Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Đình Đức Thứ bảy, 29/03/2025 - 04:08

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

Chiều 28/3, Báo Pháp luật Việt Nam cùng Tạp chí Pháp luật và Phát triển tổ chức Hội nghị thông tin về Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”.

Chủ trì Hội nghị gồm TS Vũ Hoài Nam - Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo; GS.TS Lê Hồng Hạnh - Tổng biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển, Phó Trưởng Ban Tổ chức và Thạc sĩ Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tổ chức.

TS Vũ Hoài Nam - Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo - phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS Vũ Hoài Nam cho biết, Hội thảo được tổ chức nhằm xác định các giá trị thúc đẩy và những rào cản trong thể chế hiện hành về đầu tư trực tiếp hướng tới hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong bối cảnh hoạt động đầu tư được điều chỉnh bởi nhiều luật mới, gồm Luật Đầu tư 2020, Luật Đầu tư công 2019, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) 2020, Luật Đấu thầu 2023, Luật Đất đai 2024...

Tại Hội thảo, các đại biểu sẽ trao đổi về 3 nhóm chuyên đề với hơn 30 chuyên đề tham luận, bao gồm: Các chuyên đề tổng quan về thể chế và nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; Các chuyên đề về nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong các lĩnh vực cụ thể; Các chuyên đề về vai trò quản lý nhà nước và giải quyết tranh chấp.

GS.TS Lê Hồng Hạnh - Tổng biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển, Phó Trưởng Ban Tổ chức - trả lời câu hỏi từ đại diện các cơ quan báo chí.

Theo GS.TS Lê Hồng Hạnh, Tổng Biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển - Phó Trưởng Ban tổ chức, hội thảo đặc biệt có ý nghĩa thời sự và giá trị thúc đẩy phát triển trong thời điểm hiện tại. Việc hoàn thiện thể chế kinh tế là yếu tố then chốt để thúc đẩy đầu tư bền vững, đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích của các bên và cơ chế chia sẻ rủi ro hợp lý. Đây cũng là xu hướng được nhiều quốc gia quan tâm nhằm tạo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và hiệu quả. Một hệ thống pháp lý rõ ràng, ổn định sẽ giúp nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Khi thể chế được hoàn thiện, việc phân chia lợi nhuận và rủi ro sẽ trở nên minh bạch, tránh tranh chấp không đáng có. Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động, việc xây dựng cơ chế chia sẻ rủi ro giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp và Nhà nước là vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giảm áp lực cho một bên mà còn khuyến khích tinh thần hợp tác, cùng phát triển.

GS.TS Lê Hồng Hạnh nhấn mạnh, phải xác định thể chế là cuộc chơi, do vậy yếu tố pháp luật phải đảm bảo hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” vì mục đích thu hút đầu tư.

Toàn cảnh Hội nghị.

Tại Hội thảo, các đại biểu sẽ lắng nghe, trao đổi, thảo luận các vấn đề xoay quanh việc xác định nội hàm và giá trị của nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong thu hút đầu tư để phát triển đất nước trong bối cảnh có nhiều biến động về hoạt động đầu tư trong nước và trên thế giới; thời cơ thách thức, nhất là từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và nội tại trong nước đã kéo dài nhiều năm trong pháp luật Việt Nam hiện hành, đặc biệt trong Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu.

Hội thảo diễn ra vào ngày 05/04/2025 tại Hội trường tầng 3, khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh, tổ 1, khu 2 Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; dự kiến có khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Cùng chuyên mục

Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống

Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Chính phủ vừa có Nghị quyết 147/NQ-CP ngày 22/5/2025 ban hành Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Luật Đấu thầu và yêu cầu sửa đổi khẩn cấp

Luật Đấu thầu và yêu cầu sửa đổi khẩn cấp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Chiều 17/5/2025, tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu và các luật liên quan đến đầu tư công, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ bốn vấn đề rất nghiêm trọng đang tồn tại trong Luật Đấu thầu hiện hành: làm chậm tiến độ phát triển đất nước, hạ thấp chất lượng công trình, gây lãng phí nguồn lực và làm hư hỏng, mất cán bộ.

Luật Quảng cáo sửa đổi, bổ sung nhìn từ thực tiễn: Cần mạnh tay với người nổi tiếng và doanh nghiệp 'quảng cáo láo'

Luật Quảng cáo sửa đổi, bổ sung nhìn từ thực tiễn: Cần mạnh tay với người nổi tiếng và doanh nghiệp 'quảng cáo láo'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin, xem xét sản phẩm có được chứng nhận lưu hành của các cơ quan chức năng hay không. Trong khi đó nhiều quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo được tiếp thu, chỉnh lý cho phù hợp với thực tiễn

Diễn đàn pháp lý quốc tế Saint - Petersburg lần thứ XIII: Pháp luật, bài học từ quá khứ cho thế giới tương lai

Diễn đàn pháp lý quốc tế Saint - Petersburg lần thứ XIII: Pháp luật, bài học từ quá khứ cho thế giới tương lai

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Từ ngày 19 đến 21/5/2025, tại Saint - Petersburg, Liên bang Nga diễn ra Diễn đàn pháp luật quốc tế Saint - Petersburg lần thứ XIII. Đây là diễn đàn thường niên được tổ chức từ năm 2011 đến nay, thu hút sự tham gia của chính khách, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về luật pháp của Nga và các quốc gia khác tham dự.

Đề xuất bỏ phạt tử hình với 8 tội danh, có tội tham ô tài sản, nhận hối lộ

Đề xuất bỏ phạt tử hình với 8 tội danh, có tội tham ô tài sản, nhận hối lộ

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) dự kiến bỏ hình phạt tử hình tại 8/18 tội danh trong đó có tội nhận hối lộ, tội tham ô tài sản.

Quy định rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm

Quy định rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chiều 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có có các nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 5/2025, gồm: Đề nghị xây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi).

Hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Phòng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước lần đầu tiên được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, trong quá trình triển khai thực hiện, quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế. Vì vậy, cần nhận diện những yếu kém, bất cập, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Chương trình hành động thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Chương trình hành động thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 140/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.