Pháp luật quốc tế

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier

System Thứ sáu, 16/02/2024 - 17:02
Nghe audio
0:00

Chiều 23/01, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc hội kiến Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier, đang có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên phát triển quan hệ với Đức

Hoan nghênh chuyến thăm và vui mừng chào đón Tổng thống Frank-Walter Steinmeier cùng Đoàn đại biểu cấp cao Cộng hòa Liên bang Đức tại Tòa nhà Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: Trong đường lối đối ngoại của mình, Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên phát triển quan hệ với Cộng hòa Liên bang Đức, cường quốc hàng đầu ở châu Âu và trên thế giới; Và luôn muốn làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược với Đức trên tất cả các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu Nhân dân.

Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier bày tỏ vui mừng đến thăm Nhà Quốc hội, tòa nhà rất quan trọng của Việt Nam; Vui mừng hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier (Nguồn ảnh: quochoi.vn)

Tại cuộc hội kiến, hai nhà lãnh đạo cùng đánh giá cao thành quả hợp tác to lớn, toàn diện đạt được trong gần nửa thế kỷ hợp tác cũng như trong hơn 1 thập kỷ 2 nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược.

Được biết, dù trên cương vị nào nhưng Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đều quan tâm và dành tâm huyết của mình để thúc đẩy quan hệ hai nước, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn nhân dịp này hai bên cùng đẩy mạnh hợp tác nhiều mặt, tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược hai nước nói chung, quan hệ giữa hai cơ quan nghị viện và giao lưu gắn bó người dân hai nước, tại cuộc hội kiến Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã nhấn mạnh một số nội dung:

Nhất trí tăng cường hợp tác Nghị viện cùng với các trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao trên tất cả các kênh; Phối hợp tổ chức các hoạt động có ý nghĩa nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao vào năm 2025; Thúc đẩy hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương.

Hợp tác kinh tế là một trụ cột của quan hệ hai nước đang phát triển tích cực, nhưng còn rất nhiều tiềm năng. Hiện Đức là đối tác kinh tế hàng đầu, là thị trường của gần 20% xuất khẩu của Việt Nam sang EU và Đức là cửa ngõ cho hàng Việt Nam đi các thị trường châu Âu. Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Đức ở Đông Nam Á và đứng thứ 7 ở châu Á.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận các doanh nghiệp Đức cùng Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã có đóng góp tích cực trong hoàn thiện thể chế tại Việt Nam; Đồng thời cho biết, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe tiếng nói, góp ý của cộng động doanh nghiệp để không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, trong đó có các doanh nghiệp Đức. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng thống Đức tiếp tục ủng hộ và khuyến khích các doanh nghiệp Đức và châu Âu nói chung đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam về công nghiệp nặng, năng lượng, thiết bị y tế, dược phẩm, cơ sở hạ tầng giao thông...

Cảm ơn Đức đã ủng hộ ký Hiệp định thương mại tự do EVFTA, Chủ tịch Quốc hội cho biết hai bên đã tận dụng nhiều lợi ích từ Hiệp định, đưa kim ngạch thương mại phát triển bền vững. Để cùng phát huy hơn nữa hiệu quả EVFTA, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng thống Frank-Walter Steinmeier ủng hộ và thúc đẩy Quốc hội Đức cũng như các nước thành viên EU sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư EVIPA, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư - kinh doanh thành công tại Việt Nam.

Toàn cảnh cuộc hội kiến (Nguồn ảnh: quochoi.vn)

Quốc hội Việt Nam cảm ơn Chính phủ Đức đã cung cấp ODA giúp Việt Nam trong hơn 3 thập kỷ qua về cải cách kinh tế vĩ mô, môi trường, y tế, giáo dục và đào tạo nghề...Nêu rõ, điều này góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và hợp tác hiệu quả của phía Đức.

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cũng nhất trí cho rằng tiềm năng hợp tác còn rất lớn nên cần thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại hai bên. Ông cho biết, trong phái Đoàn sang tham Việt Nam lần này có số lượng lớn các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm và doanh nghiệp đang tìm hiểu nhu cầu đầu tư tại Việt Nam; Bày tỏ kỳ vọng thông qua các hoạt động của Đoàn lần này sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế hai bên.

