Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Bắt thêm một thành viên tổ chức phản động 'Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời'

Yến Nhi Thứ hai, 23/09/2024 - 12:26
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Kiên Giang bắt tạm giam Nguyễn Ngọc Châu về hành vi "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Liên tiếp bắt giữ các đối tượng tham gia tổ chức tổ chức khủng bố "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời"

Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Kiên Giang vừa tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét khẩn cấp đối với Nguyễn Ngọc Châu (sinh năm 1961, cư trú phường An Bình, thành phố Rạch Giá) về hành vi "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Khoản 1, Điều 109, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Châu. (Ảnh: chinhphu.vn)

Khám xét khẩn cấp nơi ở của đối tượng Nguyễn Ngọc Châu, lực lượng Công an phát hiện thu giữ hơn 3.000 tờ truyền đơn có nội dung kích động, gây rối an ninh, trật tự được chuẩn bị phát tán trong các dịp lễ nhằm mục đích lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo sự chỉ đạo tổ chức khủng bố "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời".

Ngoài ra, lực lượng Công an còn thu giữ nhiều trang thiết bị phương tiện phục vụ soạn thảo, in ấn truyền đơn (máy tính, máy in màu, máy fax…), các mảnh vải hình chữ nhật màu vàng có ba sọc đỏ và tang chứng, vật chứng khác liên quan hoạt động vi phạm pháp luật của Châu.

Tại cơ quan Công an, đối tượng Nguyễn Ngọc Châu khai nhận đã sử dụng mạng xã hội Facebook liên hệ, trao đổi với một số thành viên của tổ chức khủng bố "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời" (do đối tượng Đào Minh Quân cầm đầu) để được hướng dẫn tham gia. Nhiệm vụ của Châu là chuẩn bị rải số truyền đơn trên trong các dịp lễ.

Ngày 20/9, Công an TPHCM đã bắt bà Nguyễn Thị Hường, 56 tuổi, và ông Trần Văn Linh, 67 tuổi về cùng hành vi trên.

Trước đó, trong quá trình thực hiện cao điểm đảm bảo an ninh dịp lễ Quốc khánh, Công an TPHCM và Cục An ninh nội địa (Bộ Công an) phát hiện bà Hường đang chuẩn bị 1.000 tờ truyền đơn có nội dung kích động tuần hành, gây rối an ninh trật tự trong dịp 2/9 nhằm mục đích lật đổ Nhà nước, theo sự chỉ đạo của tổ chức "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời".

Còn ông Linh có nhiệm vụ khảo sát các nơi đông người ở thành phố như công viên, trường học, bệnh viện... để chuẩn bị dán, rải truyền đơn, theo chỉ đạo của những kẻ cầm đầu tổ chức.

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 30/8, Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Hường và Trần Văn Linh về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 109, Bộ Luật Hình sự năm 2015. Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh trên.

Bộ Công an đã xác định "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời" là tổ chức khủng bố. Công an tỉnh Kiên Giang đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, không nghe, không tin những lời hứa hẹn, dụ dỗ, lôi kéo của các cá nhân thành viên của tổ chức này.

Đối tượng Phạm Hoàng. (Ảnh Bộ Công an)

Liên quan đến vụ việc trên, Công an tỉnh Nam Định đã phối hợp với Cục An ninh nội địa - Bộ Công an, Công an tỉnh Lâm Đồng bắt giữ đối tượng Phạm Hoàng, sinh năm 1958, hộ khẩu thường trú tại xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh.

Phạm Hoàng là thành viên tổ chức phản động, khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" có hành vi chuẩn bị rải truyền đơn tại TP Hồ Chí Minh nhân dịp Quốc khánh 2/9/2024. Quá trình bắt, khám xét đối tượng, Cơ quan Công an đã thu giữ nhiều tài liệu, tiền Việt Nam đồng liên quan hành vi phạm tội của đối tượng.

