Cảnh giác chiêu trò lừa đảo thông qua dịch vụ thanh toán quốc tế Paypal
Yến Nhi
Thứ tư, 11/12/2024 - 18:43
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Các đối tượng sử dụng tài khoản PayPal hợp lệ để tạo ra những hóa đơn giả mạo, sau đó gửi cho nhiều người với mục đích đánh cắp thông tin cá nhân và chiếm đoạt tài sản.
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, với việc nhu cầu mua sắm của người dân ngày một gia tăng trong thời điểm cuối năm, nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng tình trạng này để tạo lập các hóa đơn thanh toán giả mạo, gửi tới nhiều người nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài sản.
Theo đó, các đối tượng sử dụng tài khoản PayPal hợp lệ để tạo ra những hóa đơn giả mạo. Nội dung hóa đơn thường bao gồm những khoản tiền trả góp định kỳ, khoản tiền nợ cho sản phẩm hoặc gói dịch vụ mà nạn nhân đã từng đặt mua, yêu cầu thanh toán gấp trước thời hạn nếu không tài khoản Paypal sẽ bị cấm vĩnh viễn.
Sau khi tạo xong, các đối tượng sẽ gửi hóa đơn cho nạn nhân thông qua Email, đính kèm đường link dẫn tới trang web thanh toán với khoản tiền có sẵn, yêu cầu nạn nhân chấp thuận để tiến hành giao dịch.
Thủ đoạn lừa đảo thường nhắm tới những nạn nhân bất cẩn, có tần suất mua sắm trực tuyến lớn, không chú ý kỹ tới các phương thức thanh toán trước khi đặt mua sản phẩm.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác khi nhận được những tin nhắn, Email với nội dung yêu cầu thanh toán, chuyển tiền. Cẩn trọng xác minh kỹ thông tin, kiểm tra lịch sử giao dịch xem món đồ đã được thanh toán hay chưa.
Trước khi đặt mua các sản phẩm qua mạng, người dân cần nắm bắt kỹ các thông tin như phí vận chuyển, phương thức thanh toán, thời gian nhận hàng, danh tính và số điện thoại của người bán,... nhằm tránh trường hợp mất tiền vào tay kẻ lừa đảo.
Đồng thời, tuyệt đối không thực hiện giao dịch khi chưa xác minh được thông tin đơn hàng hay danh tính của đối tượng yêu cầu chuyển tiền.
Khi bắt gặp trường hợp lừa đảo, người dân cần sao lưu lại lịch sử giao dịch, địa chỉ Email, thông tin người gửi, đồng thời trình báo với cơ quan chức năng để kịp thời điều tra và ngăn chặn hành vi lừa đảo.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo qua nền tảng Dropbox
Mới đây, đài Discover Westman (Canada) đã đưa ra cảnh báo về phương thức lừa đảo mới thông qua nền tảng Dropbox, được các đối tượng xấu sử dụng nhằm đánh cắp thông tin và dữ liệu từ tài khoản Microsoft của người dùng.
Nạn nhân mà các đối tượng xấu nhắm tới chủ yếu là những nhân viên văn phòng. Để tiếp cận nạn nhân, các đối tượng giả mạo là đội ngũ quản lý nhân sự nơi nạn nhân làm việc, sử dụng Dropbox để gửi Email với mục đích chia sẻ file và dữ liệu.
Trong đó, mỗi tin nhắn Email sẽ chứa đựng thông báo về các tài liệu được chia sẻ liên quan tới bảng lương, bảng chấm công, thông tin bảo hiểm,... dụ dỗ nạn nhân chấp thuận yêu cầu bằng cách truy cập vào đường link được đính kèm.
Sau khi bấm vào đường link, màn hình sẽ chuyển hướng nạn nhân tới trang web Onedrive giả mạo, yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân và tài khoản Microsoft để đăng nhập. Sau khi hoàn tất các thủ tục, bên cạnh việc không nhận được bất cứ tài liệu nào, các đối tượng xấu sẽ có được những thông tin mà nạn nhân vừa cung cấp, sử dụng chúng vào nhiều mục đích xấu khác.
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác khi nhận được các tin nhắn Email với nội dung tương tự như trên. Cẩn trọng xác minh tin nhắn thông qua các cá nhân uy tín và có thẩm quyền, nắm bắt được các thông tin về nhân sự, chính sách tại nơi làm việc.
Tuyệt đối không chấp thuận các yêu cầu chia sẻ dữ liệu từ đối tượng lạ, không truy cập vào đường link hoặc tải về các file lạ khi chưa xác minh được danh tính và đơn vị công tác của đối tượng.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Nam TikToker thành lập nhiều công ty 'ma', tạo lập các trang web giả mạo để lừa đảo khách hàng chuyển tiền vào tài khoản hoặc ví điện tử, sau đó chiếm đoạt toàn bộ tài sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
(PLPT) - Nhóm đối tượng nhập hàng nghìn tấn 'khí cười' về Việt Nam nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm để bán lại cho một số doanh nghiệp, sau đó phân phối cho các quán bar, pub, vũ trường. Pháp luật hiện hành quy định về hành vi buôn lậu bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Trên mạng xã hội đang lan truyền clip một người phụ nữ có hành vi thô bạo với bé gái trong lúc ăn, gây xôn xao dư luận. Pháp luật quy định về hành vi bạo hành trẻ em bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Một người đàn ông ở Ninh Bình bị lừa hàng trăm triệu đồng vì tin lời hai đối tượng người nước ngoài giả danh nhà đầu tư nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?
(PLPT) - Liên quan tới vụ việc thiếu nữ 14 tuổi bị hiếp dâm, đe dọa bằng clip "nóng", chuyên gia pháp lý đã có những phân tích vấn đề pháp lý về tình huống của vụ việc.
(PLPT) - Với dân số hơn 100 triệu người, Việt Nam sở hữu một thị trường mua sắm trực tuyến lớn và giàu tiềm năng khi có tới 80% dân số sử dụng internet để mua sắm, thúc đẩy sự gia tăng hoạt động thương mại điện tử hứa hẹn sẽ tối ưu hóa doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(PLPT) - Sau khi trộm xe máy tại TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, nam thanh niên di chuyển lên cao tốc thì bị lực lượng CSGT dừng xe và phát hiện. Pháp luật hiện hành quy định hành vi đi xe máy vào đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền?
(PLPT) - Lợi dụng mạng xã hội, các đối tượng rao bán xe máy không giấy tờ với giá rẻ, yêu cầu đặt cọc qua tài khoản "rửa tiền" rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền, khiến nhiều người sập bẫy.