Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp phiên thứ 28 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Theo đại diện Bộ Nội vụ, sau gần 10 năm thực hiện, Luật Tổ chức Chính phủ đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như: chưa cụ thể hóa toàn bộ nội hàm về “quyền hành pháp”; các nội dung về kiểm soát quyền lực giữa cơ quan hành pháp với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp chưa được quy định rõ.
Vì vậy, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 là cần thiết nhằm hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ.
Đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn hợp lý.
Tham gia ý kiến tại phiên họp, ông Bùi Công Quang - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức nhà nước và công vụ, Văn phòng Chính phủ - đề nghị, lần sửa đổi này cần làm rõ khái niệm về phân cấp, phân quyền hoặc ủy quyền giữa Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương; hoàn thiện quy định về cơ chế, phương thức hoạt động của Chính phủ hướng tới xây dựng mô hình quản trị hiện đại và Chính phủ số.
Còn theo đại diện Bộ Công an, dự thảo Luật dự kiến sửa đổi, bổ sung 11 nhóm vấn đề liên quan đến 30 điều/50 điều của Luật Tổ chức Chính phủ. Theo vị này, phạm vi sửa đổi, bổ sung như trên là rất lớn; vì vậy đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) thay vì chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ.
Về các quy định liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ, theo đại diện Bộ Công an, địa vị pháp lý của Tổng cục chưa được quy định rõ ràng; chính sách đối với cấp Cục trực thuộc Bộ và Cục trực thuộc Tổng cục như nhau nên chưa khuyến khích tinh gọn bộ máy.
Do đó, vị này đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu theo hướng bỏ cấp “Tổng cục” trong cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo quy định cụ thể vị trí, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của Chính phủ ngay tại dự thảo Luật.
Trong đó, chú trọng làm rõ định hướng quy định về phân cấp, phân quyền giữa các chủ thể: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và chính quyền địa phương (những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà không phân cấp, phân quyền; những vấn đề có thể phân cấp, phân quyền; phạm vi phân cấp, phân quyền…).
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ dự kiến sửa đổi, bổ sung 11 nhóm vấn đề, chia thành 5 chính sách lớn, gồm:
- Hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả.
- Hoàn thiện quy định về mối quan hệ phân công, phối hợp trong thực hiện quyền lực nhà nước; cơ chế kiểm soát quyền lực giữa Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp, bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW.
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ, giữa Chính phủ với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, bảo đảm đề cao trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với các nội dung được phân cấp, phân quyền theo quy định của pháp luật.
- Hoàn thiện các quy định để đổi mới phương thức tổ chức hoạt động của Chính phủ phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ số, bảo đảm tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước.
- Hoàn thiện các quy định về tổ chức của Chính phủ để tạo khung pháp lý sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp phiên thứ 28 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Chiều 7/7, tại cuộc họp Thông báo Kết quả phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC), ông Nguyễn Hữu Đông, Uỷ viên TW Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNLPTC thống nhất đưa 4 vụ án và 2 vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Đại diện Bộ Công an cảnh báo về tình trạng xâm phạm dữ liệu cá nhân với 110 triệu bản ghi bị mua bán trái phép. Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có hiệu lực từ 1/1/2026 với mức phạt đến 5% doanh thu.
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được trình Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV với nhiều điểm mới nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý, quản lý nhà nước và bảo vệ quyền con người trong không gian số, kinh tế số, phát triển bền vững.
Ngày 21/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 6/2025, cho ý kiến về 8 nội dung quan trọng.
Sáng 20/6, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh mạng, an toàn thông tin và công tác văn thư, lưu trữ đối với cơ quan Đảng, chính quyền phục vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 126 điểm cầu xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(PLPT) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 19/6, lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam đã tới thăm, chúc mừng tập thể cán bộ, biên tập viên, phóng viên Tạp chí Pháp luật và Phát triển.
Sáng 19/6, tiếp tục Kỳ họp thứ Chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chịu trách nhiệm trả lời chính.