Pháp luật quốc tế

Nói “không” với Tiktok

System Thứ bảy, 01/07/2023 - 02:56
Nghe audio
0:00

Thời gian gần đây, chính phủ nhiều nước đã ban hành lệnh cấm sử dụng ứng dụng TikTok, thuộc sở hữu của Tập đoàn ByteDance (Trung Quốc), trên các thiết bị công vụ, do lo ngại về rủi ro đối với an ninh quốc gia. Vậy tại sao TikTok bị nhiều quốc gia “tẩy chay”, dù việc tham gia mạng xã hội Tiktok đang trở thành trào lưu và xu hướng của nhiều người, nhất là thế hệ trẻ?

Từ quá nhanh…
TikTok đang là nền tảng xã hội nổi tiếng, được sử dụng nhiều thứ sáu thế giới, với các video ngắn, vui nhộn, hiện tại thu hút hơn 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới, trong đó có 150 triệu người dùng trên khắp châu Âu và 150 triệu người dùng tại Mỹ.
Năm 2019 TikTok đã có mặt tại 155 quốc gia, với 75 ngôn ngữ, có 500 triệu người trên thế giới sử dụng. Đến tháng 1/2020, TikTok đã trở thành ứng dụng di động được tải xuống nhiều nhất thế giới, nhất là tại Ấn Độ, Brazil, Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc… Đối tượng sử dụng TikTok chủ yếu là giới trẻ (từ 16 đến 24 tuổi). Người dùng thường dành hơn 50 phút mỗi ngày để tạo và chia sẻ video hay xem video, và trung bình có hơn 1 tỷ video được xem mỗi ngày.
Mặc dù có phần tụt hậu so với bộ ba nền tảng trực tuyến thống trị lâu nay của công ty Meta gồm Facebook, WhatsApp và Instagram, nhưng tốc độ tăng trưởng về người dùng là giới trẻ của TikTok vượt xa các đối thủ cạnh tranh. Theo Wallaroo, gần 30% số người dùng TikTok trong độ tuổi 10-19. Năm 2022, sự gia tăng nhanh chóng số lượng người dùng đã giúp TikTok gặt hái được hơn 11 tỷ USD doanh thu quảng cáo, tăng gấp 3 lần so với năm 2021.
TikTok đã trở thành cái tên quen thuộc trong những ngày đầu đại dịch COVID-19, và mức độ phổ biến toàn cầu của nó không hề suy giảm. Nền tảng chia sẻ video này thậm chí đã thúc đẩy các đối thủ truyền thống, như Instagram và YouTube, tung ra các tính năng tương tự các mô hình nội dung dạng ngắn mà TikTok cung cấp. Ứng dụng này là một ví dụ điển hình về sự đổi mới thay thế các tập đoàn “Big Tech” đầy quyền lực trong một thị trường mà nhiều nhà lập pháp tin rằng có những rào cản không thể vượt qua đối với các đối thủ cạnh tranh mới. TikTok cung cấp một kênh để tự do thể hiện quan điểm, một nguồn thu nhập cho những người sáng tạo nội dung và một phương tiện để người dùng có thể giải trí
                                  …đến quá nguy hiểm
TikTok tồn tại lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, cho phép tin tặc dễ dàng khai thác và chiếm đoạt tài khoản người dùng, giả mạo thông tin, nội dung và tải lên các video trái phép. Lỗ hổng bảo mật đó cho phép tin tặc truy xuất thông tin cá nhân của người dùng và thay đổi nội dung của họ, gửi được các tin nhắn văn bản như thể được gửi từ TikTok với các đường dẫn độc hại. Những đường dẫn này cho phép nhiều bên thứ ba truy cập được vào tài khoản Tiktok. Sau đó, tải lên video, thao túng hoặc chỉnh sửa các nội dung hiện hữu và lấy đi thông tin cá nhân. Các ứng dụng của TikTok có quyền truy cập vào bộ nhớ tạm, dễ dàng thu thập tài liệu của người dùng; trong đó có nhiều thông tin nhạy cảm (mật khẩu, số điện thoại, email, mã thẻ ngân hàng…).
TikTok cũng bị cáo buộc thường xuyên truyền bá thông tin độc hại, như tin giả, các nội dung khiêu dâm hay những thử thách có thể gây nguy hiểm tính mạng người chơi.
Lợi dụng ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok, nhiều tội phạm thành thạo công nghệ cũng đang tìm cách mời chào đưa người di cư vượt biên trái phép để tìm đến "miền đất hứa". Điều này đang ngày càng gây khó khăn cho các cơ quan chức năng Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Mexico… trong cuộc chiến chống nạn di cư bất hợp pháp.
