Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng
Thứ tư, 23/10/2024 - 07:34
Nghe audio
0:00
Sáng 23/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga từ ngày 23-24/10/2024 theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024.
Đoàn đại biểu chính thức tháp tùng Thủ tướng Chính phủ
Phạm Minh Chính trong chuyến công tác có: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Thứ trưởng
Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Võ Minh Lương; Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng
Lê Quốc Hùng; Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Trương Quang Hoài Nam; Phó Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Sỹ Hiệp; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh
Hằng; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung; Thứ trưởng Bộ Giao thông
vận tải Nguyễn Xuân Sang; Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng; Phó Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Quang Dũng; Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga
Đặng Minh Khôi.
BRICS được thành lập với mục tiêu ban đầu là trở thành
một thể chế chính trị, kinh tế và tài chính toàn cầu nhằm phản ánh tương quan lực
lượng theo hướng công bằng, cân bằng và có tính đại diện cao hơn. Trong trật tự
thế giới đa cực đang hình thành, BRICS đang nổi lên có tiềm năng trở thành một
trụ cột mới trong hệ thống đa phương.
Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng năm 2024
nằm trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 16. Hội nghị có chủ đề
"BRICS với Nam bán cầu: Cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn", tập
trung thảo luận về tăng cường hợp tác giữa BRICS với các nước Nam bán cầu nhằm
đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần
hoàn, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng một hệ sinh thái quản trị
toàn cầu cân bằng, hiệu quả, bao trùm, đề cao vai trò và tiếng nói của các nước
đang phát triển, chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người dân.
Đến nay, ngoài lãnh đạo cấp cao 9 nước thành viên
BRICS, có khoảng 20 nước khách mời và 2 tổ chức quốc tế đã khẳng định tham dự,
trong đó có 24 nguyên thủ các nước tham dự Hội nghị BRICS mở rộng năm 2024.
Chuyến công tác của Thủ tướng tham dự Hội nghị BRICS mở
rộng 2024 diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến
lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga tiếp tục phát triển tốt đẹp. Năm nay,
hai nước kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản về quan hệ hữu
nghị; sang năm 2025 hai nước kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao
Việt Nam - Liên bang Nga.
Chuyến công tác là bước triển khai quan trọng đường lối
đối ngoại nhất quán của Việt Nam là độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ đối ngoại, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách
nhiệm của cộng động quốc tế cũng như chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại
đa phương.
Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị BRICS
mở rộng chuyển tải hình ảnh về một Việt Nam hòa bình, hợp tác, phát triển, năng
động, đổi mới; thể hiện vai trò và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam tại các cơ
chế đa phương, nhằm góp phần giải quyết các thách thức toàn cầu, thúc đẩy phát
triển bền vững, bao trùm, nâng cao vai trò và tiếng nói của các nước đang phát
triển trên trường quốc tế; đồng thời tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa
quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Liên bang Nga và các nước.
(PLPT) - Liên quan đến vấn nạn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, đây là loại thuốc lá mới, chưa chịu sự điều chỉnh của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá do khi xây dựng luật cách đây 10 năm chưa xuất hiện.
(PLPT) - Trước câu hỏi chất vấn về hoạt động mua bán vàng chỉ được tổ chức tại các thành phố lớn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép kinh doanh mua bán vàng chứ không quy định bắt buộc ở địa điểm nào.
(PLPT) - Tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, phiên chất vấn diễn ra trong 2 ngày 11 và 12/11 sẽ tập trung vào 3 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: Ngân hàng, Y tế, Thông tin và Truyền thông.
(PLPT) - Luật Điện lực sửa đổi được xem là “chìa khoá” tháo gỡ khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
(PLPT) - Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư khẳng định giáo dục giữ vị trí chiến lược trong công tác cán bộ; thầy cô giáo chính là nhân tố cốt lõi của quá trình giáo dục.
(PLPT) - Dự án Luật Dữ liệu được đặt ra trong bối cảnh vi phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng và cần có các quy định pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
(PLPT) - Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), Tổng Bí thư Tô Lâm có buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp và có phát biểu quan trọng. Tạp Chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.
(PLPT) - Liên quan đến dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Hoà cho rằng việc phân cấp, phân quyền mạnh là rất cần thiết, qua đó giúp cho việc đầu tư công “thuận buồm xuôi gió”.