Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Nữ giám đốc làm giả con dấu chiếm đoạt hơn 2,6 tỷ đồng: Cảnh giác chiêu trò lừa đảo 'việc nhẹ lương cao'

Yến Nhi Thứ tư, 23/10/2024 - 15:30
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Do làm ăn thua lỗ, cần tiền chi tiêu, nữ giám đốc lấy danh nghĩa công ty để giới thiệu đưa người sang lao động tại Nhật Bản, sau đó lừa đảo chiếm đoạt hàng tỷ đồng.

Nữ Giám đốc Trung tâm lừa đưa người sang Nhật lao động. (Ảnh minh họa)

Lừa đảo tiền tỷ từ hàng chục người xuất khẩu lao động

VKSND TP. Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố đối với bị can Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo cáo trạng, Công ty cổ phần cung ứng lao động và thương mại Hải Phòng (Halasuco) do ông Lại Duy D. (SN 1955) làm Tổng giám đốc được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động.

Tháng 4/2018, ông D. ký quyết định thành lập Trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động (Trung tâm Halasuco) ở quận Hà Đông, Hà Nội. Công ty bổ nhiệm bị can Nguyễn Thị Phong làm Giám đốc.

Cơ quan điều tra cho rằng, Trung tâm Halasuco không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không được phép thu tiền dịch vụ xuất khẩu lao động.

Năm 2019, do làm ăn thua lỗ, cần tiền chi tiêu, bà Phong lấy danh nghĩa Công ty Halasuco để giới thiệu đưa người sang lao động tại Nhật Bản.

Bị can tự khắc con dấu vuông "Công ty cổ phần cung ứng lao động và thương mại Hải Phòng - chi nhánh Hà Nội", đóng dấu lên các phiếu thu tiền với mục đích để các bị hại tin tưởng.

Thông qua các cộng tác viên, bà Phong đưa ra nhiều thông tin thể hiện việc công ty tuyển lao động sang Nhật Bản làm các công việc như sơn vỏ tàu, đúc nhựa, đóng gói thực phẩm, chế biến thực phẩm… với mức lương từ 25-32 triệu đồng/tháng.

Tùy vào công việc, bà Phong đưa ra chi phí từ 120 -160 triệu đồng/lao động (bao gồm chi phí học tiếng, ăn ở, chống vi phạm, cọc hồ sơ, đảm bảo visa) và cam kết khoảng 6-8 tháng người lao động sẽ được sang Nhật Bản lao động.

Khi thu tiền, bà Phong yêu cầu người lao động chuyển tiền mặt hoặc chuyển khoản đến tài khoản của các cộng tác viên. Ngoài ra, bà Phong còn đứng ra đại diện công ty viết bản cam kết với người lao động.

Kết quả điều tra cho thấy, sau khi thu tiền của người lao động, bà Phong không chuyển tiền về công ty mà sử dụng chi tiêu cá nhân hết. Bị can cũng không thực hiện các thủ tục xuất khẩu lao động như cam kết.

Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 2 - 7/2020, bị can Phong chiếm đoạt hơn 2,6 tỷ đồng của 29 người bị hại.

Cáo trạng thể hiện, thông qua đầu mối là chị Thái Thị H. (ở Nghệ An), bà Phong đã chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng của 16 lao động. Cụ thể, bà Phong và chị H. nhiều lần hợp tác, giới thiệu lao động cho nhau.

Khi đó, chị H. đang làm tuyển dụng cho công ty ở Nghệ An. Bà Phong thỏa thuận với chị H. sẽ trả 500 USD/người nếu giới thiệu lao động xuất cảnh thành công.

Theo thông tin bà Phong đưa ra, chị H. đã gửi danh sách 16 lao động để bà Phong đưa họ sang Nhật Bản lao động, kèm theo đó là hơn 1,2 tỷ đồng tiền phí.

Dù cam kết khoảng 6 tháng sau các lao động sẽ được xuất cảnh, nhưng đến hạn, bà Phong không thực hiện cam kết, cũng không trả lại tiền cho người lao động.

