Toà án nhân dân cấp huyện được tổ chức như thế nào?
Đức Huy
Thứ ba, 12/11/2024 - 10:50
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Tòa án nhân dân tối cao đang dự thảo Thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các phòng thuộc Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
Theo dự thảo, bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm:
a) Văn phòng;
b) Phòng Theo dõi thi hành án hình sự.
Phòng Theo dõi thi hành án hình sự được thành lập tại Tòa án nhân dân thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thành phố là thủ phủ của tỉnh, có số lượng biên chế từ 50 người trở lên.
Văn phòng Tòa án nhân dân huyện
Dự thảo nêu rõ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm Chánh Văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng (đối với Văn phòng có từ 05 biên chế trở lên), công chức và người lao động.
Thẩm phán không được kiêm nhiệm làm Chánh Văn phòng.
Văn phòng Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các công tác văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, công tác kế toán - quản trị, bảo vệ; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
b) Thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý các đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
c) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tổ chức công tác xét xử; tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện công tác thống kê, tổng hợp tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; giúp Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương xây dựng các báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp huyện để báo cáo Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan hữu quan khác;
đ) Thực hiện công tác theo dõi thi hành án theo quy định của pháp luật (đối với các đơn vị không đủ điều kiện thành lập Phòng Theo dõi thi hành án hình sự);
e) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tổng kết thực tiễn xét xử, đề xuất án lệ;
g) Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Phòng Theo dõi thi hành án hình sự Tòa án nhân dân huyện
Dự thảo nêu rõ: Cơ cấu tổ chức của Phòng Theo dõi thi hành án hình sự Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng (đối với phòng có từ 05 biên chế), Thư ký Tòa án.
Thẩm phán không được kiêm nhiệm làm Trưởng phòng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Theo dõi thi hành án hình sự:
a) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương thực hiện công tác thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.
b) Phối hợp với cơ quan thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan liên quan rà soát, đối chiếu, tổng hợp và đề xuất hướng giải quyết đối với các bản án, quyết định tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án.
c) Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện.
Tòa án nhân dân tối cao đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, liên tịch ban hành.
(PLPT) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-NHNN về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024-2028.
(PLPT) - Đó là một trong những chỉ đạo được đưa ra tại Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 6/11/2024 của Văn phòng Chính phủ kết luận về điều hành giá 10 tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.
(PLPT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung về giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
(PLPT) - Bộ Y tế đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền cấp chuyên sâu và cấp cơ bản thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(PLPT) - Để tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát làm vật liệu xây dựng, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
(PLPT) - Ngày 6/11, tại Hà Nội, Hệ thống Giáo dục NTG long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và Ký kết hợp tác đào tạo, cung ứng nhân lực với Trường ITW Berlin - Cộng hòa Liên bang Đức.