Tầm nhìn - Chính sách

BHXH các địa phương bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH Việt Nam, đổi mới tư duy, cách làm trong kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT

Khánh Huyền Thứ tư, 17/07/2024 - 11:20
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Sáng 16/7, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện chính sách BHYT 6 tháng cuối năm 2024. Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu BHXH Việt Nam có lãnh đạo, viên chức các đơn vị trực thuộc liên quan; đại diện BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an Nhân dân. Điểm cầu BHXH cấp tỉnh, cấp huyện có lãnh đạo, viên chức các phòng, bộ phận liên quan.

Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu mở đầu, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, BHXH Việt Nam đã tăng cường chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách BHYT và kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT. BHXH Việt Nam đã tổ chức tập huấn toàn quốc, giao ban trực tuyến hằng tuần với BHXH các địa phương để kịp thời thông tin, hướng dẫn về những điểm mới của chính sách và các chỉ đạo của Ngành. Kết quả, công tác kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT đạt được những kết quả tích cực, góp phần tối ưu sử dụng quỹ BHYT; phòng tránh, hạn chế tối đa các chi phí bất hợp lý, lãng phí; đảm bảo tốt quyền lợi người bệnh.

Về 6 tháng cuối năm 2024, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa đánh giá, công tác giám định, kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT sẽ có nhiều khó khăn, thách thức do những thay đổi về chính sách, trong đó việc tăng lương cơ sở sẽ tác động tăng giá dịch vụ tế, cùng một số yếu tố tăng kép nên áp lực lên quỹ BHYT là rất lớn. Vì vậy, các đơn vị trực thuộc, BHXH các địa phương cần tiếp tục nâng cao trách nhiệm, nhất là vai trò người đứng đầu, thay đổi tư duy, cách tiếp cận trong thực hiện công tác kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT. Đặc biệt, BHXH các địa phương cần tập trung, nghiên cứu, bám sát các chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ.

Tại Hội nghị, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT Lê Văn Phúc đã báo cáo tổng quan, đánh giá tình hình thực hiện chính sách BHYT 6 tháng đầu năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Ông Phúc cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, toàn quốc đã có hơn 88 triệu lượt người đi khám chữa bệnh BHYT tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ người bệnh nội trú là 9,98% tăng 0,08% so với cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm 2024, cơ sở khám chữa bệnh đề nghị thanh toán số tiền từ Quỹ BHYT tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Về cơ cấu chi phí, có điểm đáng lưu ý là chi phí tiền giường và vật tư y tế đang chiếm tỷ trọng lớn và có chiều hướng gia tăng.

Ông Phúc cho biết, trong công tác kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT, các giải pháp, chỉ đạo của BHXH Việt Nam đã mang lại kết quả tích cực. Theo đó, số lượt khám chữa bệnh BHYT trong tháng 6 so với tháng 5 toàn quốc giảm 9%, số lượt khám chữa bệnh BHYT của tất cả các tỉnh đều giảm. Số chi khám chữa bệnh BHYT thanh toán tháng 6, toàn quốc giảm gần 8%, tất cả các tỉnh đều giảm.

Tuy nhiên, ông Phúc cũng đánh giá, trong công tác kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT theo quy định của Nghị định số 75 của Chính phủ, nhiều BHXH địa phương lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh có gia tăng chi phí bình quân để làm việc chưa tập trung, không phân nhóm để làm việc riêng mà làm việc còn dàn trải, do đó hiệu quả chưa cao.

Nhiều tỉnh làm việc với cơ sở khám chữa bệnh muộn, cuối tháng 5 đầu tháng 6 mới bắt đầu thực hiện; lựa chọn các nội dung, chỉ số gia tăng để cảnh báo còn dàn trải, không tập chung, đưa ra quá nhiều chỉ số, chưa cung cấp thông tin so sánh chỉ số gia tăng với các cơ sở cùng tuyến, cùng hạng trong tỉnh/theo khu vực hoặc toàn quốc, do đó khó đánh giá, kiểm soát. Biên bản làm việc của cơ quan BHXH với cơ sở khám chữa bệnh không rõ ràng, cụ thể, chỉ nêu dấu hiệu, chưa phân tích được nguyên nhân gia tăng, chưa xác định được số tiền gia tăng cụ thể; có biên bản thiên về phân tích nguyên nhân khách quan cho cơ sở khám chữa bệnh…

Vì vậy, tại Hội nghị, lãnh đạo Ban Thực hiện chính sách BHYT, Trung tâm Giám định BHYT đã có báo cáo, tham luận, hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trong công tác giám định và thanh toán BHYT và giải quyết một số vướng mắc.

