Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Bắt thêm một thành viên tổ chức phản động 'Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời': Pháp luật quy định về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như thế nào?

Yến Nhi Thứ năm, 14/11/2024 - 09:57
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Thêm một đối tượng của tổ chức 'Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời' bị bắt vì thực hiện nhiều hoạt động âm mưu chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Việt Nam nói chung và của TP Hồ Chí Minh nói riêng. Pháp luật hiện hành quy định về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như thế nào?

Huỳnh Nhật Phương bị bắt về tội 'Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân' và tang vật. (Ảnh: Công an TPHCM)

Bắt tạm giam đối tượng hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Ngày 13/11, Cơ quan An ninh điều tra (Công an TPHCM) đã ra khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với Huỳnh Nhật Phương (sinh năm 1982, ngụ tại quận Bình Thạnh) về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 109 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Các quyết định trên được Viện KSND TPHCM phê chuẩn.

Đây là kết quả của việc mở rộng điều tra vụ án "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" do Trần Văn Linh và Nguyễn Thị Hường thực hiện theo chỉ đạo của tổ chức khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" với âm mưu rải truyền đơn có nội dung kích động tuần hành, gây rối an ninh trật tự trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9/2024.

Theo đó, Huỳnh Nhật Phương được Đào Minh Quân và số cầm đầu tổ chức khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" móc nối, phong chức "Trưởng phòng chiến tranh chính trị thuộc Bộ tư lệnh chiến thuật vùng Sài Gòn - Gia Định".

Với bản tính ngoan cố, hám danh, hám lợi, ảo tưởng, mù quáng tin tưởng vào lời hứa hẹn "hão huyền", "lừa bịp" của tổ chức khủng bố trên, Huỳnh Nhật Phương đã thực hiện nhiều hoạt động âm mưu chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Việt Nam nói chung và của TP Hồ Chí Minh nói riêng.

Hiện Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục làm rõ hành vi phạm tội của Huỳnh Nhật Phương; đồng thời mở rộng điều tra để xử lý triệt để tất cả các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 12/11, Công an TP. Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Khắc Đức (29 tuổi, ngụ Quận 7, TP. Hồ Chí Minh) về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Qua điều tra, cơ quan chức năng cho biết, tổ chức phản động lưu vong "Tập hợp dân chủ đa nguyên" do Nguyễn Gia Kiểng (ở Pháp) cầm đầu, tiến hành nhiều hoạt động chống phá như: Lợi dụng các trang mạng xã hội, kênh "truyền thông" để móc nối, lôi kéo người tham gia tổ chức, thành lập các hội nhóm trong nước để tiến hành hoạt động chống lại Nhà nước Việt Nam.

Đối tượng Nguyễn Khắc Đức quản trị các trang mạng phản động; soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung chống phá, phản động, xúc phạm vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, đối tượng còn đưa thông tin sai sự thật, bịa đặt, xâm phạm danh dự, uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc…

Hiện Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP. Hồ Chí Minh tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Trần Khắc Đức và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.

Liên tiếp bắt giữ các đối tượng tham gia tổ chức tổ chức khủng bố 'Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời'

Vào hồi cuối tháng 9/2024, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét khẩn cấp đối với Nguyễn Ngọc Châu (sinh năm 1961, cư trú phường An Bình, thành phố Rạch Giá) về hành vi "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Khoản 1, Điều 109, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Khám xét khẩn cấp nơi ở của đối tượng Nguyễn Ngọc Châu, lực lượng Công an phát hiện, thu giữ hơn 3.000 tờ truyền đơn có nội dung kích động, gây rối an ninh, trật tự được chuẩn bị phát tán trong các dịp lễ nhằm mục đích lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo sự chỉ đạo tổ chức khủng bố "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời".

Ngoài ra, lực lượng Công an còn thu giữ nhiều trang thiết bị phương tiện phục vụ soạn thảo, in ấn truyền đơn (máy tính, máy in màu, máy fax…), các mảnh vải hình chữ nhật màu vàng có ba sọc đỏ và tang chứng, vật chứng khác liên quan hoạt động vi phạm pháp luật của Châu.

Tại cơ quan Công an, đối tượng Nguyễn Ngọc Châu khai nhận đã sử dụng mạng xã hội Facebook liên hệ, trao đổi với một số thành viên của tổ chức khủng bố "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời" (do đối tượng Đào Minh Quân cầm đầu) để được hướng dẫn tham gia. Nhiệm vụ của Châu là chuẩn bị rải số truyền đơn trên trong các dịp lễ.

Trước đó, ngày 20/9, Công an TP. HCM đã bắt bà Nguyễn Thị Hường, 56 tuổi, và ông Trần Văn Linh, 67 tuổi về cùng hành vi trên.

