt tù đến 20 năm.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

Tội mua bán người dưới 16 tuổi

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;

c) Đối với từ 02 người đến 05 người;

d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Vì động cơ đê hèn;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

e) Đối với 06 người trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người mua bán người dưới 16 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt được quy định tại Điều 151 nêu trên. Trong đó mức án cao nhất là phạt tù chung thân.

Tập trung đợt cao điểm đấu tranh

Trước diễn biến tình hình của loại tội phạm mua bán người xảy ra tại địa phương, nhằm tiếp tục đẩy mạnh có hiệu quả đối với công tác phòng chống, xử lý kịp thời các vụ việc mua bán người, đồng thời thực hiện hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng chống mua bán người”, tỉnh Nghệ An tiếp tục yêu cầu các đơn vị chức năng, địa phương tăng cường, thường xuyên, liên tuc và chủ động trong công tác phòng chống mua bán người.

Nghệ An xác định công tác phòng, chống mua bán người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, cụ thể hoá thành các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với từng Sở, ngành, địa phương.

Đối tượng Lương Văn Sỏn tại cơ quan công an. (Ảnh: Công an Nghệ An cung cấp)

Đồng thời, tỉnh Nghệ An triển khai đợt cao điểm tuyên truyền, truyền thông và cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn tỉnh (từ nay đến hết ngày 30/9/2024), với chủ đề “Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người”.

UBND tỉnh giao Công an tỉnh chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tham mưu cấp ủy, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các ngành thực hiện tốt công tác phòng ngừa xã hội, nhất là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người; xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình phòng, chống mua bán người tại địa bàn trọng điểm...

Chỉ đạo triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn tỉnh. Xác lập, điều tra, triệt phá các vụ án, đường dây tội phạm mua bán người; tổ chức rà soát các trường hợp xuất cảnh sang nước ngoài làm việc, nhất là Trung Quốc, Lào, Campuchia...

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Phối hợp với lực lượng Công an các cấp làm tốt công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, quản lý cư trú, quản lý người nước ngoài ở khu vực biên giới; tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới, vùng biển; quản lý cửa khẩu, cảng biển, kiểm soát xuất, nhập cảnh; ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép...

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thực thi pháp luật của Lào, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam trong công tác phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền; tích cực trao đổi, cung cấp thông tin với lực lượng Công an các cấp về phương thức, thủ đoạn hoạt động tội phạm...

Sở LĐTB&XH tăng cường quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các hoạt động giới thiệu việc làm, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam...

Công an Nghệ An tuyên truyền cho dân bản cách nhận diện thủ đoạn của tội phạm mua bán người.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Công văn số 5442/UBND-NC, trong đó, giao Công an tỉnh chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tham mưu cấp ủy, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các ngành xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình hiệu quả trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và phòng ngừa tội phạm mua bán người.

Các lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác hỗ trợ nạn nhân, nhất là đối với nạn nhân là trẻ em; thường xuyên theo dõi, cập nhật đầy đủ tình hình việc làm của người lao động vào phần mềm quản lý lao động để theo dõi, quản lý; thông tin kịp thời cho người dân nắm, cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo, các mối quan hệ qua mạng xã hội, hứa hẹn công việc có thu nhập cao, cá nhân hoạt động tuyển dụng trên mạng không có địa chỉ hoặc tư cách pháp nhân ở Việt Nam, tổ chức nhập cảnh Campuchia, Lào qua đường tiểu ngạch.

Cùng chuyên mục

Loạt doanh nghiệp bị phạt vì ‘giấu’ thông tin: Những lưu ý đối với doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán

Loạt doanh nghiệp bị phạt vì ‘giấu’ thông tin: Những lưu ý đối với doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp liên tục bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt vì hành vi ‘Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật’. Quy định của pháp luật cụ thể ra sao? Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì để tránh bị kiểm tra, xử phạt?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá: Đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá: Đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những điểm đáng chú ý là dự thảo đã đưa ra phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá. Đóng góp hoàn thiện dự thảo luật, một số chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, cần đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.

Khởi tố 2 thanh niên có hành vi xúc phạm Quốc kỳ: Tội xúc phạm Quốc kỳ bị xử lý thế nào?

Khởi tố 2 thanh niên có hành vi xúc phạm Quốc kỳ: Tội xúc phạm Quốc kỳ bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Hai nam thanh niên ở Thanh Hóa vừa bị khởi tố vì có hành vi xúc phạm Quốc kỳ và phá hoại tài sản người dân. Pháp luật hiện hành quy định về tội xúc phạm Quốc kỳ như thế nào?

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 ngày trước

(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?