Sáng 19/8, HĐND tỉnh Đồng Nai khóa X tổ chức kỳ họp không thường kỳ, bầu nhân sự lãnh đạo UBND tỉnh.
Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tiến hành bỏ phiếu bầu chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Võ Tấn Đức.
Kết quả, ông Võ Tấn Đức đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai nhất trí bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh.
Cũng trong sáng nay, Tỉnh ủy Đồng Nai đã thông qua quyết định của Ban Bí thư về việc chuẩn y ông Võ Tấn Đức, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, nhiệm kỳ 2020-2025.
Như vậy, Thường trực UBND tỉnh hiện tại gồm có các đồng chí: Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Nguyễn Sơn Hùng, Võ Văn Phi và Nguyễn Thị Hoàng.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Võ Tấn Đức cảm ơn Ban Bí thư, các ban Đảng Trung ương đã quan tâm, tin tưởng giao cho trọng trách mới; đặc biệt, cảm ơn đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Phó bí thư Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tín nhiệm bầu đồng chí giữ chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020-2025.
“Tôi nhận thức sâu sắc rằng, nhiệm vụ được giao vừa là vinh dự và cũng là trách nhiệm lớn trước Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà. Vì vậy, bản thân tôi cần phải nỗ lực vượt bậc, không ngừng học tập, rèn luyện vượt qua khó khăn, thử thách, tận tâm, tận tụy, trách nhiệm và hết lòng vì sự nghiệp phát triển chung của tỉnh”, tân Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nói.
Trước đó, chiều 9/8/2024, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI (không thường kỳ), các đại biểu đã bỏ phiếu bầu ông Võ Tấn Đức, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, quyền Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối.
Ông Võ Tấn Đức, sinh năm 1970, quê huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ quản lý xây dựng, cử nhân kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, cử nhân tài chính kế toán, cao cấp lý luận chính trị.
Ngày 2/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Võ Tấn Đức.
Trước khi được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức từng trải qua các chức vụ: Phó chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch; Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Long Thành và được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh vào cuối năm 2020.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.