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu BHXH Việt Nam.

Kết luận Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa đánh giá cao kết quả thực hiện công tác kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT của Ngành thời gian qua. Nhiều BHXH tỉnh, thành phố có phương pháp tốt, hiệu quả, nhận được sự đồng thuận của cơ sở y tế.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa yêu cầu, các đơn vị trực thuộc tích cực nghiên cứu, tham mưu góp ý hoàn thiện chính sách BHYT như: Dự thảo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung; các thông tư sử đổi danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật; hướng dẫn BHXH các địa phương giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Về phía BHXH các địa phương cần bám sát, nghiên cứu thực hiện nghiêm các chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH Việt Nam; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác giám định, đảm bảo tính khách quan, tạm ứng, thanh toán đúng quy định.

Trong kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT, từ các hệ thống thống kê, cảnh báo của BHXH Việt Nam cung cấp, BHXH các địa phương cần phân tích, nắm được trên địa bàn các cơ sở, yếu tố tăng cao bất hợp lý để cảnh báo sớm. Cần chọn đúng nội dung cảnh báo, không cần phân tích nhiều chỉ số, chọn các chỉ số gia tăng rõ ràng nhất. Bên cạnh việc phân tích, đánh giá trong văn bản, cần có biểu mẫu minh họa cụ thể kèm theo. Ngoài việc so sánh chỉ số gia tăng tháng trước, tháng sau, cùng kỳ của cơ sở đó, cần cung cấp thông tin so sánh chỉ số gia tăng với các cơ sở cùng tuyến, cùng hạng trong tỉnh/theo khu vực hoặc toàn quốc để tăng tính thuyết phục.

BHXH các địa phương phối hợp với Sở Y tế thực hiện đúng quy định về đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu; triển khai kiểm soát, chữa bệnh mãn tính tại tuyến cơ sở; hoàn thiện quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT năm 2023 chặt chẽ, đúng quy định; chủ động phân tích đưa ra những chi phí không hợp lý để thống nhất bằng biên bản với Sở Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh BHYT…

Cùng chuyên mục

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Tầm nhìn - Chính sách -  43 phút trước

(PLPT) - Góp ý vào Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37 trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 tới, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là 'then chốt' của 'then chốt'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là "then chốt" của "then chốt"

Tầm nhìn - Chính sách -  2 giờ trước

(PLPT) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới.

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Tầm nhìn - Chính sách -  2 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định những kết quả hợp tác pháp luật và tư pháp trong hơn 30 năm qua giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có đóng góp tích cực vào mối quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á" mà hai bên vừa nâng cấp vào năm 2023.

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Tầm nhìn - Chính sách -  5 giờ trước

Chiều 17/9/2024, tại Hà Nội, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam Baloghdi Tibor.

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Tầm nhìn - Chính sách -  6 giờ trước

(PLPT) - Mục tiêu sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 42-NQ/TW.

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Tầm nhìn - Chính sách -  6 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đề nghị Hà Lan tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, dự báo, ngăn chặn lũ quét, sạt lở, quản lý bền vững nguồn nước, phát triển nông nghiệp xanh, thông minh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tầm nhìn - Chính sách -  7 giờ trước

Chiều 17/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9/1949 - 9/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Tầm nhìn - Chính sách -  20 giờ trước

(PLPT) - Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương trong quá trình tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông phải tuân thủ tinh thần "thượng tôn pháp luật", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", không chấp nhận việc can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi vi phạm.

Đọc nhiều