Tương lai cho thế hệ vươn mình
(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Chiều 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản. Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất Khoáng sản cho biết, về nguyên tắc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, dự thảo Luật kế thừa quy định về số lượng giấy phép thăm dò của Luật hiện hành để hạn chế việc đầu cơ, giữ mỏ, trong quá trình thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010 không có vướng mắc. Việc loại trừ quy định đối với khoáng sản than/khoáng sản năng lượng là không phù hợp giữa các nhóm, loại khoáng sản trong hoạt động cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
Về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Điều 101), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, có ý kiến cho rằng, quy định về tiền cấp quyền là không khả thi, chưa phù hợp với thực tiễn; một số ý kiến đề nghị bỏ nội dung thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đồng thời xem xét tăng mức thu thuế tài nguyên khoáng sản; đề nghị làm rõ sự khác nhau giữa tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thuế tài nguyên và có giải pháp cắt giảm thủ tục hành chính.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, qua 13 năm thực hiện, chính sách “Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản” đã góp phần hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng, lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, đồng thời cũng là một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước” - ông Huy cho biết thêm.
Để giải quyết hạn chế, vướng mắc hiện nay, dự thảo Luật đã quy định theo hướng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế. Với quy định nêu trên, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản sẽ không bị ảnh hưởng bởi trữ lượng địa chất, trữ lượng không được khai thác, không thể khai thác hết hoặc vì lý do khách quan chưa thể đưa mỏ vào khai thác.
Đối với vấn đề liên quan đến tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy cho rằng, bản chất của tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đó là khi khoáng sản nằm trong lòng đất là tài nguyên quốc gia, là sở hữu toàn dân và khi đưa ra khỏi vị trí trong lòng đất để đưa sang các hoạt động chế biến, kinh doanh, như vậy chúng ta chuyển từ sở hữu toàn dân thành sở hữu của tổ chức, cá nhân, là sở hữu riêng.
Thông lệ quốc tế, tiền cấp quyền chính là khoản tiền tổ chức, cá nhân phải đóng góp cho Nhà nước để chuyển dịch quyền sở hữu này. Còn theo pháp luật về thuế và thực tế thực hiện từ năm 2016 đến nay cũng không có vướng mắc.
Hơn nữa, tiền cấp quyền chính là cơ sở để quyết định việc đấu giá, quyền khai thác khoáng sản chính là dữ liệu đầu vào để thực hiện. Cho nên, việc duy trì thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như hiện nay là phù hợp và tránh các tình trạng đầu cơ, khi được cấp lại găm ở đó.
Ngoài ra, liên quan đến thủ tục hành chính, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, cơ quan soạn thảo sẽ báo cáo với Chính phủ để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện việc thu thuế tài nguyên cũng như thu tiền cấp quyền để đơn giản nhất về mặt thủ tục, không làm phiền hà đến tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
Đối với tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, trên cơ sở quyết định phê duyệt và quyết toán thuế tài nguyên, tổ chức, cá nhân chỉ phải nộp 1 năm 1 lần, không làm phát sinh thủ tục hành chính trong việc kê khai, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Về thuế tài nguyên, tổ chức, cá nhân tự kê khai sản lượng khai thác thực tế và nộp theo tháng và được quyết toán theo năm. Đối với tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, dự thảo Luật đang quy định theo hướng cơ quan quản lý nhà nước sẽ phê duyệt theo trữ lượng khoáng sản, tổ chức, cá nhân sẽ nộp 1 lần vào đầu năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế theo thời kỳ (có thể 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm). Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nộp thừa sẽ được chuyển sang kỳ nộp tiếp theo, trường hợp nộp thiếu thì nộp bổ sung.
Cho ý kiến về việc phân nhóm khoáng sản, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TPHCM) cho biết, dự thảo luật đang phân loại khoáng sản thành 4 nhóm theo công dụng và mục đích quản lý. Trong nhóm I hiện nay (nhóm kim loại và năng lượng) có những loại khoáng sản cực kỳ quan trọng, có trữ lượng lớn như đất hiếm, vonfram, uranium, titan… Ngoài ra, Việt Nam còn có trữ lượng băng cháy lớn ở thềm lục địa chưa thấy được đưa vào.
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, những loại khoáng sản này có tầm chiến lược quan trọng, không thể đánh đồng với những loại khoáng sản khác trong nhóm I.
Do đó, đại biểu đề nghị cần có một danh mục riêng đối với khoáng sản chiến lược quan trọng, đặc biệt quan trọng và giao thẩm quyền cấp phép thăm dò, khai thác cho Thủ tướng thay vì giao Bộ TN&MT, UBND cấp tỉnh như hiện nay.
Trong khi đó, đại biểu Đỗ Thị Lan (Đoàn Quảng Ninh) cho rằng, doanh nghiệp thường mất rất nhiều thời gian cho việc lập hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian khai thác than, mỗi lần gia hạn thì chỉ được gia hạn từ 2 đến 3 năm và lại vừa làm vừa chuẩn bị để xin giấy phép gia hạn.
Đại biểu nghị cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra nghiên cứu quy định thời gian cấp phép khai thác khoáng sản, trữ lượng khoáng sản và căn cứ trên trữ lượng khoáng sản, căn cứ trên điều kiện địa chất của khoáng sản, của dự án, điều chỉnh quy định về thời gian cấp phép là không quá 50 năm và thời gian gia hạn thì không quá 15 năm để phù hợp với thực tiễn và giải quyết những vướng mắc hiện nay.
Nêu ý kiến về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đại biểu Trần Thị Kim Nhung (Đoàn Quảng Ninh) đề nghị hợp nhất 2 loại tiền cấp quyền khoáng sản và thuế tài nguyên. Bởi theo đại biểu, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thuế tài nguyên giống nhau về bản chất, cả 2 khoản đều cùng là một khoản tiền tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp cho Nhà nước...
(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
(PLPT) - Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý, bảo vệ dữ liệu cá nhân cần bám sát quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo” để vừa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong thời gian tới, phải bám sát tình hình để đề ra các giải pháp phù hợp tình hình mới, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời", xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
(PLPT) - Hàng loạt các chính sách mới quan trọng liên quan đến công chức, cấp đổi bằng lái xe, lệ phí trước bạ chính thức có hiệu lực từ tháng 3/2025.
(PLPT) - Ba Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đang xây dựng nghị quyết mới trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về phát triển doanh nghiệp tư nhân.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng, chống lãng phí phải gắn kết với tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.