Tầm nhìn - Chính sách

Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu còn mang tính cơ học

Nhật Duy Thứ hai, 19/08/2024 - 14:12
Nghe audio
0:00

Tại phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đánh giá kết quả của việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trong giai đoạn 2018-2023.

Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công

Sáng 19/8, tại Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo của Đoàn giám sát và thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023".

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng - Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn Giám sát cho biết, thực hiện Kế hoạch giám sát, Đoàn giám sát đã tập hợp, tổng hợp tài liệu liên quan đến chuyên đề giám sát; xây dựng đề cương báo cáo gửi các cơ quan chịu sự giám sát; tổng hợp các báo cáo, phân tích, xử lý thông tin.

Đồng thời, tổ chức các Đoàn công tác làm việc trực tiếp tại 9 địa phương, với một số trường đại học, bệnh viện công lập, cơ sở văn hóa nghệ thuật, các đơn vị ở cơ sở...; làm việc với 11 Bộ trước khi làm việc với Chính phủ về kết quả giám sát; tổ chức các phiên họp để thảo luận, cho ý kiến, hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả giám sát, dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề, gửi lấy ý kiến Chính phủ bằng văn bản và tiếp thu, hoàn thiện để trình UBTVQH xem xét.

Về kết quả đạt được, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng - Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn Giám sát nhấn mạnh, từ năm 2018 đến nay, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL), đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là: Công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện quyết liệt, góp phần làm chuyển biến, thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các ngành, các cấp, các ĐVSNCL và toàn xã hội; Chú trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về tổ chức và hoạt động của ĐVSNCL;

Theo ông Hoàng Thanh Tùng, việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập đạt kết quả tích cực, nhất là giai đoạn 2015 - 2021 vượt mục tiêu đề ra (giảm 13,33%/chỉ tiêu 10%).

Các đơn vị sự nghiệp công lập sau sắp xếp, tổ chức lại đã phát huy được vai trò chủ đạo, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.

Hầu hết các cơ quan đã xây dựng đề án tinh giản biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; giai đoạn 2015 - 2021, tổng biên chế sự nghiệp giảm vượt mục tiêu đề ra (giảm 11,67%/chỉ tiêu 10%); số lượng cấp phó cơ bản đã đáp ứng tiêu chí quy định;

Ngoài ra, chính sách xã hội hoá việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công từng bước phát huy hiệu quả; góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ chất lượng cao của người dân và giảm áp lực, quá tải trong hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;

Năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập từng bước được nâng cao; cơ cấu tổ chức bên trong của nhiều đơn vị được rà soát, sắp xếp lại theo hướng tinh gọn;..

Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập cũng còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể: Việc thể chế hoá chủ trương của Đảng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập còn chưa đầy đủ, kịp thời;

Quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập còn phân tán, tính thống nhất có phần còn hạn chế; việc triển khai thực hiện một số văn bản còn gặp khó khăn, vướng mắc;

Việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu còn mang tính cơ học. Tốc độ sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập đang chậm lại trong giai đoạn 2021 - 2023;

Việc giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2021 - 2023 ở các địa phương đạt tỉ lệ thấp...

Giải pháp hoàn thiện thể chế, bảo đảm nguồn lực

Để phát huy các kết quả đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo chủ trương của Đảng, Đoàn giám sát kiến nghị 3 nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế, tổ chức thực hiện và bảo đảm nguồn lực với 9 nội dung:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương; làm tốt công tác tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tạo sự thống nhất, đồng thuận, quyết tâm cao trong việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập trong giai đoạn tới;

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng - Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn Giám sát báo cáo tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)

Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, đồng bộ chủ trương của Đảng, khắc phục các bất cập, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập với các giải pháp cơ bản sau đây: Các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để phấn đấu đạt được các mục tiêu, hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; Trong Quý I năm 2025, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;…

Trong năm 2024, hoàn thành việc phê duyệt vị trí việc làm viên chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; tiếp tục thực hiện việc giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trên cơ sở vị trí việc làm, đạt mục tiêu đề ra, có tính đến đặc thù của ngành giáo dục và đào tạo, y tế.