Trong quá trình thực hiện cao điểm đảm bảo an ninh dịp lễ Quốc khánh, Công an TP. HCM và Cục An ninh nội địa (Bộ Công an) phát hiện bà Hường đang chuẩn bị 1.000 tờ truyền đơn có nội dung kích động tuần hành, gây rối an ninh trật tự trong dịp 2/9 nhằm mục đích lật đổ Nhà nước, theo sự chỉ đạo của tổ chức "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời".

Còn ông Linh có nhiệm vụ khảo sát các nơi đông người ở thành phố như công viên, trường học, bệnh viện... để chuẩn bị dán, rải truyền đơn, theo chỉ đạo của những kẻ cầm đầu tổ chức.

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 30/8, Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Hường và Trần Văn Linh về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 109, Bộ Luật Hình sự năm 2015. Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh trên.

Bộ Công an đã xác định "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời" là tổ chức khủng bố. Công an tỉnh Kiên Giang đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, không nghe, không tin những lời hứa hẹn, dụ dỗ, lôi kéo của các cá nhân thành viên của tổ chức này.

Một đối tượng khác bị bắt giữ là Phạm Hoàng - thành viên tổ chức phản động, khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" - có hành vi chuẩn bị rải truyền đơn tại TP Hồ Chí Minh nhân dịp Quốc khánh 2/9/2024. Quá trình bắt, khám xét đối tượng, Cơ quan Công an đã thu giữ nhiều tài liệu, tiền Việt Nam đồng liên quan hành vi phạm tội của đối tượng.

Từ năm 2019, thông qua mạng xã hội Facebook, đối tượng Hoàng biết đến tổ chức phản động, khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" do Đào Minh Quân cầm đầu.

Sau một thời gian tìm hiểu về cương lĩnh, điều lệ, đường lối hoạt động của tổ chức này, đối tượng Hoàng đã viết đơn xin tham gia tổ chức phản động "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời" và được tổ chức này chấp nhận, đồng thời cấp bí số để hoạt động, liên lạc trong tổ chức.

Mặc dù nhiều lần được cơ quan chức năng, đoàn thể quần chúng mời làm việc, răn đe, giáo dục, tạo cơ hội để Hoàng từ bỏ tham gia và hoạt động cho tổ chức phản động khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" nhưng Hoàng vẫn ngoan cố.

Bộ Công an chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị khẩn trương điều tra, làm rõ hành vi của đối tượng Phạm Hoàng và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Pháp luật quy định về tội 'Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân' như thế nào?

Tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" là một trong những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm trực tiếp đến an ninh quốc gia nước CHXHCN Việt Nam. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được đề cập lần đầu tiên tại Bộ luật hình sự 1985. Hiện nay, Tội danh này được quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

"Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm."

Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 phân loại tội phạm làm 4 loại gồm: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Mỗi tội phạm được quy định mức hình phạt phải chịu khác nhau, nhìn vào mức hình phạt cao nhất của mỗi loại tội, có thể xác định được tội phạm đó thuộc loại tội phạm nào.

Điều 109 Bộ luật Hình sự quy định mức hình phạt cao nhất đối với người phạm tội này là 20 năm tù giam, tù chung thân, tử hình. Do đó, đây là loại tội đặc biệt nghiêm trọng.

Dấu hiệu pháp lý của tội 'Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'

Mặt khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội này nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Chính quyền là bộ máy điều hành, quản lý công việc của nhà nước. Một đất nước muốn phát triển ổn định, cần một chính quyền vững mạnh.

Do đó, hành vi nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hành vi xâm phạm sự tồn tại của chính quyền nhân dân, xâm phạm đến Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Khách thể của tội phạm này là sự ổn định, vững mạnh của chính quyền nhân dân.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hoạt động "thành lập hoặc tham gia tổ chức" nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, lập đổ chính quyền từ trung ương đến địa phương của nước Việt Nam.

- Hoạt động thành lập tổ chức biểu hiện qua hành vi của những người đề xướng, lôi kéo, vạch kế hoạch, thành lập tổ chức, lôi kéo người khác vào tổ chức nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.

Tổ chức ở đây là tổ chức phản cách mạng, nhằm chống chính quyền. Đây là một dạng đồng phạm có tổ chức, các thành viên có mối liên hệ chặt chẽ, hoạt động theo một kế hoạch thống nhất bao gồm các hành vi chuẩn bị thành lập tổ chức, chỉ huy, điều hành các hoạt động,...

- Tham gia tổ chức là hành vi gia nhập tổ chức, khi đó người tham gia biết rõ mục đích của tổ chức đó là chống chính quyền nhân dân, khi gia nhập họ tán thành và tích cực hoạt động theo kế hoạch mà tổ chức đề ra.