Cho rằng những rào cản về thủ tục hành chính đều là những tồn tại ở cả hai nước, Tổng thống Đức cũng cho hay, phía Đức đang có những cải thiện các quy định làm giảm bớt quy trình, thủ tục để tạo thuận lợi, tăng cường số lượng lao động Việt Nam sang Đức làm việc.

Về hợp tác Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) giữa Việt Nam với G7, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đức hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn tài chính xanh của Nhóm G7 và các thể chế tài chính quốc tế, các tập đoàn tư nhân lớn, giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, bền vững, thực hiện cam kết COP 26 (net zero) và mong Đức chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng thể chế, đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ.

Chia sẻ quan tâm chung về lĩnh vực năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cũng cho rằng vấn đề không chỉ là về kỹ thuật mà hơn hết là vấn đề tài chính; đồng thời khẳng định phía Đức luôn cởi mởi và mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này. Đồng thời, hướng đến cùng nhau thực hiện được mục tiêu net zero.

Quan hệ giữa Quốc hội hai nước không ngừng được củng cố và phát triển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao hợp tác giữa Quốc hội 2 nước về trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; Tham vấn tại các diễn đàn quốc tế như Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hội nghị Đối tác Nghị viện Á - Âu (ASEP); Tăng cường sự hiểu biết và chia sẻ kinh nghiệm về lập pháp, giám sát, ra quyết sách đối với vấn đề quan trọng của quốc gia.

Quốc hội Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật và mong muốn hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với Quốc hội Đức, một quốc gia có hệ thống pháp luật hoàn thiện và rất phát triển. Nhấn mạnh như vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Quốc hội 2 nước tăng cường phối hợp thúc đẩy thực hiện các Thỏa thuận hợp tác mà Chính phủ hai nước đã ký kết, các dự án hợp tác chiến lược; Đề nghị ngài Tổng thống quan tâm, ủng hộ việc thành lập Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Đức - Việt nhằm tăng cường hơn nữa tình hữu nghị và sự hợp tác giữa Quốc hội hai nước.

Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết rất coi trọng và ủng hộ hợp tác Quốc hội giữa 2 nước.

Bảo Trâm

Cùng chuyên mục

Lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu và hệ quả pháp lý

Lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu và hệ quả pháp lý

Pháp luật quốc tế -  2 giờ trước

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ngày 21/11 đã phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh tại các vùng lãnh thổ Palestine, bao gồm cả Gaza.

Các mối đe dọa đánh bom máy bay được xử lý ra sao?

Các mối đe dọa đánh bom máy bay được xử lý ra sao?

Pháp luật quốc tế -  4 giờ trước

Trong hai tuần cuối tháng 10, các chuyến bay và sân bay của Ấn Độ đã nhận hơn 500 lời đe dọa đánh bom, nhiều hơn so với phần còn lại của năm cộng lại.

Châu Á chống lừa đảo trên mạng

Châu Á chống lừa đảo trên mạng

Pháp luật quốc tế -  1 tuần trước

Một số quốc gia châu Á đã trở thành "điểm nóng" của các chiêu trò đóng giả thanh tra, cảnh sát, phẩm thán... để lừa đảo trực tuyến.

Những gì cần biết về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Những gì cần biết về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 60 sẽ quyết định Tổng thống thứ 47 và Phó Tổng thống thứ 50.

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS (bài 2)

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS (bài 2)

Pháp luật quốc tế -  4 tuần trước

BRICS - Nhóm các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy, khối BRICS chưa có cơ chế pháp lý đầu tư chung, tuy nhiên hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của mỗi nước lại có nhiều điểm đặc sắc. Kỳ này chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về Ấn Độ.

Những vấn đề đáng lưu ý về hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

Những vấn đề đáng lưu ý về hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

Pháp luật quốc tế -  4 tuần trước

Với sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, BRICS đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc định hình tương lai toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động và thách thức lớn.

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Việc Liên minh châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Đọc nhiều