Đẩy mạnh việc thực hiện cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập, phấn đấu bảo đảm mục tiêu đến năm 2025 thực hiện chuyển đổi 100% các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần.

Sớm hoàn thành lộ trình tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước để làm cơ sở giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định; thực hiện lộ trình cơ chế giá trị trường có sự quản lý của Nhà nước đối với giá các dịch vụ sự nghiệp công quan trọng như y tế, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp…

Kịp thời phê duyệt đề án tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó cần xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân lực, cơ chế tài chính phù hợp, tạo điều kiện cho đơn vị phát triển ổn định, bền vững.

Các đơn vị sự nghiệp công lập rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong theo hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian, tăng cường tự chủ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học - công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của người dân.

Đồng thời, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Kiến nghị giải pháp và bảo đảm nguồn lực

Để phát huy các kết quả đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL theo chủ trương của Đảng, Đoàn giám sát kiến nghị 03 nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế, tổ chức thực hiện và bảo đảm nguồn lực với 09 nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương; làm tốt công tác tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tạo sự thống nhất, đồng thuận, quyết tâm cao trong việc sắp xếp, tổ chức lại ĐVSNCL trong giai đoạn tới.

Thứ hai, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, đồng bộ chủ trương của Đảng, khắc phục các bất cập, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của các ĐVSNCL.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL với các giải pháp cơ bản sau đây: Các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp các ĐVSNCL; tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để phấn đấu đạt được các mục tiêu, hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; Trong Quý I năm 2025, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;…

Thứ tư, trong năm 2024, hoàn thành việc phê duyệt vị trí việc làm viên chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; tiếp tục thực hiện việc giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN trên cơ sở vị trí việc làm, đạt mục tiêu đề ra, có tính đến đặc thù của ngành giáo dục và đào tạo, y tế.

Thứ năm, đẩy mạnh việc thực hiện cổ phần hóa các ĐVSNCL, phấn đấu bảo đảm mục tiêu đến năm 2025 thực hiện chuyển đổi 100% các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần.

Thứ sáu, sớm hoàn thành lộ trình tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN để làm cơ sở giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định; thực hiện lộ trình cơ chế giá trị trường có sự quản lý của Nhà nước đối với giá các dịch vụ sự nghiệp công quan trọng như y tế, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp…

Thứ bảy, kịp thời phê duyệt đề án tự chủ của các ĐVSNCL, trong đó cần xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân lực, cơ chế tài chính phù hợp, tạo điều kiện cho đơn vị phát triển ổn định, bền vững.

Thứ tám, các ĐVSNCL rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong theo hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian, tăng cường tự chủ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học - công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của người dân.

Thứ chín, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL.

Cùng chuyên mục

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Tầm nhìn - Chính sách -  1 giờ trước

(PLPT) - Góp ý vào Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37 trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 tới, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là 'then chốt' của 'then chốt'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là "then chốt" của "then chốt"

Tầm nhìn - Chính sách -  3 giờ trước

(PLPT) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới.

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Tầm nhìn - Chính sách -  3 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định những kết quả hợp tác pháp luật và tư pháp trong hơn 30 năm qua giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có đóng góp tích cực vào mối quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á" mà hai bên vừa nâng cấp vào năm 2023.

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Tầm nhìn - Chính sách -  6 giờ trước

Chiều 17/9/2024, tại Hà Nội, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam Baloghdi Tibor.

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Tầm nhìn - Chính sách -  7 giờ trước

(PLPT) - Mục tiêu sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 42-NQ/TW.

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Tầm nhìn - Chính sách -  8 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đề nghị Hà Lan tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, dự báo, ngăn chặn lũ quét, sạt lở, quản lý bền vững nguồn nước, phát triển nông nghiệp xanh, thông minh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tầm nhìn - Chính sách -  9 giờ trước

Chiều 17/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9/1949 - 9/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Tầm nhìn - Chính sách -  22 giờ trước

(PLPT) - Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương trong quá trình tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông phải tuân thủ tinh thần "thượng tôn pháp luật", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", không chấp nhận việc can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi vi phạm.

Đọc nhiều