Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Tiếp tục hoàn thiện nhiều chính sách mới trong lĩnh vực tài chính

Báo Đầu tư Thứ ba, 10/06/2025 - 13:40

Các dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, một luật sửa 8 luật trong lĩnh vực kinh tế và tài chính được hoàn thiện thêm một bước, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ chín của Quốc hội.

Các dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, một luật sửa 8 luật trong lĩnh vực kinh tế và tài chính được hoàn thiện thêm một bước, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ chín của Quốc hội.

Tiếp thu tối đa ý kiến doanh nghiệp

Báo cáo một số nội dung lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Dự thảo) trong phiên họp cuối tuần qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho biết, Dự thảo đã thể hiện rõ quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quyết định hoặc điều chỉnh chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; huy động vốn; quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật khác có liên quan; tiền lương, thù lao, tiền thưởng... Các quy định trong Dự thảo Luật thể hiện sự tăng cường quyền tự chủ, trách nhiệm tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp và bảo đảm vai trò quản lý của Nhà nước với vai trò chủ sở hữu ở mức độ phù hợp.

Ông Mãi cũng khẳng định, các quy định trong Dự thảo Luật thể hiện sự cân bằng giữa việc tăng cường quyền tự chủ, trách nhiệm tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp với việc bảo đảm vai trò quản lý của Nhà nước trong tư cách chủ sở hữu ở mức độ phù hợp.

Về một số nội dung cụ thể, ông Mãi phản ánh, có ý kiến đề nghị xem xét việc không cho phép toàn bộ doanh nghiệp nhà nước đầu tư bất động sản, mà chỉ cho phép doanh nghiệp lớn của Nhà nước được đầu tư bất động sản.

Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng, việc quy định theo hướng không cho phép toàn bộ doanh nghiệp nhà nước đầu tư bất động sản, mà chỉ cho phép một số doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn được thực hiện hoạt động này sẽ làm hạn chế quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không phù hợp với chủ trương của Đảng về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm thực hiện chủ trương bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Doanh nghiệp có vốn nhà nước được thực hiện các hoạt động kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật và định hướng của Nhà nước với vai trò của chủ sở hữu, được thể hiện thông qua điều lệ, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

“Do vậy, Thường trực Ủy ban và Cơ quan chủ trì soạn thảo đề nghị không quy định nội dung này tại Dự thảo Luật”, ông Mãi nêu rõ.

Với quan điểm này, khoản 1, Điều 20, Dự thảo quy định: “Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp được thực hiện theo các hình thức đầu tư quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành; mua chứng khoán theo quy định pháp luật về chứng khoán”.

Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp là luật khó.

“Chiều 5/6, cơ quan chủ trì thẩm tra đã làm việc với lãnh đạo một số tập đoàn lớn lắng nghe góp ý một lần nữa cho Dự thảo. Đa số đại diện doanh nghiệp cho rằng, Dự thảo đã tiếp thu nhiều ý kiến góp ý để hoàn thiện”, ông Hải phát biểu.

Cho biết, có những góp ý của doanh nghiệp chưa thể bổ sung hết ngay được, song Phó chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, quá trình hoàn thiện Dự thảo cần đặc biệt lưu ý ý kiến của các doanh nghiệp, không để xảy ra khó khăn, vướng mắc hay tăng thủ tục hành chính khi luật có hiệu lực thi hành.

Nêu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, so với Dự thảo trình Quốc hội thì khái niệm vốn nhà nước tại doanh nghiệp diễn đạt còn khó hiểu. Tương tự, cần rà soát, làm rõ hơn 5 hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.

Báo cáo giải trình thêm, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, tiếp thu ý kiến Chủ tịch Quốc hội, sẽ rà soát về định nghĩa vốn ngân sách nhà nước tại doanh nghiệp, quy định về bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp…

Thứ trưởng Bộ Tài chính cũng báo cáo thêm là doanh nghiệp nhà nước cần có nghị quyết tương xứng. Mới đây, Thủ tướng đã có văn bản yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, trên cơ sở tổng kết Nghị quyết 12 (về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước - PV) tham khảo Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân để xây dựng nghị quyết mới về doanh nghiệp nhà nước.

“Bộ Tài chính đang phối hợp với Ban Nghiên cứu chiến lược Trung ương để hoàn thiện, báo cáo Đảng ủy Chính phủ, Bộ Chính trị trước ngày 8/6”, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn cho biết.

Sẽ nghiên cứu toàn diện về đề xuất bãi bỏ chủ trương đầu tư

Cũng trong cuối tuần qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, gồm Đấu thầu; Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư; Hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Đầu tư; Đầu tư công; Quản lý, sử dụng tài sản công; Thuế giá trị gia tăng.

Báo cáo nội dung này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu, Chính phủ đã nghiên cứu, đánh giá và đề xuất bổ sung một điều tại Dự thảo Luật để sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng (bổ sung chính sách thuế giá trị gia tăng 0% đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ).

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, nội dung này cần gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội.

