Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Dùng Facebook ẩn danh rao bán pháo lậu trên mạng xã hội

Yến Nhi Thứ ba, 17/12/2024 - 10:49

(PLPT) - Người đàn ông ở Lâm Đồng lên mạng mua hàng trăm kg pháo nổ, sau đó dùng Facebook ẩn danh rao bán pháo lậu trên mạng xã hội.

Bắt giữ đối tượng mua bán, tàng trữ hơn 120 kg pháo nổ

Công an tỉnh Lâm Đồng vừa bắt giữ Nguyễn Quốc Phong (27 tuổi, ngụ phường 8, TP Đà Lạt) để điều tra hành vi buôn bán pháo nổ trái phép.

Theo điều tra, Nguyễn Quốc Phong lên mạng xã hội mua hàng trăm kg pháo hoa nổ mang về nhà cất giấu rồi chia nhỏ bán kiếm lời.

Để qua mặt cơ quan chức năng, Phong sử dụng tài khoản Facebook, Telegram ẩn danh, bảo mật để đăng tải rao bán pháo lậu trên mạng xã hội.

Khi có người đặt mua, chuyển tiền, Nguyễn Quốc Phong đóng gói, gửi hàng nguỵ trang qua dịch vụ giao hàng, xe khách, xe tải cho người mua.

Phát hiện tài khoản Facebook ẩn danh "T.M" thường xuyên rao bán các loại pháo lậu trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vào cuộc điều tra.

Sau thời gian ngắn, cơ quan này đã báo cáo và được Đại tá trương Minh Đương, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, chỉ đạo phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu vào cuộc xác minh và nhanh chóng bắt giữ Phong.

Chiều 15/12, Công an tỉnh Lâm Đồng khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Quốc Phong và thu giữ hơn 120 kg pháo bao gồm 75 hộp pháo hoa nổ (loại 49 viên), ba hộp pháo hoa nổ (loại 100 viên), có trọng lượng 117,9 kg và sáu bịch pháo bi trọng lượng 2,2 kg.

Ngoài pháo lậu, khi khám xét nơi ở của Nguyễn Quốc Phong, công an phát hiện số lượng rất lớn hàng hóa nghi là thuốc bảo vệ thực vật không có bao bì, nhãn mác.

Hiện, vụ việc đang được điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định.

Ban ngày bán bún chả, ban đêm nam thanh niên tự chế pháo để bán

Mới đây, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Đội Cảnh sát kinh tế - Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội phát hiện một số đối tượng có dấu hiệu mua bán pháo nổ tự chế, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trong đó nổi lên là Nguyễn Hải Nam, SN 2001, trú tại khu Bắc Tiến 2, Phú Lạc, Cẩm Khê, Phú Thọ, nên đã tổ chức điều tra, thu thập chứng cứ.

Sau một thời gian mật phục, vừa qua, trinh sát đã bắt giữ Nam cùng 30 quả pháo trứng tại khu vực trước cửa Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba, phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm. Số pháo này Nam khai nhận mang đi giao cho khách nhưng chưa kịp giao dịch thì bị bắt giữ.

Tại cơ quan Công an, Nguyễn Hải Nam khai nhận, bản thân là nhân viên quán bún chả có địa chỉ trên phố Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội và được chủ quán bố trí cho ăn ngủ tại tầng 3 của cơ sở này.

Quá trình làm việc, khoảng tháng 11-2024, Nam sử dụng tài khoản "ảo" trên mạng xã hội Facebook để truy cập vào nhóm "Pháo hoa Trung Quốc uy tín" nhằm tìm kiếm thông tin, mục đích mua pháo nổ về vừa sử dụng vừa bán lại kiếm lời.

Sau đó, đối tượng mua của một người không quen biết trong hội nhóm này 5 hộp pháo hoa nổ loại giàn 49 ống với giá 5 triệu đồng rồi giấu tại phòng ngủ của mình. Ban ngày, đối tượng làm việc, đêm về thì lên các kênh Youtube tìm hiểu cách thức chế tạo pháo hoa nổ, rồi bắt đầu đặt mua các công cụ, đồ vật chế tạo pháo gồm: mô tơ điện, vỏ giấy cưng, dây cháy chậm… Khi có các nguyên liệu trong tay, nam thanh niên bắt đầu bắt tay vào chế tạo pháo nổ dạng pháo trứng.

Chế tạo thành công, đối tượng chụp ảnh, đăng bán lại vào nhóm "Pháo hoa Trung Quốc uy tín". Một tài khoản đã liên hệ với Nam để mua 30 quả pháo trứng với giá thỏa thuận là 8 triệu đồng. Cả hai giao hẹn gặp nhau giao pháo thì sẽ thanh toán tiền trực tiếp.

Sáng 6/12/2024, Nam mang 30 quả pháo trứng đến điểm hẹn, và trong lúc chờ giao hàng, đối tượng cùng tang vật đã bị lực lượng Công an kiểm tra, bắt giữ.

Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Hoàn Kiếm đã tổ chức khám xét nơi ở của Nam, thu giữ 5 hộp pháo hoa nổ loại giàn 49 ống; 6 quả pháo trứng do Nam tự chế và các công cụ, phương tiện chế tạo pháo.

Ngày 15/12/2024, căn cứ tài liệu chứng cứ thu thập được cùng lời khai của đối tượng, Công an quận Hoàn Kiếm đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Hải Nam về hành vi sản xuất, mua bán hàng cấm.

Buôn bán pháo lậu bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi và bổ sung thêm Điều 6 và Phụ lục 4 quy định về Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh nhưng có điều kiện của Luật Đầu tư năm 2014, mặt hàng "pháo nổ" được xác định là mặt hàng cấm kinh doanh theo quy định.

Về việc đối với người có hành vi buôn bán pháo nổ, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi.

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán pháo nổ

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 10 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực, các hành vi mua hoặc bán các chất, các loại vật liệu nổ hoặc có hành vi sản xuất, mua, bán hoặc tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép pháo hay thuốc pháo có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, mức xử phạt thấp nhất là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng trong trường hợp mà hàng cấm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

Mức xử phạt cao nhất là phạt tiền 100.000.000 đồng trong trường hợp mà hàng cấm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà hành vi này không bị truy cứu về trách nhiệm hình sự.

Đối với người có hành vi vi phạm này thì còn có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật là hàng cấm (trong trường hợp mà bạn đặt câu hỏi thì là pháo nổ)…

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2014 như trên đã quy định, pháo nổ là một loại mặt hàng bị pháp luật cấm kinh doanh, vì thế hành vi buôn bán pháo nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

"Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối;

b) Hàng phạm pháp khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Hàng phạm pháp khác trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

đ) Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Hàng phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Hàng phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  20 giờ trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?