Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Bộ Công an sẵn sàng cung cấp dịch vụ xác thực điện tử

Thứ sáu, 16/08/2024 - 14:32

Chiều 15/8, Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR, thuộc Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - C06, Bộ Công an) tổ chức chương trình triển khai cung cấp dịch vụ xác thực điện tử.

Khách hàng xác thực sinh trắc học. (Ảnh: TTXVN)

Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục C06, cho biết, đến nay, Trung tâm RAR đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ xác thực điện tử. Việc cung cấp dịch vụ xác thực điện tử phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt. Hệ thống cung cấp dịch vụ xác thực điện tử đã được hoàn thiện, đáp ứng các yêu cầu về định danh, xác thực điện tử, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, hoạt động ổn định 24/7.

"Dịch vụ xác thực chống giả mạo khuôn mặt đến nay đã được chứng nhận đạt chuẩn quốc tế về độ chính xác, an toàn", Đại tá Vũ Văn Tấn nói.

Cũng theo lãnh đạo C06, Trung tâm RAR là đơn vị duy nhất được Bộ Công an cấp phép cung cấp dịch vụ xác thực điện tử. Do đó, các đơn vị có nhu cầu sử dụng dịch vụ xác thực điện tử có thể đăng ký qua Trung tâm RAR.

"Các đơn vị cần chuẩn bị các điều kiện về kỹ thuật, an ninh an toàn để phục vụ kết nối tích hợp với hệ thống trung tâm xác thực điện tử (thuộc Trung tâm RAR). Trong quá trình triển khai dịch vụ xác thực điện tử, đề nghị các đơn vị nghiên cứu, triển khai phải đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định", lãnh đạo C06 thông tin.

Tham luận tại Chương trình, đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, đến nay Vietcombank đã thu thập được khoảng 4,5 triệu hồ sơ sinh trắc học của khách hàng có đối khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dẫn đầu trong ngành ngân hàng.

Khoảng 800.000 khách hàng đã lựa chọn chia sẻ và xác thực thông tin qua VNeID, chiếm khoảng 20% tổng số khách hàng thực hiện xác thực với Vietcombank. Theo đại diện Vietcombank, đối với người dân và khách hàng, giải pháp xác thực thông qua kết nối trực tuyến giữa ứng dụng ngân hàng số và ứng dụng VNeID đã mang lại sự thuận tiện, giúp việc cung cấp, chia sẻ thông tin cho ngân hàng trở nên đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi. Đồng thời, việc này còn đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật dữ liệu, tránh các trường hợp giả mạo thông tin và phòng ngừa rủi ro.

Tại Chương trình, đại diện Trung tâm RAR đã thông tin về tình trạng an ninh bảo mật trong lĩnh vực tài chính. Theo đó, Việt Nam hiện có 77,41% số người trưởng thành sở hữu tài khoản ngân hàng với hơn 182 triệu tài khoản. Số lượng mở tài khoản ngân hàng trực tuyến gia tăng đi kèm với vấn nạn sử dụng giấy tờ giả mạo tạo tài khoản, mua bán tài khoản ngân hàng sử dụng vào các mục đích bất hợp pháp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, còn có vấn nạn giả mạo các thương hiệu, mạo danh ứng dụng công để đánh cắp thông tin, tài khoản ngân hàng của công dân…

Từ thực trạng trên, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nghị định, quyết định bổ sung các phương thức xác thực thông tin, xác thực sinh trắc định danh công dân để ngăn chặn tình trạng lừa đảo, bảo vệ người dùng…

Tháng 1/2024, Bộ Công an chứng nhận Trung tâm RAR đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử. Các dịch vụ xác thực điện tử do Trung tâm RAR cung cấp gồm: Dịch vụ đăng nhập bằng tài khoản VNeID (SSO): dịch vụ SSO (Single Sign On) giúp doanh nghiệp xây dựng các hệ thống cho phép người dùng truy cập các sản phẩm dịch vụ kỹ thuật số thông qua tài khoản VNeID. Từ đó, định danh và xác thực chính xác người sử dụng dịch vụ, tạo ra môi trường đăng nhập an toàn, dễ dàng mà không cần mật khẩu.

Dịch vụ chia sẻ thông tin giúp khai thác thông tin từ hệ thống định danh và cung cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức có thể khai thác các thông tin cá nhân, thông tin tổ chức, và một số thông tin khác được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử. "Việc chia sẻ thông tin cần được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, đảm bảo các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân", đại diện Trung tâm RAR nhấn mạnh.

Dịch vụ xác thực thông tin trên hệ thống định danh điện tử giúp tổ chức, cá nhân khai thác nhằm xác thực các trường thông tin của cá nhân, tổ chức (trả ra đúng/sai)... Dịch vụ giúp tổ chức doanh nghiệp rà soát, chuẩn hóa thông tin khách hàng trong các hệ thống nghiệp vụ chuyên ngành.

Dịch vụ xác thực sinh trắc khuôn mặt là giải pháp bao gồm chống giả mạo khuôn mặt và xác thực khuôn mặt đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế kết hợp với nguồn dữ liệu từ hệ thống căn cước của Bộ Công an đảm bảo độ chính xác cao, không cần đọc NFC chip thẻ căn cước trong quá trình xác thực.

Theo: baotintuc.vn

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?