Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Góc nhìn pháp lý vụ nhóm 'quái xế' tông tử vong cô gái ở Hà Nội

Yến Nhi Thứ tư, 06/11/2024 - 08:26
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Liên quan tới vụ việc cô gái trẻ dừng đèn đỏ bị nhóm "quái xế" tông tử vong đang gây xôn xao dư luận, luật sư cho rằng, người thực hiện hành vi đua xe trái phép là chủ thể từ 16 tuổi trở lên có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình, hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội là căn cứ để xử lý hình sự, hậu quả dẫn đến chết người là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt.

Khởi tố nhóm thanh thiếu niên tông chết cô gái 27 tuổi Hà Nội.

Thông tin mới nhất về vụ đoàn xe 'tuổi teen' tông tử vong cô gái ở Hà Nội

Thông tin từ Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra vụ nhóm thanh thiếu niên phóng xe tốc độ cao, tông tử vong một cô gái tại ngã tư phố Trần Hưng Đạo - Bà Triệu. Đồng thời, cơ quan công an đã tạm giữ 10 người cùng phương tiện liên quan.

Trước đó, khoảng 0h15 ngày 3/11, chị N.N.Q. (27 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm) chạy xe máy nhãn hiệu Honda Vision đang đỗ, dừng chờ đèn tín hiệu giao thông tại khu vực ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu (hướng đi từ Ga Hà Nội về Bệnh viện 108).

Lúc này, một nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy đi theo chiều ngược lại trên phố Trần Hưng Đạo về Ga Hà Nội với tốc độ cao đã va vào chị Q., làm chị Q. ngã ra đường. Hậu quả, chị Q. tử vong tại chỗ.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an quận Hoàn Kiếm đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp với Công an phường nhanh chóng vào cuộc điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Qua điều tra, bước đầu xác định thời điểm xảy ra vụ tai nạn, Nguyễn Hồng Nhung (19 tuổi, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) chạy xe máy Honda Vision chở sau Nguyễn Phương Anh (19 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cùng một số thanh thiếu niên khác di chuyển bằng xe máy với tốc độ cao trên phố Trần Hưng Đạo, hướng về phía Ga Hà Nội.

Do không chú ý quan sát, Nhung đã va vào chị Q. làm chị Q. ngã ra đường. Ngay lúc đó, N.T.M.K. (16 tuổi, trú tại Thanh Trì, Hà Nội) điều khiển xe máy Honda Wave chở Lê Đình Cường (19 tuổi) đang chạy theo đoàn đã tông tiếp vào chị Q. Sau khi xảy ra vụ việc, nhóm thanh thiếu niên đã bỏ chạy khỏi hiện trường,

Căn cứ vào tài liệu thu thập được, Cơ quan CSĐT - Công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập nhiều thanh thiếu niên liên quan để xác minh, làm rõ sự việc.

Hiện Công an quận Hoàn Kiếm đang củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định.

Trách nhiệm pháp lý vụ nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái ở Hà Nội

TS. LS Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp.

Trao đổi với Pháp luật và Phát triển, TS.LS Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp - cho biết, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi đua xe trên đường phố, thực hiện các hành vi lặng lách, đánh võng, gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội.

Các đối tượng tham gia đua xe trái phép đều có thể bị xử lý hình sự nhưng với đối tượng trực tiếp gây ra cái chết của nạn nhân sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý cao hơn.

Theo ông Cường, trường hợp kết quả xác minh cho thấy đã có hành vi đua xe trái phép và tổ chức đua xe trái phép, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với các đối tượng tham gia đua xe và tổ chức đua xe về tội "Đua xe trái phép" và tội "Tổ chức đua xe trái phép" theo quy định tại Điều 265 và 266 Bộ luật hình sự.

Theo quy định của pháp luật, người tổ chức đua xe trái phép là người tạo những điều kiện vật chất, tinh thần cho hoạt động đua xe, người tổ chức đua xe cũng có thể là người khởi xướng, kêu gọi, hô hào người khác, người đưa ra giải thưởng hoặc có những hành vi khác tạo điều kiện cho những người khác tham gia đua xe.

Đây là hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội, xâm phạm đến trật tự, an toàn giao thông nên người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 265 Bộ luật hình sự với mức chế tài có thể là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù mức thấp nhất là một năm, mức cao nhất là 20 năm hoặc tù chung thân (nếu làm chết ba người trở lên hoặc gây hậu quả thương tích nghiêm trọng cho nhiều người).

Ngoài các đối tượng tổ chức đua xe trái phép, các đối tượng tham gia đua xe trái phép cũng bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 266 Bộ luật hình sự. Tội danh này quy định, nếu làm chết người sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 150 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Đua xe trái phép là hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn công cộng, trật tự giao thông, đe dọa đến tính mạng sức khỏe, tài sản của người tham gia giao thông, hành vi này gây nguy hiểm cho xã hội.

