Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, các PV đã đề cập đến những vi phạm nghiêm trọng xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng ở TPHCM và nêu vấn đề hiện cả nước có rất nhiều mái ấm thiện nguyện dạng tự phát không được quản lý và có chiều hướng lợi dụng để thu lợi từ tiền thiện nguyện.
Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định vụ việc Mái ấm Hoa Hồng ở Quận 12 (TPHCM) bước đầu được xác định là vụ bạo lực, bạo hành trẻ em; bên cạnh đó liên quan đến yếu tố lợi dụng việc từ thiện.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi thông tin về vụ việc Mái ấm Hoa hồng, Quận 12, TPHCM. (Ảnh: VGP)
Theo ông Nguyễn Văn Hồi, ngay sau khi các phóng viên phát hiện, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với UBND TPHCM và các cơ quan ban ngành của TPHCM phối hợp vào cuộc, xử lý ngay vụ việc. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã ban hành Công điện số 02 gửi TPHCM và các cơ quan chức năng để vào cuộc xử lý.
Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết Mái ấm Hoa Hồng không phải cơ sở tự phát mà được Quận 12 cấp phép hoạt động. Khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng xác định có 86 cháu được chăm sóc tại đây là vượt quá số lượng được cấp phép (35 cháu).
86 cháu sau đó đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM và Quận 12 đưa vào 3 cơ sở bảo trợ xã hội công lập để chăm sóc, bảo đảm quyền lợi của trẻ em, trong đó có 2 cháu đã được gia đình đón về.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi, cơ sở Mái ấm Hoa Hồng hiện đã bị thu hồi giấy phép và tạm giữ các cá nhân liên quan, củng cố hồ sơ pháp lý để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Có vấn đề trong quản lý
Về các mái ấm và cơ sở tự nguyện trên cả nước, theo tinh thần của Luật Trẻ em và luật pháp có liên quan, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh Nhà nước khuyến khích và có các cơ chế, chính sách để huy động sự vào cuộc của các tổ chức, cá nhân trong việc chăm sóc giúp đỡ cho trẻ em.
Việc thành lập và tổ chức hoạt động các cơ sở này có quy định theo các cấp: xã, huyện, tỉnh.
"Quy định của pháp luật nghiêm cấm việc thiện nguyện để trục lợi, nghiêm cấm các hành vi bạo lực, bạo hành xâm hại trẻ em. Nếu vi phạm, nhẹ thì xử phạt hành chính, nặng xử lý hình sự", Thứ trưởng Hồi cho hay.
Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết các loại hình cơ sở hiện nay có nhiều và hoạt động theo cơ chế phân cấp. Tất cả cơ sở phải hội tụ đầy đủ các tiêu chí, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân viên chăm sóc… theo quy định.
Qua vụ việc này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ chỉ đạo các địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, rà soát trên cả nước.
Ông Hồi nhấn mạnh, thời gian tới các cấp phải tăng cường thanh tra, kiểm tra. Cơ sở nào chưa có giấy phép chắc chắn sẽ bị dừng hoạt động. Với cơ sở chưa đủ tiêu chí, điều kiện thì phải khẩn trương hoàn thiện để tăng cường năng lực chăm sóc trẻ em.
Thực tế, theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi, vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng có liên quan đến công tác quản lý, điển hình là việc hoạt động vượt công suất trên 100% nhưng thanh tra kiểm tra chưa xử lý được.
"Đây là buông lỏng quản lý. Qua vụ việc này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát trên cả nước. Đặc biệt là cấp xã phải tăng cường kiểm tra thanh tra tại cơ sở, cấp huyện tăng cường công tác thanh tra kiểm tra cấp huyện, cấp tỉnh cũng vậy", Thứ trưởng Hồi nhấn mạnh.
Cơ sở chưa có giấy phép hoạt động thì phải dừng hoạt động
Quan điểm được lãnh đạo Bộ Lao động quán triệt là cơ sở nào chưa có giấy phép hoạt động thì phải dừng. Cơ sở nào chưa hội tụ đủ các tiêu chí điều kiện phải khẩn trương hoàn thiện để tăng cường năng lực chăm sóc trẻ em.
Thứ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các địa phương tăng cường áp dụng công nghệ để giám sát thường xuyên, liên tục việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại các cơ sở.
Ngoài ra, phải tăng cường thực hiện đúng quy định pháp luật của Đảng, của Nhà nước về chăm sóc, bảo vệ trẻ em; đặc biệt là Nghị định 110/2024/NĐ-CP mà Chính phủ mới ban hành về công tác xã hội, trong đó có quy định về hoạt động thiện nguyện.
Ông Hồi khẳng định, Nhà nước hết sức tạo điều kiện cho tất cả tổ chức, cá nhân có thể giúp đỡ người khó khăn nhưng làm thiện nguyện phải tuân thủ đúng quy trình, quy định, không được lợi dụng, không được bóc lột, lạm dụng và không được hành hạ, xâm hại.
Thứ trưởng cho rằng cần tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc phát hiện các vụ việc, xử lý nhanh và tăng cường công tác thanh tra kiểm tra.
Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các ĐBQH đề nghị, cần quy định cụ thể lãi suất 0% chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, tái cơ cấu bắt buộc hoặc là có ảnh hưởng đến sự ổn địn
Các dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, một luật sửa 8 luật trong lĩnh vực kinh tế và tài chính được hoàn thiện thêm một bước, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ chín của Quốc hội.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho rằng, không chỉ là xếp lương cho nhà giáo ở bậc cao nhất trong thang bậc, mà nên có chế độ gấp đôi, gấp ba để thật sự tuyển chọn được những người ưu tú nhất.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần làm rõ cơ chế ưu đãi cho các ngành công nghiệp chiến lược như: công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, bảo đảm tính khả thi, kịp thời trong triển khai chính sách hỗ trợ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 83/CĐ-TTg ngày 7/6/2025 yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phân định thẩm quyền trong các ngành, lĩnh vực.
Sáng ngày 6/6, tại trụ sở Báo Pháp luật Việt Nam, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã diễn ra trong không khí trang trọng và đầy kỳ vọng. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai đơn vị nhằm nâng cao nhận thức pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp và góp phần xây dựng thể chế pháp luật vững mạnh.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với lãnh đạo TP. Hà Nội về giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài tại Hà Nội.
(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp mù mờ về Luật thậm chí còn không nắm rõ các kiến thức cơ bản trong các điều Luật, thông tư, hướng dẫn quy định về hành vi sản xuất, buôn bán, gian lận thương mại, quản lý mỹ phẩm. Điều này khiến cho quá trình vận hành doanh nghiệp dễ vướng vào vòng lao lý.