Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp phiên thứ 28 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Tiếp tục thực hiện Công văn chỉ đạo số 5654/VPCP-VI ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Văn Phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về việc xử lý thuốc lá nhập lậu bị tịch thu thực hiện theo Quyết định 2371/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện tiêu hủy thuốc lá nhập lậu bị tịch thu; Công văn chỉ đạo số 389/UBND-TCD-NC ngày 27 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp giao cho Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Tỉnh (Cục Quản lý thị trường) làm đầu mối tổ chức thuốc lá điếu nhập lậu bị tịch thu đợt 1/2024 của các lực lượng chức năng trên địa bàn.
Ngày 16/12/2024, tại khu xử lý rác Đập Đá, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp chủ trì phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu của Tỉnh đã tổ chức tiêu hủy 123.128 bao thuốc lá nhập lậu các loại, ước tính tổng trị giá trên 02 tỷ đồng.[1]
Tổng số thuốc lá nhập lậu được tiêu hủy đợt này là 123.128 bao, trong đó: gồm 37.830 bao thuốc lá nhãn hiệu Jet, 43.574 bao thuốc lá nhãn hiệu Hero, 24.504 bao thuốc lá nhãn hiệu Nelson, 15.550 bao thuốc lá nhãn hiệu Scott, 1.670 loại thuốc khác của 15 đơn vị thuộc các lực lượng chức năng trên địa bàn. Hình thức tiêu hủy: Tưới dầu Do, hủy đốt cháy hoàn toàn.
Tính từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Tháp đã tiêu hủy 02 đợt, với tổng số lượng gần 300.000 bao thuốc nhập lậu các loại.
Công tác tiêu hủy thuốc lá nhập lậu của các lực lượng chức năng tại khu Bãi rác Đập đá huyện Cao Lãnh đã được Báo và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp công khai, thông tin rộng rãi để người dân biết nhằm tuyên truyền, răn đe đối với các tổ chức, cá nhân không vận chuyển, kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả trên địa bàn.
Cũng trong tháng 12/2024, tại Nhà máy xử lý rác Kinh Cùng thuộc Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Hậu Giang, Hội đồng tiêu hủy - Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang tiến hành tiêu hủy thuốc lá điếu nhập lậu và hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu trong 7 tháng đầu năm 2024.[2]
Tang vật tiêu hủy gồm 1.915 bao thuốc lá điếu nhập lậu và hàng hóa là mỹ phẩm, thực phẩm, đồ chơi trẻ em, sách giáo khoa, phụ tùng xe máy, linh kiện điện thoại,... Toàn bộ hàng hóa tiêu hủy là hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ không được lưu thông trên thị trường, gây hại cho sức khỏe con người, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng với tổng trị giá hàng hóa hơn 180 triệu đồng.
Việc tiêu hủy được thực hiện công khai dưới sự giám sát của hội đồng tiêu hủy gồm các thành viên là các sở, ngành, lực lượng chức năng có liên quan. Tất cả hàng hóa được đốt cháy hoàn toàn trong lò tiêu hủy dưới sự giám sát của các thành viên Hội đồng tiêu hủy và đại diện các đơn vị liên quan.
Triển khai Kế hoạch số 952/KH-QLTTQN ngày 10/10/2024 của Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và đấu tranh phòng, chống thuốc lá giả, thuốc lá nhập lậu; các Đội QLTT đã tuyên truyền, ký cam kết chấp hành pháp luật trong kinh doanh thuốc lá đối với 260 lượt tổ chức, cá nhân kinh doanh. Phát hiện, xử lý 54 vụ, phạt tiền 244.000.000 đồng, buộc tiêu hủy 3.959 bao thuốc lá điếu nhập lậu có trị giá 163.698.000 đồng.[3]
Lũy kế 11 tháng đầu năm, Cục kiểm tra, xử lý 77 vụ vi phạm về kinh doanh thuốc lá, phạt tiền 380.000.000 đồng, buộc tiêu hủy 6.158 bao thuốc lá điếu nhập lậu trị giá theo giá niêm yết là 280.210.000 đồng.
Theo Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, các mức phạt của hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao).[4]
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 500 bao.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao đến dưới 1.000 bao.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao.
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.500 bao.
- Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên.
Các mức phạt trên áp dụng cho đối tượng vi phạm là cá nhân. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện, phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân (Điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Ngoài các mức phạt tiền nêu trên, đối tượng có hành vi vi phạm sẽ còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 11, 12 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP).[5]
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật
+ Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Việc buôn bán thuốc lá trái phép có thể bị cấu thành tội buôn bán thuốc lá nhập lậu và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể Điều 190 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) đã quy định về tội sản xuất buôn bán hàng cấm. Theo quy định này có thể thấy đối tượng nhập lậu thuốc lá mà đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì đối với cá nhân có thể bị xử phạt hình phạt tù cao nhất là 15 năm, pháp nhân mức hình phạt cao nhất là 200 triệu đồng.[6]
[1] Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp, Đồng Tháp: Tiêu hủy gần 130.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu, Tổng cục Quản lý thị trường, (ngày 17/12/2024), https://dms.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/dong-thap-tieu-huy-gan-130000-bao-thuoc-la-dieu-nhap-lau-94106-4.html
[2] Thu An, Cục QLTT Hậu Giang, Hậu Giang: Tiêu hủy hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu và tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu, Tổng cục Quản lý thị trường, (ngày 12/12/2024), https://dms.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/hau-giang-tieu-huy-hang-hoa-la-thuoc-la-dieu-nhap-lau-va-tang-vat-vi-pham-hanh-chinh-bi-tich-thu-94023-1.html
[3] Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp (PQK), Cục QLTT Quảng Ninh, Quảng Ninh: Phát hiện, xử lý 77 vụ vi phạm trong kinh doanh thuốc lá, Tổng cục Quản lý thị trường, (ngày 26/11/2024), https://dms.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/quang-ninh-phat-hien-xu-ly-77-vu-vi-pham-trong-kinh-doanh-thuoc-la-93779-1.html
[4] Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
[5] Nghị định 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
[6] Điều 190 Bộ luật hình sự số: 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm.
Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp phiên thứ 28 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Chiều 7/7, tại cuộc họp Thông báo Kết quả phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC), ông Nguyễn Hữu Đông, Uỷ viên TW Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNLPTC thống nhất đưa 4 vụ án và 2 vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Đại diện Bộ Công an cảnh báo về tình trạng xâm phạm dữ liệu cá nhân với 110 triệu bản ghi bị mua bán trái phép. Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có hiệu lực từ 1/1/2026 với mức phạt đến 5% doanh thu.
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được trình Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV với nhiều điểm mới nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý, quản lý nhà nước và bảo vệ quyền con người trong không gian số, kinh tế số, phát triển bền vững.
Ngày 21/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 6/2025, cho ý kiến về 8 nội dung quan trọng.
Sáng 20/6, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh mạng, an toàn thông tin và công tác văn thư, lưu trữ đối với cơ quan Đảng, chính quyền phục vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 126 điểm cầu xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(PLPT) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 19/6, lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam đã tới thăm, chúc mừng tập thể cán bộ, biên tập viên, phóng viên Tạp chí Pháp luật và Phát triển.
Sáng 19/6, tiếp tục Kỳ họp thứ Chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chịu trách nhiệm trả lời chính.