Mất gần 100 triệu vì click vào đường link lạ để nhận hoàn tiền: Cảnh giác chiêu trò giả danh shipper lừa chuyển khoản
Yến Nhi
Thứ tư, 13/11/2024 - 16:16
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Thời gian gần đây, một phương thức lừa đảo tinh vi hơn đã xuất hiện, thông qua việc hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm giả mạo với "hướng dẫn" để hoàn tiền thanh toán đơn hàng. Công an Hà Nội khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác, không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi để tránh mắc bẫy lừa đảo.
Giả danh shipper hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm giả mạo
Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đang điều tra, xác minh một vụ lừa đảo với thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng (shipper) gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Theo đó, vào khoảng 9h ngày 1/11/2024, chị B. (sinh năm 2001) nhận được điện thoại của đối tượng thông báo có đơn hàng gửi đến. Chị B. trao đổi shipper là để hàng vào nhà và bảo đưa số tài khoản để thanh toán.
Sau khi chuyển khoản, shipper đã gọi lại thông báo là gửi nhầm tài khoản thanh toán của shipper khác và yêu cầu chị phải truy cập vào một đường link của công ty giao hàng để nhận lại tiền gửi nhầm.
Khi chị B. truy cập vào đường link, thực hiện theo hướng dẫn và mã quét mã QR code, tài khoản của chị bị trừ gần 100 triệu đồng. Phát hiện mình bị lừa, chị B. đã đến Công an phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy trình báo sự việc.
Theo Công an thành phố Hà Nội, các đối tượng đã lợi dụng những khách hàng mua sắm nhiều, dễ quên đơn hàng để gọi điện yêu cầu chuyển khoản thanh toán. Thời gian gần đây, một phương thức lừa đảo tinh vi hơn đã xuất hiện, thông qua việc hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm giả mạo với "hướng dẫn" để hoàn tiền thanh toán đơn hàng.
Khi cài đặt phần mềm giả mạo, người dùng có nguy cơ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.
Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác khi nhận số điện thoại lạ, không chuyển khoản khi chưa trực tiếp nhận hàng đã đặt và cần xác minh thật kỹ các thông tin trước khi chuyển khoản. Tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi tới để tránh mắc bẫy lừa đảo.
Hiện nay, các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát đều có website và ứng dụng để tra cứu thông tin mã vận đơn. Do đó, người dân nên chủ động truy cập để theo dõi đường đi của đơn hàng, đảm bảo đúng đơn hàng đã đặt trước khi nhận hàng.
Khi bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, người dân cần đến cơ quan Công an gần nhất trình báo để được hỗ trợ kịp thời.
Người phụ nữ mất gần 100 triệu do bấm vào link lạ
Vào hồi đầu tháng 10, Công an Hà Nội cho biết, thời gian qua xuất hiện tình trạng giả danh shipper (nhân viên giao hàng) gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Thủ đoạn của những người lừa đảo là thu thập thông tin cá nhân qua việc người dân để lại thông tin cá nhân trên các trang mua hàng online; mua thông tin khách hàng qua các phiên livestream trên mạng xã hội; truy cập vào các trang mua hàng trên nền tảng mạng xã hội…
Sau đó, các đối tượng giả danh là shipper các đơn vị giao hàng uy tín gọi điện hỏi khách có nhà không. Do bận hoặc không có ở nhà để nhận hàng và số tiền thanh toán không lớn nên khách hàng dễ dàng đồng ý chuyển khoản thanh toán cho người lừa đảo.
Sau khi người dân chuyển khoản thành công, đối tượng giả danh shipper sẽ thông báo chưa nhận được tiền hoặc có sự nhầm lẫn số tài khoản, hệ thống sẽ tự động trừ 3 đến 3,5 triệu đồng từ tài khoản ngân hàng của khách hàng.
Khi nạn nhân muốn lấy lại tiền thì sẽ được gửi link liên kết đến trang web và số điện thoại giả mạo của đơn vị giao hàng để liên hệ.
Khi người dân bấm vào đường liên kết giả mạo thì sẽ có nguy cơ điện thoại bị nhiễm mã độc, bị chiếm đoạt thông tin cá nhân quan trọng và mất quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng, tài khoản ví điện tử, người lừa lúc này sẽ dễ dàng lấy cắp tiền trong tài khoản.
Công an Hà Nội cho biết, vào những ngày đầu tháng 10, Công an phường Bồ Đề, quận Long Biên tiếp nhận tin trình báo của bà H. (66 tuổi) bị người giả danh shipper lừa đảo gọi điện nhận hàng. Do không có nhà, nên bà đã chuyển khoản tiền hàng cho người lạ.
