Pháp luật quốc tế

Điện Kremlin và Tổng thống Pháp lần đầu lên tiếng về vụ bắt giữ CEO Telegram

Nhật Duy (Theo RT/Tass/Reuters) Thứ ba, 27/08/2024 - 14:22
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Ngày 26/8 (giờ địa phương), cả Điện Kremlin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều đã lần đầu tiên lên tiếng về vụ bắt giữ nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Telegram Pavel Durov.

Nhà sáng lập Telegram, tỷ phú Pavel Durov. (Ảnh: RT)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chính thức lên tiếng về vụ bắt giữ Pavel Durov, nhà sáng lập và CEO Telegram, khẳng định rằng vụ bắt giữ này không có liên quan đến động cơ chính trị.

Trong bài phát biểu trên mạng xã hội X vào ngày 26/8, ông Emmanuel Macron nhấn mạnh rằng vụ việc là một phần của "cuộc điều tra tư pháp đang diễn ra," và kết quả cuối cùng sẽ do các thẩm phán quyết định.

Tổng thống Pháp cũng khẳng định rằng nước Pháp luôn coi trọng quyền tự do ngôn luận, sự đổi mới và tinh thần doanh nghiệp. Ông nhấn mạnh rằng trong một quốc gia pháp quyền, các quyền tự do, dù là trên mạng xã hội hay trong đời thực, đều phải tuân thủ các quy định pháp luật nhằm bảo vệ công dân và tôn trọng quyền cơ bản của họ.

Hệ thống tư pháp Pháp, theo ông Macron, là hoàn toàn độc lập và có trách nhiệm đảm bảo rằng luật pháp được thực thi một cách nghiêm túc.

Tổng thống Pháp khẳng định rằng, vụ bắt giữ Pavel Durov không liên quan đến bất kỳ động cơ chính trị nào và là kết quả của một cuộc điều tra tư pháp độc lập. Ông Macron cũng bác bỏ thông tin rằng Durov đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trước khi bị bắt tại Pháp, đồng thời cho rằng Moscow "vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân dẫn đến vụ bắt giữ này".

Theo ông Macron, "trong một quốc gia pháp quyền, cả trên các mạng xã hội cũng như ngoài đời thực, các quyền tự do được thực hiện trong khuôn khổ do pháp luật thiết lập để bảo vệ công dân và tôn trọng các quyền cơ bản của họ".

"Hệ thống tư pháp, hoàn toàn độc lập, có trách nhiệm đảm bảo rằng luật pháp được tôn trọng", Tổng thống Pháp khẳng định.

Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov nói rằng, phía Nga vẫn chưa biết người sáng lập ứng dụng Telegram Pavel Durov bị Pháp cáo buộc tội gì khi bắt giữ tỷ phú này vào tối 24/8 (giờ địa phương) bên ngoài Paris.

Ông Dmitry Peskov cho biết, nên cần chờ tình hình trở nên rõ ràng hơn, để xem chính xác là phía Pháp cáo buộc CEO Telegram về tội gì trước khi bình luận thêm.

Vụ bắt giữ Pavel Durov đã được giới chức Pháp thực hiện tại sân bay Paris-Le Bourget vào ngày 24/8 khi ông này đến Paris từ Azerbaijan. Theo thông tin từ truyền thông Pháp, các công tố viên tại Paris đang xem xét buộc tội Durov với các cáo buộc như đồng lõa trong buôn bán ma túy, ấu dâm và lừa đảo. Chính quyền Pháp cho rằng việc Telegram không đủ khả năng kiểm duyệt nội dung và các công cụ mã hóa mạnh mẽ đã tạo điều kiện cho tội phạm phát triển trên nền tảng này.

Telegram, hiện đặt trụ sở chính tại Dubai, đã chỉ định một đại diện pháp lý tại Bỉ để đảm bảo tuân thủ các quy định của Liên minh châu Âu (EU). Dù vậy, công ty này vẫn kiên quyết không giao dữ liệu người dùng cho các cơ quan thực thi pháp luật hay thiết lập "cửa sau" để giám sát các cuộc trò chuyện.

