Thực tiễn pháp luật và tư pháp

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thứ sáu, 28/03/2025 - 14:40

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)- Ảnh 1.
Dự thảo Luật quy định chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp cơ sở đều tổ chức HĐND và UBND.

Bộ Nội vụ cho biết, bên cạnh việc kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề sau đây:

Dự thảo Luật đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức đơn vị hành chính (ĐVHC) và mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện) phù hợp với địa bàn đô thị, nông thôn, hải đảo, ĐVHC kinh tế - đặc biệt.

Theo đó, cấp tỉnh giữ như quy định hiện hành (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), nhưng sáp nhập một số ĐVHC cấp tỉnh để bảo đảm đạt tiêu chuẩn theo quy định, đồng thời để mở rộng không gian phát triển; tổ chức lại các ĐVHC cấp xã hiện nay để hình thành các ĐVHC cấp cơ sở (xã, phường và đặc khu ở hải đảo) để phù hợp với mô hình tổ chức mới; ĐVHC kinh tế - đặc biệt giữ như quy định hiện hành do Quốc hội quyết định thành lập.

Dự thảo Luật đề xuất quy định chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp cơ sở đều tổ chức HĐND và UBND. HĐND hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; UBND hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND.

Sửa quy định liên quan đến việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp cơ sở

Dự thảo Luật đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp cơ sở và đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với địa phương và giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với chính quyền địa phương cấp cơ sở.

Trên cơ sở mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương theo hướng: (1) Cấp tỉnh tập trung ban hành cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, quản lý vĩ mô, các vấn đề có tính chất liên vùng, liên cơ sở, vượt quá năng lực giải quyết của cơ sở, đòi hỏi chuyên môn sâu và đảm bảo tính thống nhất trên toàn cấp tỉnh; (2) Cấp cơ sở là cấp tổ chức thực hiện chính sách (từ trung ương và cấp tỉnh), tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn; các nhiệm vụ cần sự tham gia của cộng đồng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp cơ sở.  

Trong đó, đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh: Để thực hiện nhất quán nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh theo quy định hiện hành thì dự thảo Luật đã đề xuất bổ sung một số quy định nhằm đẩy mạnh phân quyền từ Trung ương cho chính quyền địa phương cấp tỉnh, nhất là trong việc ban hành các cơ chế, chính sách, các lĩnh vực quy hoạch, tài chính, ngân sách, đầu tư… của địa phương.

Đối với chính quyền địa phương cấp cơ sở: Đảm nhận các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay. 

Đồng thời, dự thảo Luật đề xuất quy định căn cứ tình hình thực tiễn, chính quyền địa phương cấp tỉnh đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền các nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho chính quyền địa phương cấp cơ sở nhằm nâng cao năng lực quản trị của cấp cơ sở, tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đặc biệt là đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương phường để quản lý và phát triển đô thị, phát triển kinh tế đô thị và đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương đặc khu để trao quyền tự chủ trong quản lý nhà nước ở khu vực hải đảo, bảo đảm sự linh hoạt, chủ động ứng phó khi có sự kiện, tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm thu hút người dân ra sinh sống, bảo vệ và phát triển hải đảo.

Để bảo đảm cho chính quyền địa phương các cấp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao, dự thảo Luật đã đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp cơ sở. 

Theo đó, đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh: Cơ bản giữ như quy định hiện hành. Dự thảo Luật chỉ đề xuất tăng số lượng thích hợp đại biểu HĐND cấp tỉnh cho phù hợp với việc sáp nhập các ĐVHC cấp tỉnh và bổ sung quy định Ủy viên của Ban của HĐND cấp tỉnh có thể là đại biểu hoạt động chuyên trách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định để kế thừa quy định tại các Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị.

Đối với chính quyền địa phương cấp cơ sở: Dự thảo Luật đề xuất quy định về cơ cấu tổ chức của HĐND và UBND cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu) cơ bản thiết kế như đối với HĐND và UBND cấp huyện (trước khi giải thể) nhưng có quy mô nhỏ hơn. 