Tuy nhiên, người giả danh shipper đã gọi lại báo chưa nhận được tiền rồi hướng dẫn bà nhấn vào đường link đối tượng gửi. Khi làm theo hướng dẫn xong, bà H. phát hiện hai tài khoản ngân hàng bị mất gần 100 triệu đồng.
Công an Hà Nội khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác khi nhận số điện thoại lạ, không chuyển khoản khi chưa trực tiếp nhận hàng đã đặt; không nên chuyển tiền cho người lạ và cần xác minh thật kỹ các thông tin trước khi chuyển khoản; tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi tới để tránh mắc bẫy lừa đảo.
Giả danh shipper để lừa tiền của hàng trăm người
Một vụ việc tương tự, vào ngày 8/10, Công an TP Hà Nội đã tạm giữ Phan Văn Tùng (SN 1998, HKTT: Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội; hiện trú tại Thanh Trì, Hà Nội) để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn giả danh shipper giao hàng.
Trước đó, vào ngày 27/9/2024, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP Hà Nội đã phối hợp với Công an huyện Thanh Trì đấu tranh, triệu tập đối tượng Phan Văn Tùng.
Đối tượng Tùng khai nhận trước đây từng làm nhân viên giao hàng. Khi làm việc, Tùng phát hiện nhiều khách hàng mua hàng online thường không nhận hàng trực tiếp mà chỉ bảo nhân viên giao hàng gửi lại cho người quen hoặc để lại trước cửa nhà. Sau đó, người mua hàng sẽ gửi số tài khoản để chuyển tiền mua hàng.
Nhận thấy có thể lợi dụng kẽ hở này để chiếm đoạt tiền từ người mua hàng nên Tùng đã tìm thông tin khách hàng rồi sử dụng số điện thoại (sim rác) gọi điện cho khách hàng như: 0342791041, 0586991769, 0588579105, 0587112248… gọi từ 100-200 cuộc điện thoại và giới thiệu là nhân viên giao hàng.
Nếu đầu dây bên kia trả lời là có thể nhận hàng ngay lúc đó thì Tùng tắt máy. Nếu đầu dây bên kia trả lời là không thể nhận hàng ngay lúc đó thì đối tượng thông báo sẽ để bưu kiện hàng vào nhà và đề nghị chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng 103881219692 mang tên NGUYEN TIEN KHANH rồi chiếm đoạt.
Có những khách hàng chủ quan không kiểm tra lại, Tùng tiếp tục gọi điện thông báo có đơn hàng nữa yêu cầu chuyển thêm tiền mua hàng rồi tiếp tục chiếm đoạt.
Với phương thức lừa đảo như trên, chỉ trong một thời gian ngắn, từ tháng 4/2024 đến khi bị bắt, đối tượng đã lừa đảo được hàng trăm khách hàng, số tiền chiếm đoạt được hơn 130 triệu đồng.
Nhận diện các thủ đoạn giả danh shipper để lừa đảo
Chỉ huy Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - CATP Hà Nội cho biết, thời gian gần đây xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới là giả danh shipper lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người mua hàng.
Các đối tượng lợi dụng các buổi livestream bán hàng để thu thập thông tin qua các bình luận công khai của khách hàng hoặc tìm kiếm mua bán thông tin khách từ các nguồn không chính thống.
Khi có được thông tin khách hàng, các đối tượng giả danh shipper của các công ty vận chuyển uy tín để gọi điện thoại cho nạn nhân và thông báo có đơn hàng cần giao, yêu cầu chuyển khoản để thanh toán khi nhận hàng.
Trường hợp nạn nhân ở nhà và nói để ra nhận hàng thì đối tượng hẹn 5-10 phút sẽ đến, sau đó cắt liên lạc, chặn số điện thoại. Nếu nạn nhân không có nhà thì đối tượng nói đã gửi hàng cho bảo vệ, người quen, hàng xóm và yêu cầu nạn nhân nhanh chóng chuyển tiền thanh toán đơn hàng.
Khi nạn nhân chuyển tiền thành công thì đối tượng liền thông báo rằng mình đã gửi nhầm số tài khoản của hội viên shipper hoặc thông báo món hàng của nạn nhân đã bị thu hồi. Để lấy được số tiền nạn nhân đã chuyển mua hàng trước đó, đối tượng yêu cầu nạn nhân nhập vào đường link do đối tượng cung cấp.
Khi nạn nhân click vào đường link sẽ có 1 đối tượng khác hướng dẫn nạn nhân cách thao tác đăng nhập qua app ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt toàn bộ số tiền trong tài khoản của nạn nhân.