Người thực hiện hành vi đua xe trái phép là chủ thể từ 16 tuổi trở lên có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình, hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội là căn cứ để xử lý hình sự, hậu quả dẫn đến chết người là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt.

Từ phân tích trên, TS.LS Đặng Văn Cường cho rằng, nếu kết quả xác minh cho thấy đây là hành vi đua xe và tổ chức đua xe trái phép, cơ quan điều tra sẽ khởi tố về hai tội danh nêu trên. Nếu đối tượng nào vừa tổ chức đua xe, vừa tham gia đua xe sẽ bị xử lý hình sự về cả hai tội danh.

Cần xử lý triệt để để tạo sự răn đe, phòng ngừa chung

Liên quan đến sự việc này, trao đổi với Pháp luật và Phát triển, Luật sư Trịnh Văn Tuyến, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định khác theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015. Như vậy, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi mặt.

Luật sư Trịnh Văn Tuyến, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, phân tích về vụ nhóm quái xế tông cô gái trẻ tử vong.

Về vụ việc đau lòng và nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận mà báo chí thông tin, Luật sư Tuyến cho rằng, giả sử quá trình điều tra có đủ căn cứ kết luận nguyên nhân người phụ nữ tử vong là do các đối tượng nêu trên đâm xe máy gây ra, thì 1 trong 2 hoặc cả 2 đối tượng sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".

Theo đó, hình phạt của tội danh này là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Trường hợp không có giấy phép lái xe theo quy định hoặc điều khiển phương tiện trong tình trạng có sử dụng rượu, bia với nồng độ cồn vượt quá mức quy định, sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác thì mức hình phạt tù sẽ là từ 3 năm đến 10 năm.

Theo ông Tuyến, với đối tượng sinh năm 2008, nếu thời điểm phạm tội, gây ra cái chết cho người phụ nữ mà đủ 16 tuổi (tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự) thì khi lượng hình, Tòa án sẽ áp dụng chính sách pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội, hình phạt thấp hơn người thành niên.

Một vấn đề mà ông Tuyến cho rằng cũng hết sức quan trọng và cần thiết trong vụ việc này, đó là quá trình điều tra, nếu phát hiện 2 đối tượng điều khiển xe máy gây ra cái chết cho người phụ nữ trên phố Trần Hưng Đạo đã được người khác giao phương tiện khi không đủ điều kiện điều khiển (không có giấy phép lái xe theo quy định), hoặc phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, thì người giao xe máy cho các đối tượng sẽ bị xem xét, xử lý hình sự theo nhóm tội "Vi phạm quy định về giao thông đường bộ".

Cụ thể theo Điều 262 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi và bổ sung 2017 quy định về tội "Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng không đảm bảo an toàn"; hoặc Điều 263 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi và bổ sung 2017 quy định về tội "Điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ"; và Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi và bổ sung 2017 quy định về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ".

Theo quy định của Điều 264, trường hợp người phạm tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt là từ 3 năm đến 7 năm tù, thì sẽ xếp vào loại tội phạm nghiêm trọng.

Trong vụ việc này, đối với các đối tượng liên quan có hành vi điều khiển xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của người phụ nữ đứng chờ đèn đỏ, nhưng hành vi của các đối tượng là nguy hiểm cho xã hội và luôn tiềm ẩn, tiềm tàng những loại tội phạm khác.

Do đó, quá trình điều tra nếu đủ căn cứ thì cơ quan chức năng cần thiết phải xử lý những đối tượng này về tội "Gây rối trật tự công cộng" theo Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Hình phạt của tội danh này là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Hình phạt cao nhất của tội danh này lên đến 7 năm tù.

Trường hợp nếu không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì nhất thiết phải áp dụng chế tài hành chính ở mức cao nhất, thì mới bảo bảo tính răn đe và phòng ngừa chung.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Loạt doanh nghiệp bị phạt vì ‘giấu’ thông tin: Những lưu ý đối với doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán

Loạt doanh nghiệp bị phạt vì ‘giấu’ thông tin: Những lưu ý đối với doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  23 giờ trước

(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp liên tục bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt vì hành vi ‘Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật’. Quy định của pháp luật cụ thể ra sao? Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì để tránh bị kiểm tra, xử phạt?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá: Đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá: Đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  23 giờ trước

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những điểm đáng chú ý là dự thảo đã đưa ra phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá. Đóng góp hoàn thiện dự thảo luật, một số chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, cần đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.

Khởi tố 2 thanh niên có hành vi xúc phạm Quốc kỳ: Tội xúc phạm Quốc kỳ bị xử lý thế nào?

Khởi tố 2 thanh niên có hành vi xúc phạm Quốc kỳ: Tội xúc phạm Quốc kỳ bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  23 giờ trước

(PLPT) - Hai nam thanh niên ở Thanh Hóa vừa bị khởi tố vì có hành vi xúc phạm Quốc kỳ và phá hoại tài sản người dân. Pháp luật hiện hành quy định về tội xúc phạm Quốc kỳ như thế nào?

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?

Đọc nhiều