Pháp luật quốc tế

Ủy ban chuyên trách của Liên hợp quốc thông qua dự thảo Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm mạng

Nhật Duy Thứ bảy, 10/08/2024 - 12:15
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Ngày 8/8, Ủy ban chuyên trách (Adhoc Committee) của Liên hợp quốc gồm đại diện các nước thành viên Liên hợp quốc đã thông qua dự thảo Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm mạng.

Ông Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, phát biểu tại phiên họp Ủy ban chuyên trách thông qua dự thảo Công ước.

Dự thảo Công ước đặt ra khuôn khổ pháp lý toàn diện cho các nước thành viên tiến hành hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội trên không gian mạng, bao gồm nhiều loại tội phạm hiện gây nhức nhối như tấn công hệ thống máy tính, lừa đảo trực tuyến, phát tán trái phép hình ảnh nhạy cảm, xâm hại trẻ em, rửa tiền… Cơ quan thực thi pháp luật các quốc gia có thể thực hiện các hoạt động hợp tác thông qua kênh 24/7, bảo đảm phản ứng nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng nhu cầu phòng chống hiệu quả tội phạm mạng.

Một trong các nội dung đáng chú ý của dự thảo Công ước là cơ chế hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ hướng tới nhu cầu của các nước đang phát triển. Do tính chất không biên giới của tội phạm mạng, quy định nói trên được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực khoa học công nghệ của các nước đang phát triển để ứng phó hiệu quả hơn với sự đe dọa từ tội phạm mạng, qua đó góp phần tạo ra môi trường mạng toàn cầu lành mạnh, an toàn hơn.

Bên cạnh đó, dự thảo Công ước cũng đặt ra cơ sở cho sự phối hợp giữa các chính phủ và khu vực tư nhân trong phòng ngừa tội phạm trên không gian mạng, trong đó chính phủ đóng vai trò chủ đạo, trung tâm.

“Việt Nam hoan nghênh việc Ủy ban chuyên trách thông qua dự thảo Công ước. Sự kiện này là bước đi quan trọng đầu tiên để Đại hội đồng xem xét, thông qua Công ước. Khi bắt đầu có hiệu lực, Công ước sẽ đặt ra khuôn khổ pháp lý toàn cầu đầu tiên giúp các nước hợp tác ứng phó đe dọa từ tội phạm mạng”, Ông Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, phát biểu tại phiên họp Ủy ban chuyên trách thông qua dự thảo Công ước.

Đoàn liên ngành của Việt Nam tham dự phiên họp - Ảnh: Bộ Ngoại Giao.

Việt Nam là một trong các nước sớm ủng hộ việc thành lập Ủy ban chuyên trách cũng như tham gia tích cực vào tiến trình xây dựng Công ước từ phiên họp đầu tiên. Xuyên suốt 8 phiên họp của Ủy ban chuyên trách, đoàn đàm phán liên ngành Việt Nam do Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, làm trưởng đoàn đã có những đóng góp thực chất, tích cực, được đoàn Chủ tịch, các bạn bè và đối tác quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Theo kế hoạch ban đầu, tiến trình xây dựng Công ước dự kiến kết thúc trong tháng 02/2024 sau 07 phiên họp của Ủy ban chuyên trách. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận đã kéo dài tới tháng 08/2024 để các quốc gia có thêm thời gian trao đổi, thỏa thuận về các nội dung chủ chốt như phạm vi áp dụng của Công ước, bảo vệ quyền con người, cơ chế xây dựng Nghị định thư bổ sung.

Dự kiến, Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ xem xét và thông qua dự thảo Công ước trong thời gian tới. Nếu được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua, Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm mạng sẽ trở thành văn kiện pháp lý mang tính toàn cầu đầu tiên hướng tới trấn áp hành vi phạm tội trên không gian mạng./.

Ngày 27/12/2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 74/247 thành lập Ủy ban chuyên trách liên chính phủ nghiên cứu khả năng xây dựng một công ước quốc tế toàn diện về chống sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho mục đích tội phạm. Phiên họp đầu tiên của Ủy ban chuyên trách tổ chức từ 28/2-11/3/2022 tại trụ sở Liên hợp quốc, New York, Mỹ. Ủy ban chuyên trách đã tổ chức 08 phiên họp, với phiên họp cuối cùng diễn ra từ 29/7-09/8/2024.

Cùng chuyên mục

Châu Á chống lừa đảo trên mạng

Châu Á chống lừa đảo trên mạng

Pháp luật quốc tế -  1 tuần trước

Một số quốc gia châu Á đã trở thành "điểm nóng" của các chiêu trò đóng giả thanh tra, cảnh sát, phẩm thán... để lừa đảo trực tuyến.

Những gì cần biết về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Những gì cần biết về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 60 sẽ quyết định Tổng thống thứ 47 và Phó Tổng thống thứ 50.

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS (bài 2)

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS (bài 2)

Pháp luật quốc tế -  4 tuần trước

BRICS - Nhóm các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy, khối BRICS chưa có cơ chế pháp lý đầu tư chung, tuy nhiên hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của mỗi nước lại có nhiều điểm đặc sắc. Kỳ này chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về Ấn Độ.

Những vấn đề đáng lưu ý về hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

Những vấn đề đáng lưu ý về hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

Pháp luật quốc tế -  4 tuần trước

Với sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, BRICS đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc định hình tương lai toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động và thách thức lớn.

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS

Pháp luật quốc tế -  4 tuần trước

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Việc Liên minh châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị

Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Bài viết sẽ tập trung phân tích sâu các chính sách pháp lý đã và đang được các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á triển khai để thúc đẩy kinh tế số, đồng thời làm rõ những khó khăn, thách thức liên quan đến vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư. Qua đó, tác giả đề xuất những giải pháp pháp lý khả thi cho tương lai kinh tế số của khu vực.

Thiết chế Tổng Thư ký Hạ viện Canada - Kiến nghị đối với mô hình bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội Việt Nam

Thiết chế Tổng Thư ký Hạ viện Canada - Kiến nghị đối với mô hình bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội Việt Nam

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Theo Thạc sỹ Đỗ Thúy Bình, Vụ Thư ký, Văn phòng Quốc hội, mô hình Ban Thư ký giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội hiện nay có nhiều điểm khá tương đồng với Nhóm quản trị của Tổng Thư ký Hạ viện Canada.

Đọc nhiều