Nhận thấy bà Phong không lo được cho các lao động xuất khẩu nên chị H. đã phải bỏ tiền túi để trả lại họ. Các bị hại ủy quyền cho chị H. làm đơn tố giác bà Phong đến cơ quan công an.

Không chỉ vậy, Phong còn tổ chức cho nhiều người lao động học tiếng Nhật tại Trung tâm Halasuco nhưng không cấp chứng chỉ hoàn thành cho họ.

Nhiều người bị lừa vì tin lời nữ cộng tác viên xuất khẩu lao động

Một vụ việc tương tự, Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố Lương Thị Hoài (SN 1989, trú ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'. Bị hại trong vụ án là 14 cá nhân có nhu cầu xuất khẩu lao động.

Theo cáo buộc, Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Vinacom Việt Nam (Công ty Vinacom) có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là cung ứng và quản lý nguồn lao động. Ngày 28/11/2014, Công ty Vinacom được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tháng 9/2016, Công ty Vinacom ký hợp đồng lao động với Đào Quốc Vinh (SN 1983), trú ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Nhiệm vụ của Vinh là hỗ trợ công ty tìm kiếm đối tác có nhu cầu tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam đi lao động tại Nhật Bản để giới thiệu cho doanh nghiệp và tư vấn thực tập sinh trong phạm vi cho phép.

Đến tháng 6/2019, Đào Quốc Vinh thành lập Công ty cổ phần Dịch vụ đầu tư quốc tế Vinacom Việt Nam (Công ty Dịch vụ Vinacom) với ngành nghề kinh doanh lĩnh vực đào tạo và thương mại. Công ty Dịch vụ Vinacom không được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Ngày 1/7/2019, Công ty Vinacom chấm đứt hợp đồng lao động với Vinh. Tuy nhiên, công ty này vẫn ký biên bản thỏa thuận với nội dung, Vinh tiếp tục tìm kiếm đối tác Nhật Bản có nhu cầu tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam để giới thiệu cho doanh nghiệp này.

Về phía Vinh, sau khi thành lập công ty của riêng mình, anh ta đã thuê Lương Thị Hoài làm cộng tác viên với mức lương 5 triệu đồng/tháng (không có hợp đồng lao động).

Theo thỏa thuận, Hoài có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu đơn hàng thực tập sinh của công ty cho các lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, thu hồ sơ và thu tiền làm hồ sơ xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Nếu xuất khẩu lao động thành công, Hoài sẽ được Vinh trả thêm tiền hoa hồng.

Quá trình thực hiện công việc, Hoài đưa ra thông tin gian dối, giới thiệu với các khách hàng rằng bị can là nhân viên của Công ty Vinacom, có khả năng đưa người đi lao động tại Nhật Bản theo diện Visa với chi phí từ 6.000 USD đến 7.800 USD/ người.

Người lao động sẽ nộp tiền thành 2 đợt. Thời gian xuất cảnh dự kiến từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ và nộp tiền. Hoài trực tiếp nhận hồ sơ hoặc nhận hồ sơ thông qua người môi giới.

Từ tháng 8/2019 đến tháng 4/2020, Lương Thị Hoài đã tư vấn, giới thiệu nhiều đơn hàng đi lao động tại Nhật Bản, trực tiếp nhận 14 bộ hồ sơ và nhận tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng của 14 người có nhu cầu xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.

Sau khi nhận hồ sơ và tiền của 14 người, Hoài chỉ chuyển 1 bộ hồ sơ và số tiền 10 triệu đồng cho Đào Quốc Vinh. 13 bộ hồ sơ và số tiền còn lại, Hoài không liên hệ với cơ quan, tổ chức nào để các bị hại được xuất khẩu lao động theo thỏa thuận mà chiếm đoạt chi tiêu cá nhân.

Trong số 14 bị hại trên có các chị H.T.L (SN 1996, ở Ninh Bình), chị T.T.T.M (SN 1990, ở Vĩnh Phúc) và anh T.D.N (SN 1992, ở Phú Thọ).

