Tư vấn pháp luật

Chủ thể nào phải nộp báo cáo quan trắc môi trường?

Tuấn Anh Thứ ba, 12/11/2024 - 17:44
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Báo cáo quan trắc môi trường là gì? Chủ thể nào phải nộp báo cáo quan trắc môi trường? Quy trình thực hiện báo cáo quan trắc môi trường được thực hiện như thế nào?

Báo cáo quan trắc môi trường là gì? (Ảnh minh họa)

Báo cáo quan trắc môi trường được hiểu là văn bản thể hiện kết quả thực hiện quan trắc môi trường liên tục, định kỳ hoặc đột xuất, có tính hệ thống đối với các thành phần môi trường, những nhân tố tác động đến môi trường và chất thải.

Chủ thể phải nộp báo cáo quan trắc môi trường

Căn cứ Điều 43 Thông tư 10/2021/TT-BTNMT, trách nhiệm thực hiện báo cáo quan trắc môi trường thuộc về các cơ quan, tổ chức sau:

- Những đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và những đơn vị nằm trong mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia mà được giao kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện quan trắc chất lượng môi trường quốc gia;

- Sở Tài nguyên và Môi trường

Đối với “những dự án đầu tư, cơ sở, khu kinh doanh, sản xuất, dịch vụ tập trung và cụm công nghiệp mà có phát sinh chất thải” tuy là đối tượng phải tiến hành quan trắc môi trường (căn cứ Điều 106 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14) nhưng chủ các dự án/cơ sở này không cần lập riêng biệt báo cáo quan trắc môi trường để nộp cho cơ quan quản lý, mà kết quả quan trắc cần được lồng ghép vào báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

Quy trình thực hiện báo cáo quan trắc môi trường

Quy trình thực hiện báo cáo quan trắc môi trường của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện là khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chương trình quan trắc, quy định về trình tự lập báo cáo,...

Khái quát quy trình lập báo cáo quan trắc môi trường đối với trách nhiệm quan trắc môi trường của chủ những dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cụm công nghiệp, cụ thể như sau:

Bước 1: Thu thập thông tin và đánh giá về chất lượng môi trường xung quanh, điều kiện tự nhiên,... tại khu vực thực hiện dự án, nơi đặt cơ sở. Bên cạnh đó, cũng xác định về nguồn ô nhiễm, các chất thải, chất ô nhiễm phát sinh có liên quan từ hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Bước 2: Tiến hành lấy mẫu (như mẫu nước thải, khí thải, mẫu đất…)

Bước 3: Phân tích mẫu thu thập được và đo đạc, thống kê các thông số đặc trưng của các mẫu chất này. Đồng thời đánh giá các thông số có đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định hay không, đánh giá chất lượng môi trường và những tác động có thể xảy ra từ chất thải của dự án/cơ sở.

Bước 4: Đưa ra những giải pháp khắc phục, giảm thiểu và dự phòng sự cố. Cam kết khắc phục và thực hiện các biện pháp xử lý.

Bước 5: Lồng ghép kết quả quan trắc môi trường vào báo cáo công tác môi trường và gửi đến cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Khi nào phải nộp báo cáo quan trắc môi trường?

Căn cứ nội dung tại Điều 66 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT và Điều 43 Thông tư 10/2021/TT-BTNMT, thời hạn nộp báo cáo quan trắc môi trường được quy định như sau:

- Nhóm những đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia có kinh phí thực hiện quan trắc chất lượng môi trường quốc gia từ ngân sách nhà nước và Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phải gửi báo cáo định kỳ năm trước ngày 15 tháng 2 của năm tiếp theo;

- Nhóm chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm nộp báo cáo quan trắc môi trường (được lồng ghép trong báo cáo công tác môi trường):

+ Trước ngày 15/01 của năm tiếp theo đối với kỳ báo cáo (Đối với chủ dự án đầu tư/cơ sở)

+ Trước ngày 19/01 của năm tiếp theo đối với kỳ báo cáo (Đối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng của khu sản xuất, kinh doanh, cụm công nghiệp hoặc dịch vụ tập trung).

Cùng chuyên mục

Người chơi trò chơi điện tử có được mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng với nhau không?

Người chơi trò chơi điện tử có được mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng với nhau không?

Tư vấn pháp luật -  1 tuần trước

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi trò chơi điện tử với nhau.

Công an xã có quyền dừng xe, xử phạt vi phạm giao thông hay không?

Công an xã có quyền dừng xe, xử phạt vi phạm giao thông hay không?

Tư vấn pháp luật -  1 tuần trước

(PLPT) - Hiện nay, ngoài lực lượng cảnh sát giao thông, công an xã, phường cũng tham gia vào việc xử lý các trường hợp vi phạm giao thông tại địa phương. Vậy, công an xã có quyền dừng xe, xử phạt vi phạm giao thông hay không? Công an xã được bắt xe trên những đoạn đường nào?

Gây ô nhiễm tiếng ồn có thể bị xử phạt như thế nào?

Gây ô nhiễm tiếng ồn có thể bị xử phạt như thế nào?

Tư vấn pháp luật -  1 tuần trước

(PLPT) - Người dân tại các đô thị, nhất là các đô thị lớn hàng ngày đang phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn từ hệ thống loa, đài của những hộ kinh doanh karaoke, hoặc những cửa hàng mở loa rất lớn để thu hút sự chú ý của người đi đường. Vậy hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn có thể bị xử phạt như thế nào?

Quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?

Quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?

Tư vấn pháp luật -  1 tuần trước

(PLPT) - Nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng các dịch vụ quảng cáo trên mạng xã hội để quảng cáo sai sự thật về sản phẩm, mặt hàng, thổi phồng công dụng để tăng doanh số. Hành vi quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?

 Xin cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần những thủ tục gì?

Xin cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần những thủ tục gì?

Tư vấn pháp luật -  2 tuần trước

(PLPT) - Nhiều tổ chức, cá nhân đặt câu hỏi khi xin cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần những thủ tục gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên.

Chậm nộp tờ khai thuế bị phạt bao nhiêu?

Chậm nộp tờ khai thuế bị phạt bao nhiêu?

Tư vấn pháp luật -  2 tuần trước

(PLPT) - Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi chậm nộp, không nộp tờ khai thuế sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2-25 triệu đồng, tùy vào mức độ vi phạm.

Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Tư vấn pháp luật -  2 tuần trước

(PLPT) - Điều 9, Nghị định số 123/2024/NĐ-CP quy định rõ mức xử phạt và biện pháp khắc phục đối với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Tự ý chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác có thể bị phạt đến 200 triệu đồng

Tự ý chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác có thể bị phạt đến 200 triệu đồng

Tư vấn pháp luật -  2 tuần trước

(PLPT) - Theo Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hành vi vi phạm chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã có thể bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc-ta trở lên.

Đọc nhiều