Theo đó, số lượng đại biểu HĐND cấp cơ sở tối đa là 40 đại biểu (riêng đối với các xã do có vị trí biệt lập không tiến hành tổ chức lại nếu có quy mô dân số ít thì cơ bản giữ nguyên như quy định của Luật hiện hành); HĐND cấp cơ sở có 2 Ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội; UBND cấp cơ sở được tổ chức các cơ quan chuyên môn với số lượng phù hợp.

Dự thảo Luật kế thừa quy định hiện hành về kỳ họp thường lệ của HĐND mỗi năm ít nhất 02 kỳ và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.

Giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc chuyển đổi mô hình tổ chức quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp

Để bảo đảm cho hoạt động của chính quyền địa phương khi chuyển đổi mô hình chính quyền từ 3 cấp sang 2 cấp diễn ra liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, dự thảo Luật đề xuất quy định những nội dung chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên giải quyết. 

Trong đó có các nội dung cơ bản như: Quy định trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/7/2025), giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương và điều chỉnh các quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương để thống nhất áp dụng trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốchội và định kỳ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trường hợp liên quan đến luật, nghị quyết của Quốc hội thì báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; quy định chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng...; quy định thời hạn để các cơ quan của chính quyền địa phương cấp huyện (trước khi giải thể) phải bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu, tài chính, ngân sách, trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất khác có liên quan cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (15 ngày); quy định việc giao cho UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thay đổi trình tự, thủ tục, thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp cơ sở...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng

Thủ tướng chỉ đạo tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  7 giờ trước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 78/CĐ-TTg ngày 29/5/2025 về tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì quyết định tiếp nhận, từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp trên nguyên tắc “có đi có lại”

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì quyết định tiếp nhận, từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp trên nguyên tắc “có đi có lại”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  7 giờ trước

Sáng 26/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  7 giờ trước

Ngày 29/5, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 56 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Cân nhắc quy định Quốc hội không quyết định chi cụ thể với giáo dục, dạy nghề, khoa học, công nghệ

Cân nhắc quy định Quốc hội không quyết định chi cụ thể với giáo dục, dạy nghề, khoa học, công nghệ

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  7 giờ trước

Sáng 26/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).

Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống

Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Chính phủ vừa có Nghị quyết 147/NQ-CP ngày 22/5/2025 ban hành Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Luật Đấu thầu và yêu cầu sửa đổi khẩn cấp

Luật Đấu thầu và yêu cầu sửa đổi khẩn cấp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Chiều 17/5/2025, tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu và các luật liên quan đến đầu tư công, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ bốn vấn đề rất nghiêm trọng đang tồn tại trong Luật Đấu thầu hiện hành: làm chậm tiến độ phát triển đất nước, hạ thấp chất lượng công trình, gây lãng phí nguồn lực và làm hư hỏng, mất cán bộ.

Luật Quảng cáo sửa đổi, bổ sung nhìn từ thực tiễn: Cần mạnh tay với người nổi tiếng và doanh nghiệp 'quảng cáo láo'

Luật Quảng cáo sửa đổi, bổ sung nhìn từ thực tiễn: Cần mạnh tay với người nổi tiếng và doanh nghiệp 'quảng cáo láo'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin, xem xét sản phẩm có được chứng nhận lưu hành của các cơ quan chức năng hay không. Trong khi đó nhiều quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo được tiếp thu, chỉnh lý cho phù hợp với thực tiễn

Diễn đàn pháp lý quốc tế Saint - Petersburg lần thứ XIII: Pháp luật, bài học từ quá khứ cho thế giới tương lai

Diễn đàn pháp lý quốc tế Saint - Petersburg lần thứ XIII: Pháp luật, bài học từ quá khứ cho thế giới tương lai

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Từ ngày 19 đến 21/5/2025, tại Saint - Petersburg, Liên bang Nga diễn ra Diễn đàn pháp luật quốc tế Saint - Petersburg lần thứ XIII. Đây là diễn đàn thường niên được tổ chức từ năm 2011 đến nay, thu hút sự tham gia của chính khách, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về luật pháp của Nga và các quốc gia khác tham dự.