Trước những cáo buộc, Telegram khẳng định rằng CEO Durov không chịu trách nhiệm về việc nền tảng bị lạm dụng và phủ nhận việc công ty này không tuân thủ luật pháp EU, cho rằng các chính sách kiểm duyệt nội dung của họ là "phù hợp với các tiêu chuẩn ngành".

CEO Telegram - "Mark Zuckerberg của Nga"

Ông Durov được gọi là “Mark Zuckerberg của Nga”. (Ảnh: RT)

Pavel Durov sinh ra tại St. Petersburg, Nga, và hiện mang nhiều quốc tịch, bao gồm Nga, Pháp, UAE và Saint Kitts và Nevis. Ông sáng lập Telegram vào năm 2013, và nền tảng này hiện là một trong những ứng dụng truyền thông xã hội lớn nhất thế giới, chỉ sau Facebook, YouTube, WhatsApp, Instagram, TikTok và Wechat. Telegram hiện có khoảng 900 triệu người dùng hoạt động hàng tháng và đặt mục tiêu đạt một tỷ người dùng trong thời gian tới.

Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine vào năm 2022, Telegram trở thành một kênh thông tin quan trọng cho cả chính phủ Nga và Ukraine để truyền tải tin tức liên quan đến cuộc xung đột. Ứng dụng này được sử dụng rộng rãi bởi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các quan chức trong chính quyền của ông, cũng như bởi Điện Kremlin để tuyên truyền thông tin.

Pavel Durov, 39 tuổi, được biết đến như "Mark Zuckerberg của Nga", hiện sở hữu khối tài sản ước tính khoảng 15,5 tỷ USD. Telegram, nền tảng do ông sáng lập, đã phát triển mạnh mẽ với gần một tỷ người dùng, đặc biệt là tại Nga và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Durov từng cho biết một số chính phủ đã cố gắng gây áp lực để ông cung cấp dữ liệu người dùng, nhưng ông khẳng định rằng Telegram sẽ tiếp tục duy trì tính trung lập và không tham gia vào các cuộc xung đột địa chính trị.

Cùng chuyên mục

Lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu và hệ quả pháp lý

Lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu và hệ quả pháp lý

Pháp luật quốc tế -  45 phút trước

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ngày 21/11 đã phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh tại các vùng lãnh thổ Palestine, bao gồm cả Gaza.

Các mối đe dọa đánh bom máy bay được xử lý ra sao?

Các mối đe dọa đánh bom máy bay được xử lý ra sao?

Pháp luật quốc tế -  3 giờ trước

Trong hai tuần cuối tháng 10, các chuyến bay và sân bay của Ấn Độ đã nhận hơn 500 lời đe dọa đánh bom, nhiều hơn so với phần còn lại của năm cộng lại.

Châu Á chống lừa đảo trên mạng

Châu Á chống lừa đảo trên mạng

Pháp luật quốc tế -  1 tuần trước

Một số quốc gia châu Á đã trở thành "điểm nóng" của các chiêu trò đóng giả thanh tra, cảnh sát, phẩm thán... để lừa đảo trực tuyến.

Những gì cần biết về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Những gì cần biết về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 60 sẽ quyết định Tổng thống thứ 47 và Phó Tổng thống thứ 50.

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS (bài 2)

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS (bài 2)

Pháp luật quốc tế -  4 tuần trước

BRICS - Nhóm các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy, khối BRICS chưa có cơ chế pháp lý đầu tư chung, tuy nhiên hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của mỗi nước lại có nhiều điểm đặc sắc. Kỳ này chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về Ấn Độ.

Những vấn đề đáng lưu ý về hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

Những vấn đề đáng lưu ý về hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

Pháp luật quốc tế -  4 tuần trước

Với sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, BRICS đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc định hình tương lai toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động và thách thức lớn.

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Việc Liên minh châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Đọc nhiều