Theo đó, từ năm 2019, thông qua mạng xã hội Facebook, đối tượng Hoàng biết đến tổ chức phản động, khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" do Đào Minh Quân cầm đầu.

Sau một thời gian tìm hiểu về cương lĩnh, điều lệ, đường lối hoạt động của tổ chức này, đối tượng Hoàng đã viết đơn xin tham gia tổ chức phản động "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời" và được tổ chức này chấp nhận, đồng thời cấp bí số để hoạt động, liên lạc trong tổ chức.

Mặc dù nhiều lần được cơ quan chức năng, đoàn thể quần chúng mời làm việc, răn đe, giáo dục, tạo cơ hội để Hoàng từ bỏ tham gia và hoạt động cho tổ chức phản động khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" nhưng Hoàng vẫn ngoan cố.

Bộ Công an chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị khẩn trương điều tra, làm rõ hành vi của đối tượng Phạm Hoàng và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Pháp luật quy định về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" như thế nào?

Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là một trong những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm trực tiếp đến an ninh quốc gia nước CHXHCN Việt Nam. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được đề cập lần đầu tiên tại Bộ luật hình sự 1985. Hiện nay, Tội danh này được quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

"Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm."

Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 phân loại tội phạm làm 04 loại gồm: tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Mỗi tội phạm được quy định mức hình phạt phải chịu khác nhau, nhìn vào mức hình phạt cao nhất của mỗi loại tội, có thể xác định được tội phạm đó thuộc loại tội phạm nào.

Điều 109 Bộ luật hình sự quy định mức hình phạt cao nhất đối với người phạm tội này là 20 năm tù giam, tù chung thân, tử hình. Do đó, đây là loại tội đặc biệt nghiêm trọng.

Dấu hiệu pháp lý của tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"

Mặt khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội này nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Chính quyền là bộ máy điều hành, quản lý công việc của nhà nước. Một đất nước muốn phát triển ổn định, cần một chính quyền vững mạnh.

Do đó, hành vi nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hành vi xâm phạm sự tồn tại của chính quyền nhân dân, xâm phạm đến Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Khách thể của tội phạm này là sự ổn định, vững mạnh của chính quyền nhân dân.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hoạt động "thành lập hoặc tham gia tổ chức" nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, lập đổ chính quyền từ trung ương đến địa phương của nước Việt Nam.

- Hoạt động thành lập tổ chức biểu hiện qua hành vi của những người đề xướng, lôi kéo, vạch kế hoạch, thành lập tổ chức, lôi kéo người khác vào tổ chức nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.

Tổ chức ở đây là tổ chức phản cách mạng, nhằm chống chính quyền. Đây là một dạng đồng phạm có tổ chức, các thành viên có mối liên hệ chặt chẽ, hoạt động theo một kế hoạch thống nhất bao gồm các hành vi chuẩn bị thành lập tổ chức, chỉ huy, điều hành các hoạt động,...

- Tham gia tổ chức là hành vi gia nhập tổ chức, khi đó người tham gia biết rõ mục đích của tổ chức đó là chống chính quyền nhân dân, khi gia nhập họ tán thành và tích cực hoạt động theo kế hoạch mà tổ chức đề ra.

Như vậy, tội phạm được xem là hoàn thành kể từ khi người phạm tội thực hiện hoạt động thành lập tổ chức (kể cả tổ chức đã được thành lập hoặc chưa); hoặc từ khi tham gia vào tổ chức (kể cả đã thực hiện hoạt động nào hay chưa).

Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân khác tội phản bội Tổ quốc ở chỗ: Tội phản bội Tổ quốc có dấu hiệu câu kết với nước ngoài, còn tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân không có dấu hiệu câu kết với nước ngoài. Nếu tổ chức hoạt động không có sự bàn bạc, thống nhất với nước ngoài, đơn giản chỉ là nhận viện trợ từ nước ngoài thì sẽ cấu thành tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là bất kì người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi) và đạt độ tuổi theo luật định.

