Luật Khoáng sản 2010 cần được sửa đổi sau 14 năm thực thi
Ninh Gia
Thứ sáu, 26/07/2024 - 10:44
(PLPT) - Luật Khoáng sản năm 2010 sau 14 năm thực thi đã phát huy hiệu quả với nhiều chính sách quan trọng vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, Luật vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được sửa đổi để có sự phù hợp với thực tế của lĩnh vực kinh tế quan trọng này hiện nay.
Theo đó, Luật Khoáng sản 2010 đã bộc lộ một số hạn chế, khó khăn như: Chưa quy định quản lý nhà nước về địa chất, nhất là quản lý thống nhất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành. Thủ tục hành chính cấp phép về khoáng sản làm vật liệu san lấp còn phức tạp; chưa phân loại các đối tượng khoáng sản để áp dụng thủ tục hành chính tương ứng, phù hợp…
Đặc biệt, Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra các yêu cầu mới với công tác địa chất, khoáng sản cần được thể chế hóa thành Luật
Một địa điểm khai thác đá trên địa bàn huyện Lương Sơn - tỉnh Hoà Bình. Ảnh: Ninh Gia
Do đó, việc sửa đổi trong Dự thảo Luật Địa chất khoáng sản kết hợp giữa việc kết thừa những giá trị của Luật trước đây cùng với những điều khoản khắc phục hạn chế, tồn tại để hoàn thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực kinh tế quan trọng này.
Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, dự án Luật được xây dựng gồm 117 điều và được bố cục thành 12 chương, tăng 01 chương và 31 điều (so với Luật Khoáng sản năm 2010), tăng 01 chương và giảm 19 điều (so với Đề cương đã được thông qua). Một số điểm mới của dự thảo Luật gồm: Quy định về điều tra cơ bản địa chất (Chương III); Phân nhóm khoáng sản (Điều 7 và Chương VI); Tăng cường phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương (chi tiết thể hiện tại mục V); Bổ sung và làm rõ các hoạt động thu hồi khoáng sản, đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; Bổ sung các trường hợp đặc thù cho phép khai thác khoáng sản không phải có Quy hoạch khoáng sản (khai thác khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, thu hồi khoáng sản, khai thác tận thu khoáng sản); Khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khai thác khoáng sản lòng sông, lòng hồ, ở khu vực biển không phải lập Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản nhưng phải thực hiện Phương án đóng cửa mỏ khoáng sản; Công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thay vì phê duyệt trữ lượng (Điều 53).
Ngoài ra, trong dự án Luật cũng đề cập điểm mới về sử dụng vốn ngân sách từ nguồn sự nghiệp kinh tế để tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng; khoáng sản có giá trị kinh tế và nhu cầu sử dụng lớn (Điều 52); Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở trữ lượng khoáng sản được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản hoặc khối lượng khoáng sản được phép khai thác, thu hồi; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thu theo năm và quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế (Điều 103); Tăng cường quản lý cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển (Chương VIII); Cho phép tổ chức, cá nhân thế chấp, góp vốn quyền khai thác khoáng sản (Điều 62); Ưu tiên tổ chức, cá nhân đang khai thác hợp pháp được thăm dò xuống sâu, mở rộng để đánh giá đầy đủ, khống chế hết thân khoáng sản đối với loại khoáng sản được cấp phép mà không phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản (Điều 5).
Tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Địa chất và khoáng sản, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng hồ sơ dự án Luật cơ bản đáp ứng yêu cầu theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đã cụ thể hoá 5 nhóm chính sách được thông qua; đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7.
Tài nguyên, khoáng sản cần được quản lý chặt chẽ để đảm bảo không bị thất thoát, lãng phí. Ảnh: Ninh Gia
Dự thảo Luật có các quy định mới như quy định về điều tra cơ bản địa chất; phân nhóm khoáng sản; tăng cường phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương; bổ sung và làm rõ các hoạt động thu hồi khoáng sản, đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; bổ sung các trường hợp đặc thù cho phép khai thác khoáng sản không phải có Quy hoạch khoáng sản (khai thác khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; thu hồi khoáng sản; khai thác tận thu khoáng sản); công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thay vì phê duyệt trữ lượng; sử dụng vốn ngân sách từ nguồn sự nghiệp kinh tế để tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng;...
