Phát hiện hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo: Sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử lý ra sao?
Tuấn Anh
Thứ tư, 13/11/2024 - 14:25
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Lực lượng chức năng TP Hà Nội kiểm tra đối với Công ty Cổ phần dược phẩm DHT Pharmacy, phát hiện hàng nghìn sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu sản xuất hàng giả là thực phẩm. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?
Công ty Cổ phần dược phẩm DHT Pharmacy có dấu hiệu sản xuất hàng giả là thực phẩm
Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Đội QLTT số 11 - Cục QLTT thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Đoàn kiểm tra liên ngành 389 quận Hà Đông vừa kiểm tra đối với địa điểm sản xuất, kinh doanh thực phẩm - Công ty Cổ phần dược phẩm DHT Pharmacy (địa chỉ tại LK 669, DV 16, khu đất dịch vụ Đìa Lão, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông).
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm các loại. Lực lượng chức năng ghi nhận một lượng lớn hàng hóa thành phẩm, bán thành phẩm cùng nguyên liệu, tem nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm, công cụ sản xuất không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.
Số hàng hóa trên gồm: 1.470 tuýp thành phẩm có nhãn của của Công ty TNHH dược phẩm Korea - Green Life; 1.200 lọ kẹo dẻo hương trái cây ZOO JELLY, trên nhãn ghi Sản xuất bởi Công ty cổ phần BIBICA, có địa chỉ tại 443 Lý Thường Kiệt, phường 8, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh; phân phối bởi Công ty Cổ phần dược phẩm DHT Pharmacy; 1.480 lọ kẹo hương trái cây, trên nhãn ghi Sản xuất tại Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên kẹo Bảy Ba Bảy, có địa chỉ tại 12 Hoàng Lê Kha, phường 9, quận 6, TP Hồ Chí Minh; phân phối bởi Công ty Cổ phần dược phẩm DHT Pharmacy; 620 lọ kẹo, trên nhãn ghi sản xuất bởi Công ty TNHH Một thành viên kẹo Bảy Ba Bảy, địa chỉ: 50 Lê Tuấn Mậu, phường 13, quận 6, TP Hồ Chí Minh; phân phối bởi Công ty TNHH dược phẩm Korea - Green Life.
Ngoài ra, tại hiện trường, đoàn kiểm tra còn ghi nhận trên 7.100 sản phẩm bán thành phẩm là viên sủi, nguyên liệu, tem nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm, công cụ sản xuất; 500 kg kẹo hương trái cây, không có nhãn hàng hóa; 110 kg nhãn hàng hóa các loại của Công ty TNHH dược phẩm Korea - Green Life, 2.900 cái nhãn Kẹo dẻo hương trái cây ZOO JELLY của Công ty cổ phần BIBICA; 65 kg Lọ nhựa, nắp lọ nhựa không có nhãn hàng hóa, cùng một loạt các công cụ sản xuất là máy sil màng, máy khò nhiệt, máy bắn hạn sử dụng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Bước đầu, Đoàn kiểm tra nhận định, Công ty Cổ phần dược phẩm DHT Pharmacy có dấu hiệu sản xuất hàng giả là thực phẩm của Công ty TNHH dược phẩm Korea - Green Life; Công ty cổ phần BIBICA; Công ty TNHH Một thành viên kẹo Bảy Ba Bảy và Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên kẹo Bảy Ba Bảy. Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để tiếp tục xác minh, làm rõ.