Trong đó, Điều 12 Bộ luật hình sự quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Như vậy độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội này là từ đủ 16 tuổi trở lên.

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Tính chất của hoạt động thành lập cũng như hoạt động tham gia đã thể hiện lỗi của chủ thể là lỗi cố ý. Người phạm tội phải biết tổ chức có mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Khi đã nhận thức rõ mục đích này họ vẫn thành lập hoặc tham gia tổ chức tức là họ cũng có mục đích như vậy.

Cùng chuyên mục

Bộ Xây dựng đề xuất quy định mới về giá nước sạch

Bộ Xây dựng đề xuất quy định mới về giá nước sạch

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 giờ trước

(PLPT) - Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến cho dự thảo Luật Cấp thoát nước, trong đó đề xuất quy định mới về giá nước sạch.

Cảnh sát giao thông thông báo 'phạt nguội' như thế nào?

Cảnh sát giao thông thông báo 'phạt nguội' như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 giờ trước

(PLPT) - Phạt nguội là hình thức xử phạt những lỗi vi phạm giao thông được phát hiện thông qua camera giám sát, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của cơ quan chức năng hoặc thông qua hình ảnh, video do cá nhân đăng tải trên mạng xã hội. Vậy, Cảnh sát giao thông thông báo 'phạt nguội' như thế nào?

Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành Y tế

Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành Y tế

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, công nghệ sinh học và chuyển đổi số được xem là các thành tố quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Bộ Công an đề xuất giảm sâu mức tiền phạt vi phạm nồng độ cồn, trừ điểm bằng lái xe

Bộ Công an đề xuất giảm sâu mức tiền phạt vi phạm nồng độ cồn, trừ điểm bằng lái xe

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 giờ trước

(PLPT) - Điểm nổi bật trong dự thảo Nghị định mới về xử phạt vi phạm giao thông do Bộ Công an vừa công bố là giảm mức xử phạt một số hành vi và bổ sung quy định về trừ điểm bằng lái xe.

Góc nhìn pháp lý từ các trường hợp cán bộ kê khai tài sản thiếu trung thực

Góc nhìn pháp lý từ các trường hợp cán bộ kê khai tài sản thiếu trung thực

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  6 giờ trước

(PLPT) - Việc kê khai tài sản không trung thực là vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng và những người nào có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không đúng sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.

Bộ Công an đề xuất cấm mua, bán dữ liệu cá nhân dưới mọi hình thức

Bộ Công an đề xuất cấm mua, bán dữ liệu cá nhân dưới mọi hình thức

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  6 giờ trước

(PLPT) - Tại dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ Công an đề xuất quy định cấm mua, bán dữ liệu cá nhân dưới mọi hình thức. Dữ liệu cá nhân được áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo mật trong quá trình xử lý.

Có được phép chuyển nhượng biển số xe trúng đấu giá?

Có được phép chuyển nhượng biển số xe trúng đấu giá?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  10 giờ trước

(PLPT) - Sau khi trúng đấu giá, một số cá nhân đã nhanh chóng đăng tin chuyển nhượng biển số xe trên với mức giá chênh lệch. Hành vi này có thể tạo ra kẽ hở trong quy trình đấu giá, dẫn đến việc thao túng và trục lợi từ các biển số đẹp. Vậy, có được phép chuyển nhượng biển số xe trúng đấu giá?

'Báo chốt' giao thông trên mạng: Đừng vi phạm pháp luật vì thiếu hiểu biết

'Báo chốt' giao thông trên mạng: Đừng vi phạm pháp luật vì thiếu hiểu biết

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  11 giờ trước

(PLPT) - Thanh niên ở Sơn Tây (Hà Nội) lên mạng thông báo và chia sẻ thông tin liên quan đến vị trí, địa điểm tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông của lực lượng Cảnh sát giao thông.