Theo cáo trạng, thông qua mối quan hệ xã hội, 3 bị hại trên quen biết với Lương Thị Hoài. Bị can giới thiệu bản thân có khả năng tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản với mức chi phí từ 6.000 USD đến 7.800 USD/người, thời gian được xuất cảnh từ 4 đến 6 tháng. Người lao động trực tiếp nộp hồ sơ và tiền để Hoài làm các thủ tục xuất ngoại.

Tin tưởng thông tin Hoài giới thiệu, từ ngày 16/8/2019 đến ngày 3/12/2019, 3 bị hại trên đã trực tiếp đến Công ty Dịch vụ Vinacom đưa hồ sơ và tổng số tiền 286 triệu đồng cho bị can. Sau khi nhận hồ sơ và tiền của 3 bị hại trên, Hoài chỉ chuyển cho anh Đào Quốc Vinh bộ hồ sơ của anh N. và 10 triệu đồng.

Số hồ sơ và số tiền còn lại, Hoài không nộp, không liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân nào để làm thủ tục đi xuất khẩu lao động cho 3 bị hại nêu trên. Quá hạn cam kết, các bị hại không được đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản nên làm đơn tố giác hành vi lừa đảo.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo xuất khẩu lao động trên không gian mạng

Thời gian qua, nhu cầu đi xuất khẩu lao động tại một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…của người dân tăng cao, trong khi nhiều người dân thiếu thông tin, có tâm lý mong muốn xuất khẩu lao động thủ tục đơn giản, sang nước ngoài làm việc nhẹ, lương cao, chi phí thấp. Do đó họ tìm đến các cá nhân môi giới mà không tìm hiểu kỹ các vấn đề liên quan, người này giới thiệu cho người kia.

Lợi dụng điều này, một số đối tượng đã giả danh các công ty, trung tâm môi giới để tiếp cận, đưa ra hứa hẹn về cách ra nước ngoài làm việc với chi phí rẻ, lương cao, làm visa, thủ tục dễ dàng, nhanh chóng…để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của nạn nhân.

Các đối tượng thường mạo danh các công ty môi giới lao động hợp pháp bằng cách tạo website giả mạo hoặc làm giả giấy tờ, tài liệu liên quan. Sau đó tổ chức các buổi hội thảo, gặp gỡ tại các địa phương, thông báo mức chi phí xuất khẩu lao động thấp hơn so với mức thông thường và hứa hẹn về điều kiện lao động tại nước ngoài tốt, thu nhập rất cao.

Tiếp đó, các đối tượng yêu cầu người lao động nộp một khoản tiền lớn để làm thủ tục hoặc chi phí đầu vào trước khi ký hợp đồng chính thức. Người lao động sau khi nộp tiền môi giới, chi phí hồ sơ sẽ không thể liên lạc lại với đối tượng lừa đảo hoặc được đưa sang nước ngoài với công việc, thu nhập khác xa so với lời hứa ban đầu.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an các tỉnh thành trên toàn quốc liên tiếp triệt phá nhiều đường dây, bắt giữ, khởi tố các đối tượng lừa đảo bằng hình thức dụ dỗ, mời gọi, môi giới xuất khẩu lao động.

Cơ quan Công an khuyến cáo mỗi người dân khi có nhu cầu xuất khẩu lao động cần tìm hiểu kỹ thông tin về các chương trình xuất khẩu lao động qua các nguồn chính thống, như các cơ quan chính phủ, đại sứ quán, hoặc các tổ chức có uy tín.

Tuyệt đối không tin vào các quảng cáo hay lời mời hứa hẹn hấp dẫn nhưng thiếu cơ sở pháp lý; thực hiện kiểm tra danh tính của các tổ chức, xác minh thông qua các trang web chính thức của cơ quan chức năng.

Chỉ tham gia các chương trình xuất khẩu lao động thông qua các công ty được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép.

Tuyệt đối không nộp bất kỳ khoản tiền nào trước khi ký kết hợp đồng lao động rõ ràng với các điều khoản về công việc, thu nhập, chi phí cụ thể.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Bộ Công an ra mắt cổng thông tin cấp thị thực điện tử mới vào 11/11/2024

Bộ Công an ra mắt cổng thông tin cấp thị thực điện tử mới vào 11/11/2024

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Từ 11/11/2024, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ vận hành thêm trang web có tên miền thithucdientu.gov.vn; vận hành cùng lúc trang evisa.xuatnhapcanh.gov.vn để thuận lợi hơn cho công dân xin cấp e-visa.