Vừa qua đã có nhiều hội nghị, hội thảo góp ý về dự án luật Địa chất và khoáng sản, trong đó nổi lên các vấn đề nóng được nhiều đại biểu góp ý và còn ý kiến khác nhau như phạm vi điều chỉnh đối với quản lý hoạt động chế biến khoáng sản; phân cấp, phân quyền quản lý khoáng sản; thu tiền cấp quyền và đấu giá mỏ khoáng sản để cấp phép nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên khoáng sản của đất nước; xóa bỏ cơ chế "xin - cho", chống tiêu cực, tham nhũng trong quản lý, khai thác khoáng sản…..
Thống kê của Bộ TN&MT cho biết, 10 năm triển khai luật Khoáng sản 2010 chỉ tổ chức đấu giá thành công 10 khu vực có khoáng sản, trong tổng số 441 giấy phép đã cấp, như vậy vẫn còn hơn 98% giấy phép được cấp theo cơ chế "xin - cho". Ở các địa phương, số giấy phép khoáng sản được cấp qua đấu giá chỉ có 827/5.200 giấy phép được cấp (chiếm 16%). Trong khi đó, giá trúng đấu giá luôn cao hơn 20 - 40% giá khởi điểm, đặc biệt có những mỏ cao gấp 2 - 3 so với giá khởi điểm.
Trả lời chất vấn tại Quốc hội (QH) mới đây, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh khẳng định, dự thảo luật Địa chất và Khoáng sản trình QH trong vài ngày tới đây sẽ khắc phục các bất cập đã được nhận diện sau 13 năm thực hiện luật Khoáng sản 2010. Theo lời người đứng đầu ngành TN&MT nói trước QH, quan điểm là thực hiện đấu giá tối đa để thu ngân sách.
Cả cơ quan quản lý lẫn các chuyên gia đều thống nhất phải mở rộng tối đa đấu giá quyền khai thác khoáng sản, hạn chế cấp phép kiểu xin - cho, song hiện thực hóa cơ chế này ra sao lại là vấn đề không đơn giản, cần làm rõ, đặc biệt cần xoá bỏ cơ chế xin - cho trong cấp phép khai thác mỏ, vốn tiềm ẩn nguy cơ thất thoát hàng tỉ USD cho ngân sách.
Luật Khoáng sản 2010 quy định phải thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản, trừ các trường hợp không đấu giá theo quy định của Chính phủ. Theo báo cáo của Bộ TN&MT, Nghị định 158 năm 2016 của Chính phủ đã xác định 7 tiêu chí để khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Trên cơ sở quy định này, Bộ TN&MT đã khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 203 năm 2014 phê duyệt khu vực không đấu giá khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT (chưa gồm của địa phương)
Bộ trưởng Đặng Quốc khánh tại diễn đàn quốc hội gần đây khi trả lời các câu hỏi về Dự thảo Luật Địa chất khoáng sản. Ảnh: Báo TN&MT
Theo đó, khu vực không đấu giá gồm: 151 khu vực khoáng sản cụ thể; khu vực khoáng sản urani đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương; khu vực than nằm trong quy hoạch phát triển ngành than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; và khu vực đá vôi, đá sét, khoáng sản phụ gia xi măng nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm nguyên liệu xi măng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; khu vực khoáng sản đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc giấy phép khai thác khoáng sản. Ngoài ra, căn cứ đề xuất của các địa phương, Bộ TN&MT đã khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung 53 khu vực khoáng sản vào danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT.
Đối chiếu các quy định này vào thực tiễn, ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia chính sách công, Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), tính toán: Có tới hơn 90% số mỏ khoáng sản không qua đấu giá, tức là chỉ cấp phép. Ông Đức cho rằng đây là một trong các nguyên nhân khiến tỷ lệ đấu giá khai thác khoáng sản suốt 14 năm thực hiện luật Khoáng sản còn thấp. Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh khi trả lời QH cũng thừa nhận, việc bộ này chỉ đấu giá 10 mỏ khoáng sản trong suốt hơn 10 năm là do Nghị định 158/2016 đã quy định rõ các khu vực không đấu giá, và Bộ TN&MT phải thực hiện cấp phép không thông qua đấu giá.
(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng
(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?
(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?
(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.
(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.
(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?