Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Cao Bằng: Phát hiện và thu giữ hơn 600 kg pháo nổ đang được vận chuyển trái phép

Phương Thúy Thứ năm, 16/01/2025 - 10:12

(PLPT) - Công an tỉnh Cao Bằng vừa phát hiện và thu giữ 606,2 kg pháo nổ nhập lậu đang được các đối tượng vận chuyển đến điểm tập kết. Hành vi vận chuyển trái phép pháo nổ sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Thu giữ hàng trăm cân pháo nổ Trung Quốc tại Cao Bằng

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Cao Bằng vừa phát hiện, thu giữ 606,2 kg pháo nổ nhập lậu được các đối tượng cho vào bao tải vận chuyển.[1]

Đối tượng và tang vật vụ án.

Cụ thể, ngày 13/1, tại xóm Bó Tèng, xã Đại Sơn, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an huyện Quảng Hòa, Cao Bằng phát hiện và bắt quả tang 2 đối tượng Đàm Văn Thăng (SN 1982( và Đàm Văn Hoàn (SN 1996 cùng trú tại xóm Đại Tiến, xã Đại Sơn, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng) đang có hành vi khuân vác các bao tải.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng xác định trong các bao tải là pháo nổ Trung Quốc.

Điều tra mở rộng, cơ quan công an xác định, hai đối tượng trên được Bế Thị Đoạn (SN 1977, trú tại xóm Đại Tiến, xã Đại Sơn) thuê khuân vác số pháo trên.

Làm việc với Bế Thị Đoạn, người phụ nữ này khai nhận được Phùng Văn Chướng (SN 1985, trú tại xã Cô Ngân, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng) thuê chở số pháo trên đến địa điểm tập kết tại xóm Bó Tèng, xã Đại Sơn.

Tổng số pháo cơ quan công an phát hiện và thu giữ là 606,2 kg. Vụ việc đang tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Tạm giữ hình sự đối tượng vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ

Tang vật vụ việc.

Trước đó, ngày 12/1, Công an quận Tây Hồ, Hà Nội đã tạm giữ hình sự đối tượng Đ.Đ.T. (sinh năm 1989, ở thôn 2, xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ để làm rõ hành vi vận chuyển pháo lậu.[2]

Khoảng 16h10 ngày 7/1, tổ công tác công an phường Phú Thượng, quận Tây Hồ trong quá trình làm nhiệm vụ tại tuyến đường Lạc long Quân phát hiện một người nam giới điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 14P8-5187 chở theo một thùng các-tông giấy phía sau xe đỗ tại trước địa chỉ số 399 Âu Cơ, phường Nhật Tân, có nhiều biểu hiện nghi vấn. Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra hành chính.

Trong quá trình kiểm tra, người này khai nhận thùng cát tông giấy của anh T. mang theo có chứa pháo nổ và đang vận chuyển đi tiêu thụ thì bị phát hiện.

Tổ công tác Công an phường Phú Thượng đã tiến hành lập biên bản vụ việc, tạm giữ niêm phong số vật chứng trên và đưa T. về trụ sở để xác minh làm rõ vụ việc.

Nam thanh niên bị tạm giữ vì vận chuyển 14kg pháo nổ

Đối tượng Nguyễn Văn Linh.

Vào tháng 11/2024, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy Công an quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) cũng đã phát hiện và bắt giữ 1 đối tượng đang thực hiện hành vi vận chuyển pháo để đem đi tiêu thụ.[3]

Cụ thể, khoảng 0h10 ngày 28/11, tổ công tác Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và Ma túy, Công an quận Lê Chân làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát tại khu vực đường vòng cạnh cổng D, Trung tâm thương mại AEON Lê Chân Hải Phòng, đã phát hiện bắt quả tang đối tượng Nguyễn Văn Linh (SN 1998, trú tại xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đang thực hiện hành vi vận chuyển trái phép hàng cấm (pháo nổ).

Qua kiểm tra, tổ công tác thu giữ 10 băng (bánh) pháo nổ có trọng lượng gần 14 kg. Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản, đưa người và tang vật về Công an quận Lê Chân xử lý.

Hiện, Cơ quan CSĐT - Công an quận Lê Chân đang tiến hành điều tra, xác minh giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.

Ai được phép vận chuyển pháo hoa nổ?

Khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm như sau:

"Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.

2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

3. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

..."

Như vậy, quy định pháp luật nghiêm cấm người dân vận chuyển pháo hoa nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2020/NĐ-CP.[4]

Vận chuyển trái phép pháo nổ bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành chính

Điểm e khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vận chuyển trái phép pháo hoa nổ.[5]

"Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

...

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

b) Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

c) Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự;

d) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn;

đ) Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

e) Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;

g) Làm mất vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;

h) Cưa, cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi và các loại vũ khí khác trái phép;

i) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức

....

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng, Giấy xác nhận đăng ký vũ khí, công cụ hỗ trợ từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và các điểm b và k khoản 3 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, đ, e và k khoản 3; các điểm a, c, d, e và i khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;

c) Buộc nộp lại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo đối với hành vi quy định tại điểm o khoản 2 Điều này."

Như vậy, người có hành vi vận chuyển trái phép pháo hoa nổ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, đây là mức xử phạt đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đồng thời, người vi phạm còn bị xử phạt bổ sung bằng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tội vận chuyển trái phép pháo nổ được quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).[6] Cụ thể:

"Điều 191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

...

c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

...

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

...

g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

...

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

...

c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;

...

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

Như vậy, người nào phạm tội vận chuyển trái phép pháo nổ sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự, bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm.

[1] T.N, Phát hiện hơn 6 tạ pháo nổ đang vận chuyển đến điểm tập kết, Báo An ninh Thủ đô, (ngày 14/01/2025), https://www.anninhthudo.vn/phat-hien-hon-6-ta-phao-no-dang-van-chuyen-den-diem-tap-ket-post601178.antd

[2] A.N, Bị bắt trên đường vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ, Báo An ninh Thủ đô, (ngày 12/01/2025), https://www.anninhthudo.vn/bi-bat-tren-duong-van-chuyen-phao-no-di-tieu-thu-post600982.antd

[3] T.N, Nam thanh niên bị tạm giữ vì vận chuyển 14kg pháo nổ, Báo an ninh Thủ đô, (ngày 29/11/2024), https://www.anninhthudo.vn/nam-thanh-nien-bi-tam-giu-vi-van-chuyen-14kg-phao-no-post596958.antd

[4] Nghị định số: 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về Quản lý, sử dụng pháo

[5] Nghị định số: 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy, chữa cháy; Cứu nạn, cứu hộ; Phòng; chống bạo lực gia đình

[6] Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  20 giờ trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?