Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Chung cư cũ bị nứt, nghiêng do bão: Trách nhiệm thuộc về ai?

Yến Nhi Thứ tư, 25/09/2024 - 10:19

(PLPT) - Sau bão số 3, nhiều chung cư cũ tại một số tỉnh thành xuất hiện tình trạng nứt, nghiêng, không còn đảm bảo an toàn để tiếp tục sử dụng. Trước tình trạng này, nhiều người thắc mắc trách nhiệm sẽ thuộc về ai?

Xuất hiện nhiều chung cư bị nứt, nghiêng sau bão Yagi. (Ảnh minh họa)

Trong thông báo triển khai Luật Nhà ở 2023 và Nghị định 98/2024-NĐ-CP, Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết nhiều tỉnh thành phía Bắc bị ảnh hưởng rất lớn bởi siêu bão Yagi, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Trong đó, tại một số tỉnh thành, nhiều nhà chung cư cũ đã có hiện tượng nứt, nghiêng, không còn đảm bảo an toàn để tiếp tục sử dụng.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện cả nước có khoảng 2500 nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1994, tập trung ở Hà Nội và TP HCM. Trong đó, nhiều tòa theo kết quả kiểm định đã thuộc diện cải tạo, xây dựng lại.

Riêng tại Hà Nội, Sở Xây dựng cho biết có 1579 chung cư cũ, xây dựng trong giai đoạn 1960-1992. Hàng chục chung cư trong số đó đang đối mặt tình trạng nguy hiểm ở mức độ D nhưng vẫn có người ở.

Đối với nhà chung cư cũ, sử dụng lâu năm do nhà nước đầu tư trước đây nếu đã có kết quả kiểm định mức độ nguy hiểm cấp 3, 4, tức thuộc diện phải di dời để xây dựng lại nếu người dân vẫn chưa chấp hành dù vì lý do nào thì nếu có tai nạn không mong muốn xảy ra do thiên tai thì trách nhiệm thuộc về người dân.

Đối với những nhà chung cư cũ còn đủ tiêu chuẩn để ở, chưa phải phá dỡ xây dựng lại thì trách nhiệm theo dõi chất lượng công trình thuộc về người dân, ban quản trị nhà, khu chung cư và chính quyền địa phương. Nếu có những dấu hiệu xuống cấp thì cần có sự thông báo, phối hợp giải quyết, kiểm định chất lượng, lên phương án cải tạo, di dời nếu cần thiết.

Đối với nhà chung cư mới xây dựng, nếu các nhà chung cư bị hư hại do các vấn đề như nứt tường, thấm dột, hoặc sập trần, trách nhiệm có thể thuộc về nhiều bên khác nhau, bao gồm cả chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị giám sát, và cơ quan quản lý nhà nước. Trong bão Yagi vừa qua, nhiều chung cư mới xây dựng cũng có hiện tượng hư hỏng gây mất an toàn cho người dân.

Khi xảy ra các sự cố trên, trách nhiệm chính sẽ thuộc về các đơn vị thiết kế kết cấu và đơn vị thi công xây dựng, nói cách khác là nhà thầu thi công. Họ có trách nhiệm tính toán và thiết kế các kết cấu bao che như cửa kính, vách kính để chịu được các tải trọng gió, áp lực bão, đồng thời thi công theo đúng thiết kế và quy chuẩn xây dựng.

Tuy nhiên, trong thiết kế kết cấu đang có tình trạng để nhà thầu thi công tự chọn vật liệu, dẫn đến chất lượng không đảm bảo. Nhà thầu thi công sau khi chế tạo và lắp dựng xong cửa/vách kính, có thể lập bản vẽ hoàn công và việc này được hợp pháp hóa bằng cách đưa bản vẽ này cho nhà thầu thiết kế ký.

Đơn vị giám sát lại có vai trò kiểm tra và đảm bảo rằng quá trình thi công diễn ra theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và thiết kế được phê duyệt. Để xảy ra tình trạng trên, cho thấy quá trình giám sát không chặt chẽ.

Dù vậy, để có thể xem xét trách nhiệm của từng bên, ở mỗi công trình bị hư hỏng cần có sự tham gia của đơn vị giám định độc lập, kết quả giám định độc lập sẽ là căn cứ để xem xét trách nhiệm của các bên gồm có chủ đầu tư, nhà thầu thi công và đơn vị tư vấn giám sát.

Chủ đầu tư thường viện dẫn các lý do khách quan như: điều kiện thời tiết, thiên tai hay cụ thể gần nhất là bão Yagi... để né tránh trách nhiệm. Trong những tình huống như vậy, cư dân có thể thực hiện các biện pháp sau để xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan và bảo vệ quyền lợi của mình.

Xuất hiện nhiều chung cư cũ bị nứt, nghiêng, không đảm bảo an toàn sau bão Yagi

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Bộ Xây dựng cho biết, nhiều tỉnh thành phía Bắc bị ảnh hưởng rất lớn bởi siêu bão số 3 Yagi, gây lũ lụt ở một số địa phương và thiệt hại rất lớn về người và tài sản.

Theo ghi nhận của một số tỉnh thành, nhiều nhà chung cư cũ thuộc diện cải tạo, xây dựng lại đã có hiện tượng nứt, nghiêng, không còn đảm bảo an toàn để tiếp tục sử dụng do ảnh hưởng của cơn bão. Một số địa phương đã phải di dời người dân ra khỏi nhà chung cư để đảm bảo an toàn.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản của người dân sinh sống trong các nhà chung cư cũ trước mùa mưa bão năm 2024, đồng thời thúc đẩy các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao quy định tại Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP.

Cụ thể, Bộ đề nghị các địa phương thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định. Bố trí chỗ ở tạm thời cho các hộ dân phải di dời để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.

Đồng thời, khẩn trương tổ chức thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng các nhà chung cư cũ trên địa bàn và tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500 khu vực nhà chung cư cần cải tạo.

Bên cạnh đó, UBND các tỉnh, thành phố cũng cần xác định hệ số K bồi thường diện tích căn hộ áp dụng cho từng khu vực, vị trí có nhà chung cư được xây dựng từ năm 1994 trở về trước cần cải tạo, xây dựng lại để làm cơ sở cho chủ sở hữu và nhà đầu tư dự án thống nhất diện tích được bồi thường để đưa vào phương án bồi thường, tái định cư.

Tổ chức lựa chọn chủ đầu tư để đẩy nhanh việc thực hiện các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định.

Đối với Hà Nội và TP HCM có nhiều nhà chung cư cũ thuộc diện phải cải tạo, xây dựng lại, đặc biệt là các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã triển khai thực hiện trước thời điểm Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành, đến nay vẫn chưa hoàn thành các thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị dự án như phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng,…

Bộ Xây dựng đề nghị căn cứ quy định của pháp luật khẩn trương hoàn thành các thủ tục cho các chủ đầu tư sớm triển khai khẩn cấp xây dựng dự án, bố trí tái định cư cho người dân, bảo đảm các quyền lợi của chủ sở hữu nhà chung cư và các chủ đầu tư dự án.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  12 giờ trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?