Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Thi hành kỷ luật đối với lãnh đạo 2 tỉnh Lâm Đồng, Bắc Giang

Phương Thúy Chủ nhật, 13/10/2024 - 16:16
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật 6 Phó Chủ tịch, nguyên Phó Chủ tịch 2 tỉnh Lâm Đồng, Bắc Giang bằng hình thức cảnh cáo, khiển trách.

Kỷ luật 4 Phó Chủ tịch, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng

Thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Võ Ngọc Hiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.

Cụ thể, tại Quyết định số 1157/QĐ-TTg ngày 11/10/2024, Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Võ Ngọc Hiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về đảng; thời gian thi hành kỷ luật kể từ ngày công bố Quyết định số 1664-QĐ/UBKTTW ngày 14/8/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.

Tại Quyết định số 1158/QĐ-TTg ngày 11/10/2024, Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về đảng; thời gian thi hành kỷ luật kể từ ngày công bố Quyết định số 1667-QĐ/UBKTTW ngày 14/8/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Nguyễn Văn Yên, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.

Tại Quyết định số 1159/QĐ-TTg ngày 11/10/2024, Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Nguyễn Văn Yên, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nhiệm kỳ 2016 - 2021 do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về đảng; thời gian thi hành kỷ luật kể từ ngày công bố Quyết định số 1665-QĐ/UBKTTW ngày 14/8/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tại Quyết định số 1160/QĐ-TTg ngày 11/10/2024, Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về đảng; thời gian thi hành kỷ luật kể từ ngày công bố Quyết định số 1668-QĐ/UBKTTW ngày 14/8/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 45. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lâm Đồng đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất một số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; để nhiều tổ chức đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật, nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý hình sự do có vi phạm, khuyết điểm trong vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Dự án Khu đô thị Đại Ninh tỉnh Lâm Đồng và các địa phương, đơn vị có liên quan.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, nguy cơ thất thoát rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Trách nhiệm cá nhân đối với các vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về ông Nguyễn Ngọc Phúc và ông chí Phạm S, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Võ Ngọc Hiệp, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Yên, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Nguyễn Văn Yên và ông Phạm S; khiển trách ông Nguyễn Ngọc Phúc và ông Võ Ngọc Hiệp.

Thi hành kỷ luật 2 Phó Chủ tịch, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Giang

Thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.

Tại Quyết định số 1152/QĐ-TTg ngày 10/10/2024, Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về đảng; thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 1712-QĐ/UBKTTW ngày 5/9/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Lại Thanh Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang.

Tại Quyết định số 1153/QĐ-TTg ngày 10/10/2024, Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Lại Thanh Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang (từ tháng 12/2010 đến tháng 8/2020) do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về đảng; thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 1714-QĐ/UBKTTW ngày 5/9/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Các quyết định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2024.

Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra nhận thấy: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban cán sự đảng UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong một số dự án đầu tư do Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An thực hiện trên địa bàn tỉnh;

Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thiệt hại lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải thi hành kỷ luật.

Trách nhiệm cá nhân đối với các vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về ông Lê Ô Pích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lại Thanh Sơn, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh...

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Lê Ô Pích và khiển trách ông Lại Thanh Sơn.

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  9 giờ trước

(PLPT) - Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lý lịch tư pháp.

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  10 giờ trước

(PLPT) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh việc phát triển các mô-đun của phần mềm Trợ lý ảo để hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  11 giờ trước

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 (có hiệu lực ngày 1/7/2024) đã đưa ra một số quy định nhằm kiểm soát, siết chặt tình hình sở hữu chéo. Tuy nhiên để tăng cường hiệu lực thực thi luật, đặc biệt ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng tại các ngân hàng, chặn không để xảy ra đại án như đã xảy ra tại SCB, thì cần nhiều giải pháp đồng bộ…

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Cục An toàn thông tin cho biết, dù các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, tuy nhiên, do mất cảnh giác và thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân, nhiều người dùng vẫn bị lừa đảo, đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản.

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Một nhóm đối tượng tiếp cận người dân, tự xưng là cán bộ công tác tại Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bộ Công an đã phát ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác.

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Tin lời kẻ giả danh công an, một người phụ nữ ở Hà Nội đã cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, bị lừa mất gần 3 tỷ đồng. Cơ quan chức năng liên tục thông tin cảnh báo về các chiêu trò, thủ đoạn của loại tội phạm lừa đảo này song nhiều người dân vẫn "sập bẫy".

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã bổ sung giải thích từ ngữ về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân' và bổ sung đối tượng này trong các quy định tương ứng của dự thảo Luật.

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Để đạt được sự cân bằng giữa lý thuyết pháp lý và thực tiễn áp dụng, cơ chế đánh giá tác động chính sách (Regulatory Impact Assessment - RIA) trở thành một công cụ không thể thiếu trong quy trình xây dựng luật hiện đại.

Đọc nhiều