Như vậy, tội phạm được xem là hoàn thành kể từ khi người phạm tội thực hiện hoạt động thành lập tổ chức (kể cả tổ chức đã được thành lập hoặc chưa); hoặc từ khi tham gia vào tổ chức (kể cả đã thực hiện hoạt động nào hay chưa).

Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân khác tội phản bội Tổ quốc ở chỗ: Tội phản bội Tổ quốc có dấu hiệu câu kết với nước ngoài, còn tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân không có dấu hiệu câu kết với nước ngoài. Nếu tổ chức hoạt động không có sự bàn bạc, thống nhất với nước ngoài, đơn giản chỉ là nhận viện trợ từ nước ngoài thì sẽ cấu thành tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là bất kì người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi) và đạt độ tuổi theo luật định.

Trong đó, Điều 12 Bộ luật hình sự quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Như vậy độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội này là từ đủ 16 tuổi trở lên.

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Tính chất của hoạt động thành lập cũng như hoạt động tham gia đã thể hiện lỗi của chủ thể là lỗi cố ý. Người phạm tội phải biết tổ chức có mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Khi đã nhận thức rõ mục đích này họ vẫn thành lập hoặc tham gia tổ chức tức là họ cũng có mục đích như vậy.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Triệt phá đường dây mua bán trẻ sơ sinh ở Hòa Bình: Mua bán trẻ sơ sinh sẽ phải đối diện với mức phạt nào?

Triệt phá đường dây mua bán trẻ sơ sinh ở Hòa Bình: Mua bán trẻ sơ sinh sẽ phải đối diện với mức phạt nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 phút trước

(PLPT) - Thời gian gần đây, nhiều tổ chức mua bán trẻ sơ sinh đã lợi dụng mạng xã hội để hoạt động, núp bóng dưới hình thức cho - nhận con nuôi, nhưng thực chất là mua bán trẻ sơ sinh có quy mô cực lớn. Vậy, mua bán trẻ sơ sinh sẽ phải đối diện với mức phạt nào?

Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi): Đề xuất bỏ cấp 'Tổng cục' để tinh gọn bộ máy

Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi): Đề xuất bỏ cấp "Tổng cục" để tinh gọn bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  17 giờ trước

(PLPT) - Bộ Tư pháp vừa tổ chức họp Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019.

Hà Nội tăng cường quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội tăng cường quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  18 giờ trước

(PLPT) - Trưởng ban cố vấn Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội nhấn mạnh, chuyển đổi số thể hiện một sự thay đổi toàn diện, từ cách quản lý, quy trình, đến văn hóa doanh nghiệp, tất cả dựa trên nền tảng số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Mất gần 100 triệu vì click vào đường link lạ để nhận hoàn tiền: Cảnh giác chiêu trò giả danh shipper lừa chuyển khoản

Mất gần 100 triệu vì click vào đường link lạ để nhận hoàn tiền: Cảnh giác chiêu trò giả danh shipper lừa chuyển khoản

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  18 giờ trước

(PLPT) - Thời gian gần đây, một phương thức lừa đảo tinh vi hơn đã xuất hiện, thông qua việc hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm giả mạo với "hướng dẫn" để hoàn tiền thanh toán đơn hàng. Công an Hà Nội khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác, không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi để tránh mắc bẫy lừa đảo.

Đại diện Việt Nam lần đầu đăng quang Miss International: Muốn tham dự cuộc thi sắc đẹp quốc tế, các người đẹp cần đáp ứng điều kiện gì?

Đại diện Việt Nam lần đầu đăng quang Miss International: Muốn tham dự cuộc thi sắc đẹp quốc tế, các người đẹp cần đáp ứng điều kiện gì?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  18 giờ trước

(PLPT) - Huỳnh Thị Thanh Thủy - đại diện Việt Nam - đã xuất sắc vượt qua hơn 70 cô gái đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác để đoạt vương miện Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024. Người đẹp, hoa hậu cần những điều kiện gì để có thể tham gia các cuộc thi sắc đẹp quốc tế?

Đề xuất thí điểm xây dựng nhà ở thương mại trên cơ sở thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Đề xuất thí điểm xây dựng nhà ở thương mại trên cơ sở thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  20 giờ trước

(PLPT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại, Thủ tướng Chính phủ đề xuất dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  20 giờ trước

(PLPT) - Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm nâng cao hiểu biết, kỹ năng thực hiện pháp luật cho đội ngũ quản lý, pháp chế của doanh nghiệp, từ đó giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát hiện hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo: Sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử lý ra sao?

Phát hiện hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo: Sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  20 giờ trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng TP Hà Nội kiểm tra đối với Công ty Cổ phần dược phẩm DHT Pharmacy, phát hiện hàng nghìn sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu sản xuất hàng giả là thực phẩm. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Đọc nhiều