Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Triệt phá đường dây mua bán trẻ sơ sinh ở Hòa Bình: Mua bán trẻ sơ sinh sẽ phải đối diện với mức phạt nào?

Yến Nhi Thứ năm, 14/11/2024 - 11:00
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Thời gian gần đây, nhiều tổ chức mua bán trẻ sơ sinh đã lợi dụng mạng xã hội để hoạt động, núp bóng dưới hình thức cho - nhận con nuôi, nhưng thực chất là mua bán trẻ sơ sinh có quy mô cực lớn. Vậy, mua bán trẻ sơ sinh sẽ phải đối diện với mức phạt nào?

Nhóm đối tượng trong đường dây mua bán trẻ sơ sinh.

Bắt giữ 4 phụ nữ trong đường dây mua bán trẻ sơ sinh

Vừa qua, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hòa Bình vừa phối hợp, bắt giữ nhóm đối tượng trong đường dây mua bán người dưới 16 tuổi. Nạn nhân là trẻ sơ sinh mới chào đời và đã được giải cứu an toàn.

Cụ thể, qua công tác nắm tình hình và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hòa Bình phát hiện nhóm đối tượng trong đường dây mua bán người dưới 16 tuổi xảy ra tại thành phố Hòa Bình gồm: Nguyễn Lê Thanh Tâm (sinh năm 1995, trú tại đường Phạm Văn Hiển, Phường 5, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh); Dương Thị Hoài Vân (sinh năm 1991, trú tại thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai); Dương Thị Thảo Sương (sinh năm 1991, trú tại Phường 7, Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh); Bàn Mùi Pham (sinh năm 1995, trú tại xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).

Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát hình sự Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hòa Bình đã phát hiện 1 nhóm đối tượng thuê 2 phòng nghỉ tại khách sạn ở phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Sau khi lưu trú tại khách sạn các đối tượng trên thường xuyên thay đổi nhau đến Khoa sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình để thăm gặp người phụ nữ vừa sinh con là B.T.T. (sinh năm 1989, trú tại xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) để trao đổi mua bán trẻ sơ sinh.

Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hòa Bình đã bắt quả tang nhóm đối tượng trên đang thực hiện hành vi mua bán người dưới 16 tuổi, nạn nhân là bé trai sơ sinh con của chị B.T.T và giải cứu an toàn cháu bé.

Hiện các đối tượng được di lý về Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hòa Bình để đấu tranh làm rõ hành vi mua bán trẻ sơ sinh theo quy định của pháp luật.

Triệt phá đường dây mua bán trẻ sơ sinh núp bóng con nuôi

Vào hồi cuối tháng 8/2024, Công an TPHCM tổ chức họp báo thông tin về quá trình triệt phá một đường dây mua bán trẻ sơ sinh, núp bóng dưới hình thức cho nhận con nuôi, hoạt động tại 32 tỉnh, thành trên cả nước.

Theo báo cáo từ cảnh sát, thông qua phong trào toàn dân tố giác tội phạm và công tác nắm tình hình tại các hội nhóm trên mạng liên quan đến hoạt động cho nhận con nuôi, Công an TPHCM đã phát hiện nhiều thông tin và tài liệu nghi vấn về hoạt động mua bán trẻ sơ sinh.

Trước tính chất nghiêm trọng của sự việc, Giám đốc Công an TPHCM đã chỉ đạo xác lập chuyên án trinh sát để tập trung đấu tranh làm rõ. Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM, được phân công làm trưởng Ban chuyên án. Phòng Cảnh sát hình sự, Công an quận Tân Bình và các đơn vị liên quan cũng tham gia chuyên án này.

Từ thông tin và tài liệu thu thập, công an đã xác định đối tượng Nguyễn Thị Ánh Đào (SN 1989, quê Nghệ An) đang nuôi giữ một trẻ sơ sinh nam (3 ngày tuổi) tại một khách sạn ở phường 2, quận Tân Bình.

Khi bị bắt, Đào thừa nhận đã dùng thủ đoạn gian dối, tự xưng là người hiếm muộn để liên lạc và nhận nuôi trẻ sơ sinh từ chị T.T.T.N, quê Đắk Lắk (mẹ ruột đứa trẻ). Thực chất, Đào đã để lại đứa trẻ cho một cặp vợ chồng ở TPHCM và thu lợi bất chính 40 triệu đồng.

Mở rộng điều tra, Công an TPHCM đã xác định đây là một đường dây tội phạm mua bán trẻ sơ sinh dưới hình thức cho nhận con nuôi, do Nguyễn Thị Ánh Đào, Hoàng Thị Nhung (SN 1982, ngụ tỉnh Đồng Nai), Đỗ Thị Thúy Ngân (SN 1994, ngụ TP Hà Nội), và Cao Thị Thu Phương (SN 1983, ngụ tỉnh Hải Dương) điều hành.

