Công bố Bộ Pháp điển Việt Nam: Công cụ tra cứu pháp luật toàn diện và đầy đủ
Phương Thúy
Thứ tư, 06/11/2024 - 10:46
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Bộ Pháp điển điện tử là sản phẩm chính thức của Nhà nước, là công cụ tra cứu pháp luật một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ; có vai trò, ý nghĩa, giá trị thiết thực trong việc bảo đảm tính công khai, minh bạch.
Chiều 5/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 và công bố Bộ Pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu pháp luật được xây dựng trong 10 năm do Bộ Tư pháp tổ chức.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, năm 2013 là năm bắt đầu xây dựng Bộ Pháp điển và cũng là năm đầu tiên các bộ, ngành, địa phương thực hiện kỳ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thống nhất trong cả nước.
Đến nay, sau 10 năm, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện 3 kỳ hệ thống hóa văn bản thống nhất trong cả nước, trong đó kỳ hệ thống hóa văn bản thứ 3 (2019- 2023) vừa được hoàn thành.
Việc thực hiện hệ thống hóa văn bản đã được Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai ngày càng bài bản, khoa học, bảo đảm chính xác, đúng quy định.
Bộ Pháp điển góp phần giảm chi phí tuân thủ pháp luật
Sau hơn 10 năm triển khai thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đã quyết tâm, nỗ lực xây dựng Bộ Pháp điển điện tử, là sản phẩm chính thức của Nhà nước, là công cụ tra cứu pháp luật một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ.
"Hôm nay, chúng ta chính thức công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống", Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nói.
Bộ Pháp điển có vai trò, ý nghĩa, giá trị thiết thực trong việc bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, dễ tra cứu của các quy định pháp luật; đồng thời, thông qua việc hỗ trợ các cá nhân, tổ chức dễ dàng, thuận tiện trong việc tìm kiếm, tra cứu các quy định pháp luật, Bộ Pháp điển góp phần giảm chi phí tuân thủ pháp luật.
Bên cạnh đó, quá trình xây dựng, cập nhật Bộ Pháp điển góp phần nâng cao hiệu quả hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế gắn với công tác tổ chức thi hành pháp luật được xác định là nhiệm vụ quan trọng, đóng góp trực tiếp vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội của đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh khẳng định, việc đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, nhiệm vụ này sẽ mở ra những nguồn lực lớn, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật.
Trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm phối hợp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là đẩy mạnh số hóa, phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và bảo đảm nguồn lực kinh phí phục vụ triển khai hiệu quả các công tác này; thường xuyên cập nhật, quản lý, duy trì kết hợp với truyền thông, giới thiệu và hướng dẫn để từng cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội khai thác, sử dụng hiệu quả Bộ Pháp điển.
Quan tâm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư, nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, bảo đảm nguồn dữ liệu về văn bản pháp luật "đúng, đủ, sạch, sống" vận hành liên tục, ổn định, không chỉ phục vụ việc tra cứu, áp dụng pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm thực hiện mục tiêu công khai, minh bạch hệ thống pháp luật, mà còn là cơ sở để triển khai hiệu quả các công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, trong xây dựng, hoàn thiện đến tổ chức thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Hình thành từ gần 9.000 văn bản quy phạm pháp luật
Ngày 16/4/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý nền tảng cho công tác pháp điển. Theo đó, "pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển".
Bộ Pháp điển của Nhà nước Việt Nam là Bộ Pháp điển điện tử, được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn) phục vụ việc tra cứu, khai thác, sử dụng miễn phí của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bộ Pháp điển được xây dựng, hình thành từ gần 9.000 văn bản QPPL đang còn hiệu lực của cấp Trung ương và được sắp xếp, cấu trúc vào 45 chủ đề, trong mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục (có 271 đề mục thuộc 45 chủ đề).
Mỗi đề mục được pháp điển từ nhiều văn bản khác nhau cùng điều chỉnh một lĩnh vực nhất định và được sắp xếp theo một trật tự khoa học, logic.
Cấu trúc của đề mục dựa theo bố cục của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong các văn bản được pháp điển vào mỗi đề mục.
Với cách pháp điển như vậy, Bộ Pháp điển giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng, thuận tiện trong tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật, qua đó, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống và trình độ pháp lý của người dân ngày càng được nâng cao.
(PLPT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
(PLPT) - Liên quan tới vụ việc cô gái trẻ dừng đèn đỏ bị nhóm "quái xế" tông tử vong đang gây xôn xao dư luận, luật sư cho rằng, người thực hiện hành vi đua xe trái phép là chủ thể từ 16 tuổi trở lên có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình, hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội là căn cứ để xử lý hình sự, hậu quả dẫn đến chết người là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt.
(PLPT) - Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, trong đó đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà, đất gồm: Giữ lại tiếp tục sử dụng; Thu hồi; Điều chuyển; Chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý; Tạm giữ lại tiếp tục sử dụng.
(PLPT) - Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An vừa kiểm tra xử lý, tiêu hủy 400 kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ. Pháp luật quy định như thế nào về kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?
(PLPT) - Nhiều cá nhân và tổ chức lợi dụng sự tiện lợi của không gian mạng để quảng bá dịch vụ mua bán hóa đơn nhằm trục lợi bất chính, làm thất thu ngân sách nhà nước và phá vỡ sự lành mạnh của môi trường kinh doanh.
(PLPT) - Lực lượng Quản lý thị trường TP Hà Nội tiến hành một cuộc kiểm tra đột xuất tại hai cơ sở kinh doanh, phát hiện hàng chục nghìn đôi tất giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng như Puma, Adidas, Tommy Hilfiger...
(PLPT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phát đi cảnh báo về thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội thông báo tổ chức Giải Đạp xe "Ride To Insprise" nhằm huy động trẻ em trên toàn quốc tham gia. Người dân cần nâng cao cảnh giác khi đăng ký các cuộc thi cho trẻ em trên mạng xã hội để tránh bị 'sập bẫy'.