Liên quan sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, hồi âm đề xuất bãi bỏ chủ trương đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nêu rõ, đây là nội dung lớn, liên quan nhiều ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của nhiều cơ quan và hiện có ý kiến khác nhau về vấn đề này. Trong đó, có ý kiến về việc cần tiếp tục phải hoàn thiện, đơn giản hóa mạnh mẽ quy trình thủ tục đầu tư hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng, minh bạch nhằm thu hút đầu tư, nhưng vẫn cần duy trì thủ tục này để kiểm soát hiệu quả các dự án đầu tư. Bao gồm các dự án đầu tư trong những ngành, nghề, lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến đảm bảo quốc phòng, an ninh, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư, nhưng cần tiếp tục hoàn thiện, đơn giản hóa mạnh mẽ quy trình thủ tục đầu tư hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng, minh bạch.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư là cơ sở để triển khai các thủ tục về đất đai (giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giao khu vực biển); xây dựng (cấp giấy phép xây dựng); môi trường (đánh giá tác động môi trường)…

Thứ trưởng Trần Quốc Phương nêu rõ, Dự thảo Luật đã phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng cho UBND cấp tỉnh đối với 7 nhóm dự án đầu tư. Đồng thời, Dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư cũng sẽ đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

“Chính phủ đang tiến hành tổng kết tình hình thi hành Luật Đầu tư. Đề xuất nghiên cứu bãi bỏ thủ tục đầu tư chấp nhận chủ trương sẽ được nghiên cứu, đánh giá toàn diện trong quá trình này”, Thứ trưởng cho hay.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng làm rõ thêm ý kiến của Ủy ban Kinh tế và Tài chính về tháo gỡ khó khăn đối với dự án BOT trong lĩnh vực đường bộ có hợp đồng được ký kết trước ngày Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư năm 2020 có hiệu lực thi hành. Theo đó, kinh phí để xử lý dự kiến gần 15.000 tỷ đồng, Chính phủ sẽ có nghiên cứu để quy định chặt chẽ, vừa tháo gỡ khó khăn, vừa có thể sử dụng hiệu quả các dự án đang có vướng mắc.

Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo tiếp tục hoàn thiện Dự thảo đạt chất lượng cao nhất. Lưu ý làm rõ căn cứ vấn đề tháo gỡ khó khăn đối với dự án BOT và việc phân cấp thẩm quyền từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội sang Chính phủ điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm giữa các bộ, ngành, địa phương để có phương án khả thi trình Quốc hội.

Theo nghị trình, một luật sửa 8 luật trong lĩnh vực tài chính sẽ được Quốc hội bấm nút thông qua vào sáng 17/6.

Cấm doanh nghiệp nhà nước góp vốn vào công ty người nhà

Khoản 3, Điều 20, Dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp không được đầu tư để góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của chủ tịch và thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch và thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch công ty, kiểm soát viên, tổng giám đốc hoặc giám đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp”.

Cùng chuyên mục

Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp phiên thứ 28 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Kiểm tra, làm rõ vi phạm của cán bộ tiếp tay cho sản xuất và buôn bán hàng giả

Kiểm tra, làm rõ vi phạm của cán bộ tiếp tay cho sản xuất và buôn bán hàng giả

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Chiều 7/7, tại cuộc họp Thông báo Kết quả phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC), ông Nguyễn Hữu Đông, Uỷ viên TW Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNLPTC thống nhất đưa 4 vụ án và 2 vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Xâm phạm dữ liệu cá nhân có thể bị phạt đến 5% doanh thu năm liền kề

Xâm phạm dữ liệu cá nhân có thể bị phạt đến 5% doanh thu năm liền kề

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Đại diện Bộ Công an cảnh báo về tình trạng xâm phạm dữ liệu cá nhân với 110 triệu bản ghi bị mua bán trái phép. Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có hiệu lực từ 1/1/2026 với mức phạt đến 5% doanh thu.

Bảo vệ quyền con người trên không gian số

Bảo vệ quyền con người trên không gian số

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được trình Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV với nhiều điểm mới nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý, quản lý nhà nước và bảo vệ quyền con người trong không gian số, kinh tế số, phát triển bền vững.

Pháp luật phải quán triệt đường lối của Đảng, hợp lòng dân, đi vào cuộc sống

Pháp luật phải quán triệt đường lối của Đảng, hợp lòng dân, đi vào cuộc sống

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Ngày 21/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 6/2025, cho ý kiến về 8 nội dung quan trọng.

Tập huấn an toàn thông tin, bảo vệ bí mật Nhà nước trong sắp xếp bộ máy

Tập huấn an toàn thông tin, bảo vệ bí mật Nhà nước trong sắp xếp bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Sáng 20/6, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh mạng, an toàn thông tin và công tác văn thư, lưu trữ đối với cơ quan Đảng, chính quyền phục vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 126 điểm cầu xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam chúc mừng Tạp chí Pháp luật và Phát triển nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam chúc mừng Tạp chí Pháp luật và Phát triển nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 tuần trước

(PLPT) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 19/6, lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam đã tới thăm, chúc mừng tập thể cán bộ, biên tập viên, phóng viên Tạp chí Pháp luật và Phát triển.

Khơi thông các điểm nghẽn, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực

Khơi thông các điểm nghẽn, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 tuần trước

Sáng 19/6, tiếp tục Kỳ họp thứ Chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chịu trách nhiệm trả lời chính.