Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp phiên thứ 28 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ngày 20/8, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp báo để cung cấp thông tin về kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT sau khi tiến hành thanh tra.
Phó Chánh Thanh tra tỉnh Thái Bình, ông Phạm Công Dịch, đã công bố rằng trong quá trình hồi phách bài thi tự luận, tỷ lệ bài thi được kiểm tra khớp phách bằng tay chỉ đạt 0,71%, không đạt mức quy định là ít nhất 20%.
Khi phát hiện một số bài thi bị lệch phách, Ban Thư ký không lập biên bản mà chỉ ghi nhận và chuyển thông tin cho Trưởng Ban chỉ đạo kỳ thi.
Tuy nhiên, Trưởng Ban chỉ đạo đã không xác định rõ nguyên nhân và không khắc phục được sai sót này, vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều 27 Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Đoàn thanh tra đã tổ chức khớp phách bằng tay toàn bộ bài thi tự luận mà không thực hiện việc chấm lại, qua đó phát hiện 2.997 bài thi lệch phách, gây sai điểm của 2.750 bài.
Có 49 bài thi bị sai sót trong quá trình ghi điểm và nhập điểm, trong đó có 19 bài sai điểm so với bảng điểm đã công bố. Tổng cộng, 2.769 bài thi tự luận bị sai điểm, với 1.368 bài thi có điểm cao hơn và 1.401 bài có điểm thấp hơn so với điểm công bố ban đầu.
Từ đó, 1.589 thí sinh bị ảnh hưởng về tổng điểm xét tuyển, trong đó 237 thí sinh từ không trúng tuyển thành trúng tuyển và hơn 250 thí sinh ngược lại.
Tại buổi họp báo, đại diện Sở GD-ĐT Thái Bình đã nhận trách nhiệm trước những sai sót trong tổ chức kỳ thi và gửi lời xin lỗi đến các học sinh, phụ huynh và nhân dân tỉnh. Sở GD-ĐT Thái Bình cũng khẳng định, các sai sót này không xuất phát từ yếu tố tiêu cực và mong nhận được sự cảm thông, ủng hộ từ phía cộng đồng.
Nhằm khắc phục những sai sót, Sở GD-ĐT Thái Bình đã thành lập tổ công tác liên ngành để rà soát, kiểm tra và đối khớp lại điểm thi của tất cả các thí sinh tham gia kỳ thi. Kết quả rà soát được công bố lên hệ thống tuyển sinh đầu cấp vào ngày 20/8.
Sở GD-ĐT Thái Bình cũng đã tổ chức xét tuyển vào trường THPT chuyên theo chỉ tiêu được giao và công bố điểm chuẩn cùng danh sách trúng tuyển đợt 1 cho các trường THPT công lập.
Tỉnh Thái Bình sẽ tổ chức xét tuyển đợt 2 từ sau khi công bố danh sách đợt 1 đến trước 15h ngày 23/8, và công bố kết quả trúng tuyển đợt 2 vào ngày 23/8.
Những học sinh và phụ huynh có nhu cầu có thể tiếp tục nộp đơn phúc khảo từ ngày 21 đến 25/8 để được chấm thi phúc khảo lần 2. Những thí sinh không trúng tuyển vào trường THPT công lập muốn đăng ký xét tuyển vào các trường THPT tư thục và trung tâm GDNN-GDTX huyện/thành phố theo nguyện vọng, sẽ đăng ký trên hệ thống tuyển sinh đầu cấp từ ngày 24/8 - 27/8.
Tỉnh cũng chỉ đạo các trường THPT tư thục và trung tâm GDNN-GDTX huyện, thành phố tổ chức xét tuyển theo chỉ tiêu được giao và báo cáo về Sở GD-ĐT phê duyệt xong trước ngày 27/8.
Đối với hơn 250 thí sinh từ đỗ thành trượt, Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể tổ chức gặp mặt để động viên và hướng dẫn các em đăng ký học tập tại các trường THPT tư thục, Trung tâm GDNN-GDTX huyện, thành phố và các trường nghề trên địa bàn tỉnh nếu có nhu cầu, đảm bảo tất cả học sinh đều có quyền được đến trường.