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
Từ Điều 9 đến Điều 14 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng,
công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức
phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới
3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng
đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000
đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ
20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ
30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại
khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử
lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân
bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá
chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế,
xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định
tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ
06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường
hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm quy
định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại điểm b khoản này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định
tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 10. Hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
1. Đối với hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng,
công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt
tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới
3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng
đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000
đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ
20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ
30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại
khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp hàng giả sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử
lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân
bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá
chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế,
xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm
quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng
để sản xuất hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ
12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường
hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
d) Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động
sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại
Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm quy
định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 11. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng
hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt
tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới
3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng
đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000
đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ
20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ
30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại
khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử
lý môi trường nuôi trông thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân
bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá
chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế,
xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm
quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ
01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường
hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng
giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này,
trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản
này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định
tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 12. Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
1. Đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng
hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt
tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới
3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
trong trường hợp hàng hóa giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá
từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ
5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000
đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ
20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ
30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ
30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại
khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp hàng giả sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử
lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân
bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá
chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế,
xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm
quy định tại Điều này trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng
để sản xuất hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ
03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường
hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
d) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất
vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng
giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 13. Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả
1. Đối với hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa
giả quy định tại điểm e khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong
trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng dưới 100 cái, chiếc, tờ
hoặc đơn vị tính tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị);
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong
trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới
500 đơn vị;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 500 đơn vị đến
dưới 1.000 đơn vị;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 1.000 đơn vị đến
dưới 2.000 đơn vị;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 2.000 đơn vị đến
dưới 3.000 đơn vị;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 3.000 đơn vị đến
dưới 5.000 đơn vị;
g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 5.000 đơn vị đến
dưới 10.000 đơn vị;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 10.000 đơn vị trở
lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt đối với
hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong những trường hợp
sau đây:
a) Hành vi nhập khẩu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả;
b) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả của thực phẩm, phụ
gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc
phòng bệnh, thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, mũ bảo
hiểm;
c) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả của chất tẩy rửa,
hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y
tế, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng
thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo
vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định
tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ
01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường
hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với
hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 14. Hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả
1. Đối với hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa
giả quy định tại điểm e khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong
trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng dưới 100 cái, chiếc, tờ
hoặc đơn vị tính tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị);
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 100 đơn vị đến
dưới 500 đơn vị;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 500 đơn vị đến
dưới 1.000 đơn vị;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 1.000 đơn vị đến
dưới 2.000 đơn vị;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 2.000 đơn vị đến
dưới 3.000 đơn vị;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 3.000 đơn vị đến
dưới 5.000 đơn vị;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 5.000 đơn vị đến dưới
10.000 đơn vị;
h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 10.000 đơn vị trở
lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt đối với
hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong những trường hợp
sau đây:
a) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả của thực phẩm, phụ
gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc
phòng bệnh, thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, mũ bảo
hiểm;
b) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả của chất tẩy rửa,
hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y
tế, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng
thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo
vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với
hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng
để sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với hành vi vi phạm quy định tại
Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ
03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường
hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
d) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất
vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với
hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Xử lý hình sự trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả
Về xử lý hình sự, Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả tại các Điều từ 192 đến 195.
+ Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 42 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả".
+ Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội "Sản xuất, buôn
bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm" (được sửa đổi bởi điểm
a, điểm b khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
+ Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội "Sản xuất, buôn
bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh" (được sửa đổi bởi điểm a, điểm
b khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)
+ Điều 195 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội "Sản xuất, buôn
bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ
thực vật, giống cây trồng, vật nuôi" (được sửa đổi bởi điểm a khoản 45 Điều 1 Luật
sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Đối với vụ việc trên, bước đầu, Đoàn kiểm tra nhận định, Công ty Cổ phần dược phẩm DHT Pharmacy có dấu hiệu sản xuất hàng giả là thực phẩm.
Điều 193. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;
g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
i) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
l) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;
m) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên;
b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
c) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Làm chết người;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Thu lợi bất chính từ 1.500.000.000 đồng trở lên;
b) Làm chết 02 người trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
(PLPT) - Nhiều người 'nhẹ dạ cả tin' tin vào những lời dụ dỗ, hứa hẹn giúp mua bảo hiểm để rồi bị lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Pháp luật hiện hành quy định xử lý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào?
(PLPT) - Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp nhấn mạnh, các địa phương cần hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, coi việc tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị hàng đầu.
(PLPT) - Hiện nay, nhiều đối tượng sử dụng logo, tên của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Amazon Global Selling Việt Nam để giả mạo Chương trình thương mại điện tử xuyên quốc gia nhằm mục đích lừa đảo. Vậy, hành vi sử dụng trái phép logo, tên thương mại có bản quyền bị xử phạt ra sao?
(PLPT) - Các đối tượng quảng bá công dụng của 'năng lượng gốc', sau đó tổ chức các khóa học chuyên biệt để lôi kéo hàng chục nghìn người tham gia với mục đích lan truyền các thông tin mê tín dị đoan, xuyên tạc lịch sử, truyền bá tư tưởng phản động... Pháp luật hiện hành quy định mức xử phạt về tội đưa trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông ra sao?
(PLPT) - Các đối tượng lợi dụng các trang mạng xã hội, kênh 'truyền thông' để móc nối, lôi kéo người tham gia tổ chức, thành lập các hội nhóm trong nước để tiến hành hoạt động chống lại Nhà nước Việt Nam. Pháp luật hiện hành quy định về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như thế nào?
Ngày 10/11, Trường Đại học Luật Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi lễ Gặp mặt truyền thống 45 năm Ngày thành lập Trường (10/11/1979 - 10/11/2024). Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
(PLPT) - Từ 11/11/2024, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ vận hành thêm trang web có tên miền thithucdientu.gov.vn; vận hành cùng lúc trang evisa.xuatnhapcanh.gov.vn để thuận lợi hơn cho công dân xin cấp e-visa.
(PLPT) - Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện và xử lý một cơ sở kinh doanh thịt heo bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc để đưa ra thị trường tiêu thụ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy hành vi trên sẽ bị xử lý ra sao?