Quy định mới về tiêu chuẩn chức danh kiến trúc sư từ 5/2/2025
Khánh Huyền
Thứ năm, 19/12/2024 - 07:52
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 11/2024/TT-BXD quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng. Trong đó, quy định tiêu chuẩn chức danh kiến trúc sư.
Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thực hiện định hướng, chiến lược, chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
Chủ trì tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, quản lý trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
Chủ trì nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư khoa học công nghệ và chế độ quản lý kỹ thuật trong công tác thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng phù hợp với tình hình, đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước và từng địa phương;
Chủ nhiệm đồ án hoặc chủ trì bộ môn chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch của các loại đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
Chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng các cấp công trình; chủ nhiệm lập tất cả các nhóm dự án;
Chủ trì biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; tổ chức tập huấn, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các chức danh kiến trúc sư hạng thấp hơn;
Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và tương đương thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Am hiểu chủ trương, định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của nhà nước về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; nắm vững định hướng, nhiệm vụ phát triển kiến trúc, quy hoạch của ngành;
Có kiến thức chuyên sâu về chuyên môn và kinh nghiệm trong hoạt động kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
Có năng lực thiết kế, kỹ năng sáng tạo, khả năng xây dựng kế hoạch, phương án thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng; khả năng đề xuất và nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ;
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng phần mềm thiết kế/đồ họa; sử dụng được ngoại ngữ.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch hoặc chuyên ngành khác phù hợp với ngành, lĩnh vực xây dựng;
Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiến trúc sư theo quy định.
Kiến trúc sư hạng II
Nhiệm vụ của kiến trúc sư hạng II
Tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện định hướng, chiến lược, chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
Tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, quản lý trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
Chủ nhiệm đồ án hoặc chủ trì bộ môn chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch của các loại đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; tham gia thực hiện các đồ án quy hoạch do các kiến trúc sư hạng cao hơn chủ trì;
Chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng các công trình cấp II trở xuống; chủ nhiệm lập dự án nhóm B, nhóm C; tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế các công trình, lập dự án do các kiến trúc sư hạng cao hơn chủ trì;
Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình; tham gia tập huấn hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng cho các chức danh kiến trúc sư hạng thấp hơn;
Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài, dự án cấp bộ, cấp cơ sở và tương đương thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Am hiểu và cập nhật kịp thời các thành tựu và xu hướng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng trong và ngoài nước;
Có kiến thức về chuyên môn và kinh nghiệm trong hoạt động kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
Có năng lực nghiên cứu, thiết kế; kỹ năng sáng tạo; có khả năng tham gia xây dựng kế hoạch, phương án thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và các ứng dụng thiết kế/đồ họa; sử dụng được ngoại ngữ.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch hoặc chuyên ngành khác phù hợp với ngành, lĩnh vực xây dựng;
Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiến trúc sư theo quy định.
Kiến trúc sư hạng III
Nhiệm vụ của kiến trúc sư hạng III
Tham gia biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, quản lý trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
Tham gia đồ án hoặc tham gia bộ môn chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch của các loại đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện; tham gia thực hiện các đồ án quy hoạch do các kiến trúc sư hạng cao hơn chủ trì;
Tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng các công trình cấp III, IV; chủ nhiệm lập dự án nhóm C; tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế các công trình, lập dự án do các kiến trúc sư hạng cao hơn chủ trì;
Tham gia nghiên cứu các đề tài, dự án cấp cơ sở thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Có kiến thức cơ bản về chuyên môn trong hoạt động kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và các ứng dụng thiết kế/đồ họa; sử dụng được ngoại ngữ.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch hoặc chuyên ngành khác phù hợp với ngành, lĩnh vực xây dựng;
Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiến trúc sư theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 5/2/2025.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 28/2024/TT-BGDĐT quy định nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục và thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục.
(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 15/1/2025 về việc miễn thị thực theo Chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025 cho công dân các nước: Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc và Liên bang Thụy Sỹ.
(PLPT) - Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 15/2024/TT-BXD quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực xây dựng.
(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 10/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản; trong đó có Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
(PLPT) - Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ về quản lý thiết bị y tế đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 07/2023/NĐ-CP ngày 03/3/2023 của Chính phủ.
(PLPT) - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BYT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. Trong đó, quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của điều dưỡng hạng IV.
(PLPT) - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BYT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. Trong đó, quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ điều dưỡng hạng III.
(PLPT) - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BYT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. Thông tư này không áp dụng đối với các cơ sở y tế tư nhân.