Bên cạnh đó, Sở chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị tốt các điều kiện để tiến hành khai giảng năm học 2024-2025 đúng thời gian quy định. Cùng đó, Sở yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân dẫn đến những sai sót trên và xử lý nghiêm theo chỉ đạo các cấp có thẩm quyền; tiếp tục thực hiện các giải pháp để khắc phục những tác động tiêu cực đối với học sinh, phụ huynh và các cơ sở giáo dục.
Thanh tra tỉnh Thái Bình cho biết, vi phạm bước đầu xác định Trưởng Ban Chỉ đạo kỳ thi và Ban Thư ký đã không thực hiện đúng quy định trong quá trình thực hiện việc "hồi phách bài thi tự luận" tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025, dẫn đến công bố sai tổng điểm xét tuyển của 1.589 thí sinh, sai điểm chuẩn xét tuyển đợt 1 của 4/12 lớp chuyên thuộc Hội đồng tuyển sinh Trường THPT chuyên và 11/29 Hội đồng tuyển sinh các Trường THPT đại trà, sai kết quả tuyển sinh của 510 thí sinh.
Nguyên nhân của vi phạm do Trưởng Ban Thư ký và cá nhân có liên quan của Ban Thư ký không thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong thực thi công vụ. Trưởng Ban Chỉ đạo kỳ thi thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, giám sát và không kịp thời báo báo UBND tỉnh về sự cố bất thường tại kỳ thi. Cá nhân ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm với vai trò là người đứng đầu Sở GD&ĐT, Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi.
Thanh tra tỉnh Thái Bình kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo Sở GD&ĐT tỉnh căn cứ điểm thi của các thí sinh qua thanh tra xác định và các quy định của pháp luật chuyên ngành, tiến hành các thủ tục theo thẩm quyền để công bố kết quả điểm thi của các thí sinh và tổ chức việc xét tuyển theo quy định.
Thanh tra tỉnh chỉ đạo Đoàn thanh tra tiếp tục xác định rõ tồn tại, hạn chế, vi phạm, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở tất cả các khâu dẫn đến việc bị lệch phách, sai điểm của thí sinh, sai điểm kết quả tuyển sinh nêu trong Kết luận thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý; tiến hành thanh tra, kết luận cuộc thanh tra theo quy định.
Kiến nghị với Sở Nội vụ tham mưu gia hạn thời gian đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình.
Cũng trong buổi họp báo sáng nay, đại diện Sở GD-ĐT là
ông Đặng Xuân Phong, Phó giám đốc sở, thông qua các cơ quan báo chí đã gửi lời
xin lỗi đến các thí sinh tham dự kỳ thi, phụ huynh và toàn thể nhân dân về những
sai sót không đáng có xảy ra trong quá trình hồi phách, ghép phách bài thi tự
luận dẫn đến sai sót, nhầm lẫn về điểm thi của các thí sinh.
Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp phiên thứ 28 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Chiều 7/7, tại cuộc họp Thông báo Kết quả phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC), ông Nguyễn Hữu Đông, Uỷ viên TW Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNLPTC thống nhất đưa 4 vụ án và 2 vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Đại diện Bộ Công an cảnh báo về tình trạng xâm phạm dữ liệu cá nhân với 110 triệu bản ghi bị mua bán trái phép. Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có hiệu lực từ 1/1/2026 với mức phạt đến 5% doanh thu.
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được trình Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV với nhiều điểm mới nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý, quản lý nhà nước và bảo vệ quyền con người trong không gian số, kinh tế số, phát triển bền vững.
Ngày 21/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 6/2025, cho ý kiến về 8 nội dung quan trọng.
Sáng 20/6, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh mạng, an toàn thông tin và công tác văn thư, lưu trữ đối với cơ quan Đảng, chính quyền phục vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 126 điểm cầu xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(PLPT) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 19/6, lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam đã tới thăm, chúc mừng tập thể cán bộ, biên tập viên, phóng viên Tạp chí Pháp luật và Phát triển.
Sáng 19/6, tiếp tục Kỳ họp thứ Chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chịu trách nhiệm trả lời chính.