Đường dây này hoạt động quy mô lớn tại 32 tỉnh, thành phố, với sự tham gia của 6 đối tượng môi giới. Từ đầu năm 2024 đến nay, các đối tượng đã liên hệ và kết nối với các phụ nữ mới sinh có hoàn cảnh khó khăn thông qua các hội nhóm kín trên mạng xã hội. Họ đã mua 16 đứa trẻ (từ 3 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi) với giá 10-23 triệu đồng mỗi trẻ và bán lại với giá 35-75 triệu đồng mỗi trẻ, thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng.

Để hợp thức hóa việc mua bán trẻ sơ sinh dưới hình thức cho nhận con nuôi, các đối tượng đã móc nối với một đường dây làm giả con dấu và tài liệu của cơ quan, tổ chức do Phan Phương Nam (SN 1989, ngụ tỉnh Đồng Nai) cầm đầu. Họ đã đặt mua giấy chứng sinh giả để hợp thức hóa thủ tục cho nhận con và đăng ký khai sinh cho trẻ.

Khám xét khẩn cấp nơi ở của Nam, cảnh sát đã thu giữ 49 công cụ và phương tiện (máy tính, máy in, máy dập, máy photo, máy ép nhựa, mực in, các loại con dấu, các loại phôi...) và hàng nghìn giấy tờ giả các loại; trong đó có nhiều giấy chứng sinh giả.

Công an TPHCM đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 16 đối tượng về tội Mua bán người dưới 16 tuổi và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Hành vi nào được xem là mua bán trẻ sơ sinh?

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP

"2. Mua bán người dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

c) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

d) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này."

Căn cứ trên quy định thực hiện một trong các hành vi sau đây thì được xem là mua bán trẻ sơ sinh, cụ thể:

- Chuyển giao trẻ sơ sinh để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

- Tiếp nhận trẻ sơ sinh để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

- Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

- Tiếp nhận trẻ sơ sinh để lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp trẻ sơ sinh để thực hiện hành vi chuyển giao trẻ sơ sinh theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này.

Hành vi mua bán trẻ sơ sinh sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ pháp lý: Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015

Cá nhân, tổ chức có hành vi mua bán trẻ sơ sinh mà có đầy đủ các yếu tố cấu thành nên tội mua bán người dưới 16 tuổi thì sẽ bị xử phạt cụ thể:

- Khung 1: người nào thực hiện một trong những hành vi sau sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận trẻ sơ sinh để giao, nhận tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo

+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận trẻ sơ sinh để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mực đích vô nhân đạo khác

+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp trẻ sơ sinh để thực hiện hành vi chuyển giao trẻ sơ sinh để nhận tiền, nhận tài sản hoặc lợi ích vật chất khác và chuyển giao trẻ sơ sinh để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác

- Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+ Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn

+ Lợi dụng hoạt động cho nhận con nuôi là trẻ sơ sinh để phạm tội

+ Đối với từ 02 trẻ sơ sinh đến 05 trẻ sơ sinh

+ Đối với trẻ sơ sinh mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng

+ Đưa nạn nhân (trẻ sơ sinh) ra khỏi biên giới của nước ta

+ Phạm tội 02 lần trở lên

+ Vì động cơ đê hèn

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân (trẻ sơ sinh) từ 11% đến 45%

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân (trẻ sơ sinh) mà tỷ lên tổn thương cơ thể 31% trở lên

- Khung 3: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì sẽ bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

+ Có tổ chức

+ Có tính chất chuyên nghiệp

+ Gây rối loại tâm thần và hành vi của nạn nân (trẻ sơ sinh) 46% trở lên

+ Đã lấy các bộ phận cơ thể của trẻ sơ sinh

+ Đối với 06 trẻ sơ sinh trở lên

+ Tái phạm nguy hiểm

- Hình phạt bổ sung: người phạm tội mua bán trẻ sơ sinh còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, bị phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, mức phạt cao nhất đối với tội này là tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hành vi lợi dụng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi để mua bán trẻ em bị xử lý như thế nào?

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP

"Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi

1. Người sử dụng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi dưới 16 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 151 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Biết mục đích của người nhận nuôi con nuôi dưới 16 tuổi là để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, bán cho người khác hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn chuyển giao nạn nhân để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Lợi dụng việc cho nhận con nuôi để tiếp nhận con nuôi là người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để môi giới nhận nuôi con nuôi dưới 16 tuổi trái pháp luật hoặc tạo điều kiện cho việc môi giới, nhận nuôi con nuôi trái pháp luật mà biết mục đích của người nhận nuôi con nuôi là nhằm bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác."

Căn cứ theo quy định trên thì người có hành vi lợi dụng việc cho nhận con nuôi để tiếp nhận con nuôi là trẻ sơ sinh để bán cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 giờ trước

(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 giờ trước

(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 giờ trước

(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?

Đọc nhiều