Tầm nhìn - Chính sách

Thượng tướng Lương Tam Quang được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị

Khánh Huyền Thứ sáu, 16/08/2024 - 20:17
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, được Trung ương Đảng bầu bổ sung làm ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII.

Ngày 16/8, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị đối với Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; 3 Bí thư Trung ương gồm các ông: Nguyễn Duy Ngọc, Trịnh Văn Quyết và Lê Minh Trí.

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị

Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị đối với Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an.

Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an.

Thượng tướng Lương Tam Quang 59 tuổi, quê xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Ông là Cử nhân chuyên ngành Điều tra tội phạm, cử nhân Luật; cao cấp lý luận chính trị. Hiện ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.

Quá trình công tác, Thượng tướng Lương Tam Quang từng đảm nhận nhiều chức vụ trong lĩnh vực an ninh, làm trợ lý Thứ trưởng Bộ Công an. Năm 2012, với quân hàm Đại tá, ông làm Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an. Ông được thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng vào năm 2014.

Đến tháng 9/2017, ông Lương Tam Quang được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Bộ Công an kiêm người phát ngôn của Bộ Công an. Ông được thăng cấp bậc hàm Trung tướng vào năm 2019. Ngày 15/8/2019, với cấp hàm Trung tướng, ông Lương Tam Quang được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an.

Gần một năm sau đó, ông kiêm chức Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an. Ông Lương Tam Quang được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng vào tháng 1/2022.

Tháng 6/2024, ông được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công an.

Với việc bầu bổ sung Thượng tướng Lương Tam Quang, hiện Bộ Chính trị khóa XIII có 15 ủy viên, gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang.

Trung ương bầu bổ sung 3 Ủy viên Ban Bí thư

Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung Ủy viên Ban Bí thư đối với ông Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; ông Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Ông Nguyễn Duy Ngọc.

Ông Nguyễn Duy Ngọc sinh năm 1964; quê quán huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; trình độ chuyên môn Thạc sĩ Luật; Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13. Ông Nguyễn Duy Ngọc từng giữ các chức vụ: Trưởng Công an huyện Thanh Trì, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt - Công an TP Hà Nội, Chánh Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra, Phó Giám đốc kiêm Thủ trưởng Cơ quan Điều tra Công an TP Hà Nội; Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an).

Ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an từ ngày 15/8/2019 và giữ chức vụ này trong gần 5 năm.

Ông được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng từ tháng 12/2023.

Đầu tháng 6/2024, ông Nguyễn Duy Ngọc được Bộ Chính trị phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Ông Trịnh Văn Quyết.

Ông Trịnh Văn Quyết sinh năm 1966; quê quán huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương; trình độ Cử nhân Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13.

Ông được thăng quân hàm Thiếu tướng vào năm 2016, Trung tướng vào năm 2020 và Thượng tướng vào tháng 8/2023.

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết từng có nhiều năm công tác tại Quân khu 2, trải qua các chức vụ: Phó Chính ủy Quân khu, Chính ủy Quân khu, Bí thư Đảng ủy Quân khu.

Tháng 4/2021, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 6/2024, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ông Lê Minh Trí.

Ông Lê Minh Trí sinh năm 1960; quê quán huyện Củ Chi, TPHCM; trình độ chuyên môn Cử nhân Luật, Đại học An ninh.

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12, 13; Đại biểu Quốc hội khóa 14, 15.

Trước khi ra Trung ương công tác, ông Lê Minh Trí có thời gian dài gắn bó với TPHCM, từng công tác tại Công an TPHCM, rồi giữ chức Phó Trưởng phòng Tham mưu an ninh rồi Phó trưởng Phòng A12b, Thư ký Thứ trưởng Bộ Công an.

Sau đó, ông làm Thư ký Chủ tịch thành phố, Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND TPHCM, rồi Chủ tịch UBND quận 11, quận 1.

Ông giữ chức Phó Chủ tịch UBND TPHCM từ 1/2010 - 4/2013 rồi ra Trung ương làm Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương trong 3 năm.

Đến tháng 4/2016, ông Lê Minh Trí được bầu làm Viện trưởng Viện KSND Tối cao và giữ cương vị này từ đó đến nay.

Như vậy, sau khi bầu bổ sung, Ban Bí thư có 12 người gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc; Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam Trịnh Văn Quyết.

Cùng chuyên mục

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.

Đọc nhiều