Tương lai cho thế hệ vươn mình
(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Thực hiện chương trình hành động của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về việc thực hiện Nghị quyết số 27, ngày 21/8, Toạ đàm “Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý cùng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đã diễn ra tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh tới dự và phát biểu tại Toạ đàm.
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới được đánh giá là một bước cụ thể hoá rất quan trọng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của, không chỉ với việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, mà cả nhiệm vụ chiến lược xây dựng và hệ thống chính trị.
Tham dự Tọa đàm có nhiều đại biểu đến từ các Bộ, ngành chức năng, các chuyên gia, các nhà khoa học: ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam; GS.TS. Hoàng Thế Liên - nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp; ông Nguyễn Quang Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp; GS.TS. Lê Hồng Hạnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tải Quốc tế Việt Nam (VIAC), Tổng Biên tập Tạp chí Pháp luật & Phát triển, cùng nhiều đại biểu khác.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xác định là giải pháp để Đảng, Nhà nước, nhân dân ta thực hiện được các mục tiêu phát triển đất nước đã được Nghị quyết Trung ương xác định đến năm 2030 - 100 năm thành lập Đảng và đến năm 2045 - 100 năm thành lập nước và xây dựng nước Việt Nam hùng cường - dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
"Đây không chỉ là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, mà cần phải có sự tham gia của mọi chủ thể trong xã hội với yêu cầu là năm 2030, thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi tổ chức, cá nhân và hoàn thành các mục tiêu tổng quát đã được Nghị quyết xác định: Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, nói cách khác, để có Nhà nước pháp quyền trên thực tế, tinh thần pháp trị cần phải được thẩm thấu trong tổ chức và hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân, đó là: xã hội pháp quyền, chính quyền pháp quyền, tổ chức pháp quyền, công dân pháp quyền. Từ đó, đặt ra yêu cầu lan tỏa tinh thần, tư tưởng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến mọi người dân Việt Nam để cùng hệ thống chính trị xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với các mục tiêu, nhiệm vụ như đã được xác định tại Nghị quyết 27.
Đóng góp ý kiến tại buổi tọa đàm, GS.TS. Lê Hồng Hạnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Pháp luật & Phát triển - cho rằng, nếu xã hội dựa trên pháp trị thì xã hội đó sẽ là xã hội của cấm đoán, trừng phạt. Lịch sử trước đây có nhiều giai đoạn sử dụng pháp trị để trừng trị chứ không phải để trao quyền.
"Trong nhà nước pháp quyền thì pháp quyền được hiểu thế nào?", GS.TS. Lê Hồng Hạnh đặt vấn đề.
Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, nếu không tôn trọng những nguyên lý cơ bản của Đức trị, Pháp trị thì khó xây dựng được nhà nước như kỳ vọng. Trong nhà nước pháp quyền thì phải sử dụng pháp trị. Pháp quyền là áp đặt ý chí nhà nước, chính quyền lên xã hội nhưng trong bối cảnh cần pháp quyền. Tuy nhiên, nếu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự thì xây dựng quyền là cơ bản, chỉ dụng pháp trị trong chừng mực nhất định.
GS.TS. Lê Hồng Hạnh nhấn mạnh: "Đã là pháp quyền thì dựa trên quyền là chủ yếu, đề cao, tôn trọng các quyền của người dân. Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền của chúng ta cần tăng cường Đức trị theo đúng tinh thần của Bác. Lấy quyền của người dân lên làm đầu".
Đóng góp những ý kiến mang tính nghiên cứu, học thuật về Nhà nước pháp quyền, TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương 1, Văn phòng Trung ương Đảng - cho biết: Hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa có các đặc trưng chứa đựng tính phổ quát của hệ thống pháp luật nói chung ở nhiều quốc gia trên thế giới và có những đặc trưng thể hiện nét đặc thù, riêng có của hệ thống pháp luật Việt Nam. Đó là Các đặc trưng mang tính phổ quát như tính toàn diện của hệ thống pháp luật; Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật; Tính phù hợp của hệ thống pháp luật với các điều kiện hiện hữu; Tính minh bạch, công khai của hệ thống pháp luật; Tính ổn định tương đối của hệ thống pháp luật; tính dân chủ; tính khoa học.
Về đặc trưng riêng có của hệ thống pháp luật Việt Nam, theo TS. Nguyễn Hồng Sơn, hệ thống pháp luật Việt Nam thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền; bảo đảm phát huy và thể hiện sâu sắc nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; là công cụ quản lý của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kế thừa và tiếp nối truyền thống văn hoá pháp lý của đất nước ta; bám sát thực tiễn đất nước và xu thế phát triển của thời đại.
Phát biểu đóng góp ý kiến tại buổi tọa đàm, PGS.TS. Tào Thị Quyên - Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - cho rằng, để đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả gắn với xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, cần đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy về quản trị quốc gia.
Theo đó, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc hơn về mặt lý luận, tổng kết thực tiễn quản trị quốc gia ở Việt Nam và kinh nghiệm các nước để định hình, phát triển con đường đổi mới phù hợp với thể chế chính trị và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.
"Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế, chính sách, pháp luật trong nhiều lĩnh vực như trưng cầu ý dân, giám sát và phản biện xã hội, biểu tình, tham vấn công chúng… Bảo đảm trách nhiệm giải trình của các cơ quan công quyền, nhất là phải chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra do những văn bản được ban hành trái luật", PGS.TS. Tào Thị Quyên kiến nghị.
Cũng tại buổi tọa đàm, rất nhiều ý kiến được các đại biểu đóng góp trong hơn 3 giờ diễn ra, để có cái nhìn toàn cảnh nhất về việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - trân trọng cảm ơn các ý kiến tham luận trong buổi tọa đàm. Ông Vũ Hoài Nam cho biết thêm, Ban tổ chức rất bất ngờ trước sự quan tâm, tham gia của đông đảo nhà quản lý, các chuyên gia. Ban tổ chức đã nhận được rất nhiều tham luận, ý kiến đa chiều về rất nhiều vấn đề và các kiến nghị, giải pháp thực hiện Nghị quyết 27.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam khẳng định: "Các ý kiến tham gia Tọa đàm sẽ được ghi nhận, đăng tải trên các ấn phẩm của Báo. Rất mong các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện doanh nghiệp... phối hợp, tiếp tục đóng góp những ý kiến sâu sắc, thiết thực, góp phần triển khai Nghị quyết 27 mang lại thành quả như mong muốn".
(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
(PLPT) - Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý, bảo vệ dữ liệu cá nhân cần bám sát quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo” để vừa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong thời gian tới, phải bám sát tình hình để đề ra các giải pháp phù hợp tình hình mới, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời", xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
(PLPT) - Hàng loạt các chính sách mới quan trọng liên quan đến công chức, cấp đổi bằng lái xe, lệ phí trước bạ chính thức có hiệu lực từ tháng 3/2025.
(PLPT) - Ba Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đang xây dựng nghị quyết mới trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về phát triển doanh nghiệp tư nhân.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng, chống lãng phí phải gắn kết với tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.