                      “Quay đầu” trước khi quá muộn
Chính phủ Australia tuyên bố sẽ cấm ứng dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ, do lo ngại rò rỉ dữ liệu người dùng và kéo theo đó là những rủi ro đối với an ninh quốc gia. Khi lệnh cấm trên được triển khai, Australia sẽ trở thành thành viên cuối cùng của liên minh an ninh tình báo Five Eyes (gồm cả Mỹ, Anh, Canada và New Zealand) thực hiện lệnh cấm TikTok trên các thiết bị công vụ. Pháp, Hà Lan, Bỉ, Ấn Độ và Ủy ban châu Âu (EC) trước đó cũng đã đưa ra quyết định tương tự.
Tại Séc, Cơ quan An ninh mạng & Thông tin Quốc gia (NUKIB) đưa ra cảnh báo về nguy cơ mất an ninh mạng tại nước này do việc cài đặt và sử dụng ứng dụng mạng xã hội TikTok. Theo NUKIB, TikTok thu thập hàng loạt thông tin về người dùng và không rõ ai là người có quyền truy cập các dữ liệu đó. Trên cơ sở cảnh báo này, các cơ quan chính phủ tại Séc đã đi tiên phong trong việc cấm nhân viên sử dụng ứng dụng TikTok trên những thiết bị điện tử dùng để làm việc.
Tại Italy, Cơ quan chống độc quyền của nước này thông báo mở cuộc điều tra ứng dụng TikTok, vì nền tảng này được cho là vi phạm các quy tắc khi cho phép đăng tải “nội dung nguy hiểm” như kích động tự tử, tự làm hại bản thân và theo chế độ ăn kém dinh dưỡng. Nhà chức trách Italy cho rằng TikTok "thiếu các hệ thống phù hợp để giám sát nội dung do bên thứ ba xuất bản" và vi phạm các nguyên tắc của chính TikTok về việc xóa nội dung nguy hiểm.
Mỹ là một trong những thị trường lớn nhất của TikTok. Dưới thời Cựu tổng thống Donald Trump, Washington đã dọa cấm ứng dụng này ở Mỹ (do các mối quan ngại về an ninh quốc gia) và gây áp lực buộc ByteDance phải bán TikTok cho một công ty Mỹ. Đến thời chính quyền Tổng thống Joe Biden, Chính phủ Mỹ khẳng định sự ủng hộ đối với dự luật được gọi là “Đạo luật Hạn chế”; theo đó sẽ trao cho tổng thống quyền hạn mới để giải quyết các mối đe dọa từ công nghệ nước ngoài, và có thể cho phép chính quyền cấm ứng dụng chia sẻ video TikTok. Hiện tại, Mỹ đã cấm cài đặt ứng dụng TikTok trên tất cả các thiết bị của chính phủ liên bang, vì lo ngại dữ liệu người dùng do TikTok thu thập có thể bị lạm dụng và Quốc hội Mỹ đang trong quá trình thông qua dự luật cấm sử dụng ứng dụng này tại Mỹ. Một phiên điều trần của giám đốc điều hành TikTok tại Quốc hội Mỹ để xem xét vấn đề này đã diễn ra trong tháng 4/2023.
Sau Mỹ, TikTok tiếp tục gặp khó tại Canada. Chính phủ Canada đã tuyên bố cấm tải phần mềm mạng xã hội TikTok của Trung Quốc vào các thiết bị do chính phủ quản lý, nhằm đảm bảo an ninh thông tin của chính phủ sau một đánh giá nội bộ cho thấy các phương pháp thu thập dữ liệu của TikTok có thể khiến người dùng dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công mạng, và lệnh này có hiệu lực từ ngày 28/2/2023.
Tương tự, tháng 3 vừa qua, Anh Quốc thông báo cấm cài đặt TikTok trên các thiết bị thuộc sở hữu nhà nước, chính phủ, và quyết định này có hiệu lực ngay lập tức. Quốc hội Anh thông báo cấm cài đặt ứng dụng TikTok trên mọi thiết bị và mạng của cơ quan lập pháp, nhằm đảm bảo an ninh mạng. Ngoài thông báo đó, mới đây Chính phủ Anh còn phạt TikTok gần 16 triệu USD vì vi phạm luật bảo vệ dữ liệu, trong đó có việc dùng dữ liệu cá nhân của trẻ em dưới 13 tuổi mà không có sự đồng ý của cha mẹ.
New Zealand cũng trở thành quốc gia "cấm cửa" ứng dụng chia sẻ video TikTok trên các thiết bị liên quan đến chính quyền, khi tuyên bố cấm cài TikTok trên các thiết bị có quyền truy cập vào mạng của quốc hội nước này từ ngày 31/3/2023.

