Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Hành vi mua bán người dưới 16 tuổi sẽ bị xử lý thế nào?

Yến Nhi Thứ hai, 28/10/2024 - 11:02

(PLPT) - Hiện nay, tội phạm mua bán người ngày càng có chiều hướng gia tăng, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, hình thành các đường dây tội phạm liên tỉnh và xuyên quốc gia. Pháp luật hiện hành quy định ra sao về việc xử lý hành vi mua bán người dưới 16 tuổi?

Ảnh minh họa.

Những hành vi nào được xem là hành vi mua bán người dưới 16 tuổi?

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP

Theo đó, mua bán người dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây:

Chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo và để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Hành vi mua bán người dưới 16 tuổi sẽ bị xử lý như thế nào?

Tội mua bán người là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp trong đó người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, quyền con người của nạn nhân,… coi con người như một món hàng để thực hiện việc trao đổi, mua bán với mục đích là kiếm lợi nhuận.

Căn cứ vào hậu quả của hành vi thì sẽ xem xét xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự về tội mua bán người với các khung hình phạt khác nhau.

Điều 151 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội mua bán người dưới 16 tuổi như sau:

"Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;

c) Đối với từ 02 người đến 05 người;

d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Vì động cơ đê hèn;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

e) Đối với 06 người trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người mua bán người dưới 16 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án cao nhất là phạt tù chung thân.

83 vụ mua bán người dưới 16 tuổi trong 9 tháng đầu năm 2024

Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm nay, Công an các đơn vị, địa phương khởi tố mới, điều tra 83 vụ mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi - tức là đối tượng trẻ em, xác định 289 nạn nhân tăng 9,2% số vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Lực lượng công an đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ mua bán người là đối tượng trẻ em ngay ở trong nước.

Vừa qua, Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 người ở quán Karaoke - Massage G7 về các tội mua bán người dưới 16 tuổi, bắt giữ người trái pháp luật đồng thời giải cứu 58 cô gái trẻ.

Theo đó, sáng ngày 3/10, Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã huy động hàng chục cảnh sát kiểm tra cơ sở Karaoke - Massage G7 do Nguyễn văn Đức (29 tuổi, ngụ ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) điều hành.

Cảnh sát đã giải cứu 58 nữ nhân viên phục vụ (trong đó có 12 nạn nhân dưới 16 tuổi), đồng thời bắt giữ 5 người của quán liên quan đến hành vi mua bán người, giữ người trái pháp luật, dâm ô đối với người dưới 16 tuổi xảy ra tại cơ sở này.

Theo cơ quan công an, chủ cơ sở này đã sử dụng nhiều thủ đoạn để tuyển nhân viên nữ từ 14 đến 30 tuổi. Hằng ngày, nhân viên buộc phải ăn mặc hở hang để phục vụ khách.

Khi nhân viên đến làm việc tại Karaoke - Massage G7 sẽ được đưa vào khu nhà biệt lập và bị quản lý nghiêm ngặt, không được tự do đi lại, sinh hoạt, mọi hoạt động của nhân viên đều bị giám sát, theo dõi.

Hiện đủ cơ sở xác định, 12 em dưới 16 tuổi bị mua bán trao tay qua nhiều đối tượng, để đưa vào quán phục vụ.

Xuất phát từ nhu cầu tìm việc làm, nhiều em từ nhiều tỉnh thành cả nước bị đưa đến đây. Có em từng bị mua bán nhiều lần qua các quán với số tiền nợ ngày càng tăng lên.

Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng các địa phương và Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an phát hiện nhiều vụ việc mua bán người dưới 16 vào các quán karaoke. Các đối tượng hình thành đường dây khép kín dụ dỗ, để đưa vào và trao đổi giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trá hình.

Các đối tượng lợi dụng mạng xã hội Facebook và các hội, nhóm đăng tải nội dung, tuyển dụng nhân viên hoặc ứng tiền để chuộc nhân viên của các cơ sở khác.

Trong 9 tháng đầu năm, cơ quan công an khởi tố mới, điều tra 25 vụ mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi vào các cơ sở kinh doanh có điều kiện (chiếm trên 30% số vụ khởi tố mới).

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?