Bắt quả tang điểm kinh doanh thịt heo bẩn tại Đồng Nai: Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Bắt quả tang điểm kinh doanh thịt heo bẩn tại Đồng Nai: Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện và xử lý một cơ sở kinh doanh thịt heo bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc để đưa ra thị trường tiêu thụ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy hành vi trên sẽ bị xử lý ra sao?

 Công ty Dầu khí Quảng Ninh bị thu hồi 26,2 tỷ đồng vì mua bán trái phép hóa đơn: Mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?

Công ty Dầu khí Quảng Ninh bị thu hồi 26,2 tỷ đồng vì mua bán trái phép hóa đơn: Mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Một công ty ở Quảng Ninh đã bán trái phép số lượng lớn hóa đơn giá trị gia tăng điện tử, áp dụng thủ đoạn "xăng dầu đi một nơi, hóa đơn đi một nẻo". Hiện nay, việc mua bán trái phép hóa đơn diễn ra ngày một nhiều với mục đích để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, giảm nghĩa vụ thuế, hợp thức hóa cho hàng hóa trôi nổi. Pháp luật hiện hành quy định mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?

Công ty viễn thông bị xử phạt 70 triệu đồng vì cuộc gọi rác quấy rối, đòi nợ: Mức xử phạt với tin nhắn rác, cuộc gọi rác ra sao?

Công ty viễn thông bị xử phạt 70 triệu đồng vì cuộc gọi rác quấy rối, đòi nợ: Mức xử phạt với tin nhắn rác, cuộc gọi rác ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Thời gian vừa qua, tình trạng các cuộc gọi, tin nhắn rác mời chào hay lừa đảo đang ngày càng phức tạp, khi các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn để chiếm đoạt dữ liệu cá nhân của người dùng hoặc thực hiện cuộc gọi rác với mục đích bôi nhọ, quấy rối, đòi nợ. Pháp luật hiện hành quy định về mức xử phạt với tin nhắn rác, cuộc gọi rác ra sao?

Vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực tiễn áp dụng qua vụ án cụ thể

Vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực tiễn áp dụng qua vụ án cụ thể

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Những năm qua, các vụ án khiếu kiện về tranh chấp đất đai, khiếu kiện về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn biến rất phức tạp. Vụ án sau đây là một minh chứng.

Bộ Công an đề xuất phạt nặng hành vi cầm cố, cho mượn tài khoản định danh điện tử VNeID

Bộ Công an đề xuất phạt nặng hành vi cầm cố, cho mượn tài khoản định danh điện tử VNeID

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Các hành vi như cầm cố, mượn, cho mượn tài khoản định danh điện tử VNeID để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị phạt tới 6 triệu đồng.

Lợi dụng mạng xã hội để bán giấy phép lái xe giả: Sử dụng bằng lái xe giả bị xử lý ra sao?

Lợi dụng mạng xã hội để bán giấy phép lái xe giả: Sử dụng bằng lái xe giả bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Thời gian gần đây, trên các mạng xã hội, tình trạng mua bán giấy phép lái xe giả diễn biến hết sức phức tạp. Việc mua, bán, sử dụng giấy phép lái xe giả là hành vi vi phạm pháp luật và tiềm ẩn nguy cơ rất lớn về tai nạn giao thông. Vậy, sử dụng giấy phép lái xe giả bị xử lý ra sao?

Phó Thủ tướng: Phải làm thay đổi nhận thức, hành vi của người tham gia giao thông

Phó Thủ tướng: Phải làm thay đổi nhận thức, hành vi của người tham gia giao thông

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Từ thực tế nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra đối với người đi bộ khi qua đường, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Nghị định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải làm thay đổi nhận thức, hành vi của người tham gia giao thông, tôn trọng pháp luật, tính mạng của người khác.

Đọc nhiều