Huỳnh Vũ


    TikTok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc, ra đời năm 2017, dành cho các thị trường ngoài Trung Quốc. Nó được sử dùng để tạo các video ca nhạc ngắn, hát nhép, khiêu vũ, hài kịch… từ 3 giây đến 10 phút  và các video lặp lại ngắn từ 3 đến 60 giây. ByteDance lần đầu tiên ra mắt Douyin (đẩu âm) cho thị trường Trung Quốc tháng 9/2016. Sau đó, TikTok được ra mắt năm 2017 cho iOS và Android ở hầu hết các thị trường ngoài Trung Quốc; tuy nhiên, nó chỉ có sẵn trên toàn thế giới sau khi hợp nhất với Musical.ly từ ngày 2/8/2018.
     TikTok và Douyin có giao diện người dùng gần giống nhau nhưng không có quyền truy cập nội dung của nhau. Mỗi máy chủ của họ đều dựa trên thị trường có sẵn ứng dụng tương ứng. Ngoài trụ sở chính của ByteDance tại Bắc Kinh, TikTok còn có các văn phòng toàn cầu, bao gồm ở Dublin, Los Angeles, New York, London, Paris, Berlin, Dubai, Mumbai, Singapore, Jakarta, Seoul,  Tokyo. Từ khi ra mắt (năm 2016), TikTok/Douyin nhanh chóng trở nên phổ biến ở Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á,Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và các khu vực khác trên thế giới. Tính đến tháng 8/2020, TikTok, ngoại trừ Douyin, đã vượt qua 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Tính đến tháng 4/2020, Douyin có khoảng 500 triệu người dùng hằng tháng.
                                                                                                (Theo Wikipedia)

 

Cùng chuyên mục

TikTok đối mặt với thách thức pháp lý căng thẳng tại tòa án Mỹ

TikTok đối mặt với thách thức pháp lý căng thẳng tại tòa án Mỹ

Pháp luật quốc tế -  12 giờ trước

(PLPT) - Luật sư của TikTok và công ty ByteDance đã đối diện với những câu hỏi gay gắt từ tòa án phúc thẩm Mỹ vào ngày 16/9, trong nỗ lực ngăn chặn đạo luật cấm ứng dụng video ngắn này tại Mỹ. Vụ việc đang thu hút sự chú ý lớn khi ứng dụng TikTok, với hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ, đối mặt với nguy cơ bị cấm hoàn toàn vào tháng 1/2025.

Vụ ám sát hụt ông Trump tại Florida: FBI điều tra kế hoạch tinh vi

Vụ ám sát hụt ông Trump tại Florida: FBI điều tra kế hoạch tinh vi

Pháp luật quốc tế -  2 ngày trước

(PLPT) - Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang điều tra một âm mưu ám sát hụt nhằm vào cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân golf ở hạt Palm Beach, bang Florida. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về an ninh của ông Trump trong bối cảnh ông đang tái tranh cử vào năm 2024.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Những nhân vật “quyền lực” sau khoản tiền quyên góp

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Những nhân vật “quyền lực” sau khoản tiền quyên góp

Pháp luật quốc tế -  1 tuần trước

Mùa bầu cử Tổng thống Mỹ bước sang giai đoạn nước rút với sự so kè sít sao của 2 ứng viên Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald J. Trump. Khả năng vận động tài trợ được coi là một trong những yếu tố then chốt quyết định thắng lợi của các ứng viên trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Mông Cổ giải thích vì sao không bắt Tổng thống Putin theo lệnh ICC

Mông Cổ giải thích vì sao không bắt Tổng thống Putin theo lệnh ICC

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

(PLPT) - Mông Cổ đã nêu rõ lý do không bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin, giải thích rằng Ulaanbaatar duy trì chính sách trung lập và phụ thuộc các nước láng giềng về năng lượng.

Thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thông qua chính sách khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của Phần Lan: Kinh nghiệm và một số vấn đề đặt ra

Thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thông qua chính sách khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của Phần Lan: Kinh nghiệm và một số vấn đề đặt ra

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Kỷ niệm 85 năm ngày nổ ra Thế chiến II: Khẳng định giá trị của hòa bình

Kỷ niệm 85 năm ngày nổ ra Thế chiến II: Khẳng định giá trị của hòa bình

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Theo Đài phát thanh Ba Lan, ngày 1-9, lễ tưởng niệm 85 năm ngày nổ ra Thế chiến II sẽ được tổ chức nhiều nơi ở Ba Lan, để nhắc nhở người dân Ba Lan và thế giới về giá trị của hòa bình.

Đối ngoại đảng và quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng chính trị ở Ấn Độ

Đối ngoại đảng và quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng chính trị ở Ấn Độ

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Trong những năm qua, công tác đối ngoại của Đảng ta đạt được nhiều kết quả quan trọng, trên cơ sở không ngừng tăng cường quan hệ với các chính đảng trên thế giới cả về bề rộng lẫn chiều sâu, trong đó có các đảng chính trị ở Ấn Độ.

Hội nhập trong khuôn khổ Liên minh kinh tế Á - Âu từ sau cuộc xung đột Nga - U-crai-na và tác động đối với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu

Hội nhập trong khuôn khổ Liên minh kinh tế Á - Âu từ sau cuộc xung đột Nga - U-crai-na và tác động đối với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Đọc nhiều