Xử lý các cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử trên địa bàn Hà Nội: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu bị xử lý ra sao?
Phương Thúy
Thứ sáu, 15/11/2024 - 11:13
(PLPT) - Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội liên tiếp phát hiện các cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu. Pháp luật quy định như thế nào về kinh doanh hàng hóa nhập lậu?
Tạm giữ 420 sản phẩm thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu
Đội QLTT số 2 đã tạm giữ 420 sản phẩm là máy hút thuốc lá điện tử dùng 1 lần và tinh dầu dùng cho máy hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Cục QLTT TP Hà Nội)
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Cục QLTT thành phố Hà Nội tăng cường kiểm tra, liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh mặt hàng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có dấu hiệu nhập lậu trên địa bàn.
Ngày 13/11/2024, Đội QLTT số 2 đã tiến hành kiểm tra Hộ kinh doanh tại địa chỉ: số 42 phố Phùng Hưng, phường Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Qua kiểm tra, Đội Quản lý thị trường số 2 đã tạm giữ 80 sản phẩm gồm 50 chiếc máy hút thuốc lá điện tử dùng 1 lần và 30 lọ tinh dầu dùng cho máy hút thuốc lá điện tử do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ là hàng hóa nhập lậu.
Cùng ngày, Đội Quản lý thị trường số 2 tiến hành kiểm tra Hộ kinh doanh tại địa chỉ: số 88A phố Nguyễn Hữu Huân, phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tại đây Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở đang kinh doanh 70 sản phẩm gồm 50 chiếc máy hút thuốc lá điện tử dùng 1 lần và 20 lọ tinh dầu dùng cho máy hút thuốc lá điện tử do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ là hàng hóa nhập lậu. Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm để tiến hành xử lý theo quy định.
Ngày 14/11 Đội quản lý thị trường số 2 tiếp tục kiểm tra 02 điểm kinh doanh tại địa chỉ số 3 Phố Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm và số 32 Phố Chân cầm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trong 02 ngày (13/11 và 14/11) tăng cường kiểm tra đối với mặt hàng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trên địa bàn. Đội QLTT số 2 đã tạm giữ 420 sản phẩm là máy hút thuốc lá điện tử dùng 1 lần và tinh dầu dùng cho máy hút thuốc lá điện tử do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ là hàng hóa nhập lậu. Hiện tại, các vụ việc đang được Đội QLTT số 2 thiết lập hồ sơ xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật về hàng hóa nhập lậu
Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hàng hóa nhập lậu bao gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP) hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu bị xử phạt hành chính như sau:
(1) Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
(2) Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại (1) mục này trong các trường hợp sau đây:
- Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.
(3) Các mức phạt tiền quy định tại (1) và (2) mục này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:
- Hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;
- Hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu;
- Hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.
(4) Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP), trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP;
- Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP) trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên.
(5) Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP);
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt gấp đôi.
(Theo điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP)
Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".
Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.