"Các đối tượng lừa đảo thường nhắm vào những nạn nhân có thói quen mua hàng online, nhưng không hay nhận hàng trực tiếp" - chỉ huy Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, CATP Hà Nội nhìn nhận.
Chị V.N.T., trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, chia sẻ câu chuyện chính mình bị mắc bẫy đối tượng lừa đảo thông qua thủ đoạn mạo danh shipper trong khi chị là người rất cẩn thận khi nhận hàng đặt mua online.
Theo chia sẻ của chị T., chị có thói quen mua hàng online và thường nhận hàng tại địa chỉ nhà. Cuối ngày, khi chị về nhận hàng, kiểm hàng rồi mới thanh toán cho cơ sở.
Ngày 23/9, chị nhận được điện thoại của một shipper nói mình giao hàng và yêu cầu chị T. chuyển khoản. Thông thường chị T. vẫn giữ thói quen tối về kiểm hàng mới trả tiền nhưng hôm đó, người shipper gọi điện liên tục yêu cầu chị chuyển khoản số tiền 230.000 đồng.
Dù chưa biết món hàng là gì nhưng thấy shipper gọi điện liên tục nên chị đành chuyển khoản số tiền nói trên. Nhưng chỉ 5 phút sau khi chị T. chuyển tiền, shipper gọi điện thoại lại nói giao bị nhầm đơn, liên hệ tổng đài để lấy lại tiền.
Khi chị T. liên hệ với tổng đài, nhân viên ở đây nói chị đã gửi thanh toán vào tài khoản đăng ký làm shipper, hàng tháng tài khoản của nạn nhân sẽ bị trừ một khoản tiền nhất định. Nếu chị T. không làm theo hướng dẫn thì hàng tháng sẽ bị trừ 4,5 triệu đồng. Nghi ngờ gặp đối tượng lừa đảo, chị T. cắt liên lạc, chấp nhận bị mất số tiền 230.000 đồng.
Theo chị T., số tiền chị bị mất chỉ có 230.000 đồng nhưng nhiều người xung quanh, có người bị mất tới hàng chục triệu đồng vì chiêu lừa này.
Cơ quan công an đề nghị người dân không nhận bất cứ đơn hàng nào mà mình không đặt mua; không chuyển khoản hoặc thanh toán các đơn hàng không có ảnh chụp rõ mã vận đơn, thông tin người nhận; tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link nào do người lạ gửi tới để tránh mắc bẫy lừa đảo của kẻ gian.
Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường phải dừng ngay giao dịch và báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để kịp thời giải quyết theo quy định của pháp luật.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Huỳnh Thị Thanh Thủy - đại diện Việt Nam - đã xuất sắc vượt qua hơn 70 cô gái đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác để đoạt vương miện Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024. Người đẹp, hoa hậu cần những điều kiện gì để có thể tham gia các cuộc thi sắc đẹp quốc tế?
(PLPT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại, Thủ tướng Chính phủ đề xuất dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
(PLPT) - Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm nâng cao hiểu biết, kỹ năng thực hiện pháp luật cho đội ngũ quản lý, pháp chế của doanh nghiệp, từ đó giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
(PLPT) - Lực lượng chức năng TP Hà Nội kiểm tra đối với Công ty Cổ phần dược phẩm DHT Pharmacy, phát hiện hàng nghìn sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu sản xuất hàng giả là thực phẩm. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Nhiều người 'nhẹ dạ cả tin' tin vào những lời dụ dỗ, hứa hẹn giúp mua bảo hiểm để rồi bị lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Pháp luật hiện hành quy định xử lý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào?
(PLPT) - Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp nhấn mạnh, các địa phương cần hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, coi việc tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị hàng đầu.
(PLPT) - Hiện nay, nhiều đối tượng sử dụng logo, tên của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Amazon Global Selling Việt Nam để giả mạo Chương trình thương mại điện tử xuyên quốc gia nhằm mục đích lừa đảo. Vậy, hành vi sử dụng trái phép logo, tên thương mại có bản quyền bị xử phạt ra sao?
(PLPT) - Các đối tượng quảng bá công dụng của 'năng lượng gốc', sau đó tổ chức các khóa học chuyên biệt để lôi kéo hàng chục nghìn người tham gia với mục đích lan truyền các thông tin mê tín dị đoan, xuyên tạc lịch sử, truyền bá tư tưởng phản động... Pháp luật hiện hành quy định mức xử phạt về tội đưa trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông ra sao?