Các mối đe dọa đánh bom máy bay được xử lý ra sao?
Trong hai tuần cuối tháng 10, các chuyến bay và sân bay của Ấn Độ đã nhận hơn 500 lời đe dọa đánh bom, nhiều hơn so với phần còn lại của năm cộng lại.
Vụ việc liên quan đến Đệ nhất Phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee bắt đầu khi bà bị cáo buộc nhận một chiếc túi xách Dior trị giá khoảng 2.255 USD từ mục sư Choi Jae-young vào năm 2022.
Hồi tháng 9/2022, mục sư họ Choi đã tặng cho bà Kim một chiếc túi trị giá khoảng 3 triệu won (2.250 USD) và lén quay lại cảnh này bằng máy ảnh gắn trên đồng hồ đeo tay.
Vào tháng 11/2023, đoạn video này được công bố ra bên ngoài, Đệ nhất Phu nhân Kim và Tổng thống Yoon Suk Yeol bị cáo buộc vi phạm Luật phòng chống tham nhũng (tên đầy đủ là "Luật nghiêm cấm hành vi yêu cầu hối lộ và ngăn ngừa xung đột quyền lợi của công chức Nhà nước", còn được gọi là "Luật Kim Young-ran").
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh các quy định nghiêm ngặt về việc nhận quà của các quan chức và người thân của họ, sự kiện này đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận và truyền thông.
Theo luật pháp Hàn Quốc, các quan chức và người thân của họ bị cấm nhận quà tặng có giá trị vượt quá 750 USD, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định rõ ràng.
Luật này được thiết lập nhằm ngăn chặn tham nhũng và duy trì sự minh bạch trong các hoạt động công quyền. Tuy nhiên, việc nhận quà tặng từ lâu đã trở thành một phần trong văn hóa xã hội Hàn Quốc, nơi mà các mối quan hệ cá nhân và sự tôn trọng được thể hiện qua những món quà.
Cuộc điều tra kéo dài suốt 4 tháng, với các chi tiết đáng chú ý bao gồm cuộc thẩm vấn Đệ nhất Phu nhân Kim Keon-hee kéo dài 12 giờ vào tháng 7/2023.
Trong cuộc thẩm vấn này, bà Kim đã bị thẩm vấn tại một tòa nhà chính phủ thay vì tại văn phòng công tố, điều này đã gây ra một số tranh cãi về tính hợp pháp và minh bạch của cuộc điều tra.
Tổng công tố Lee One-seok đã phải công khai xin lỗi vì vi phạm nguyên tắc điều tra cơ bản.
Sau khi xem xét kỹ lưỡng, đội điều tra đặc biệt từ Văn phòng Công tố trung tâm Seoul (SCDPO) đã kết luận rằng không có đủ cơ sở pháp lý để truy tố Đệ nhất Phu nhân.
Theo đó, chiếc túi Dior mà bà Kim nhận từ mục sư Choi được xác định chỉ là một món quà cá nhân, không liên quan đến các nhiệm vụ chính thức của Tổng thống Yoon Suk-yeol. Quyết định này đã được báo cáo lên Tổng công tố Lee One-seok vào cuối tháng 8, khép lại cuộc điều tra kéo dài suốt nhiều tháng.
Vụ việc của Đệ nhất Phu nhân Kim Keon-hee đã làm nổi bật những thách thức trong việc áp dụng luật chống tham nhũng tại Hàn Quốc.
Luật Chống tham nhũng Hàn Quốc, được ban hành vào năm 2015 và có hiệu lực từ năm 2016, đã đặt ra những giới hạn cụ thể về giá trị của các món quà mà các quan chức có thể nhận. Mục tiêu của luật này là tạo ra một xã hội minh bạch, nơi mà các hành vi tham nhũng và lợi dụng quyền lực bị kiểm soát chặt chẽ.
Tuy nhiên, luật này cũng đặt ra những vấn đề phức tạp, đặc biệt khi đối diện với văn hóa tặng quà truyền thống ở Hàn Quốc. Việc tặng quà, nhất là trong các dịp lễ tết hoặc kỷ niệm, thường được xem như một cách để thể hiện lòng biết ơn và sự tôn trọng.
Điều này đã trở thành một phần quan trọng trong các mối quan hệ xã hội tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, chính sự phổ biến của văn hóa tặng quà này lại là nguyên nhân dẫn đến những vụ việc như của Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee.
Trong bối cảnh này, SCDPO đã kết luận rằng chiếc túi xách Dior mà bà Kim nhận từ mục sư Choi không vi phạm luật chống tham nhũng, vì nó không liên quan trực tiếp đến công việc của Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Theo một khảo sát được tiến hành bởi Ủy ban Chống tham nhũng và Dân quyền vào dịp tổng kết hai năm ban hành Luật Chống tham nhũng, từ 80-90% người dân Hàn Quốc cho rằng Luật đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần lan tỏa một nền tảng “văn hóa tặng quà” minh bạch hơn trong xã hội.
Dù vậy, trong quá trình thực hiện, Luật đã bộc lộ một số tác động tiêu cực đối với một số ngành kinh doanh, điều này dẫn tới việc phải điều chỉnh lại các quy định.
Luật Chống tham nhũng 2015 và các nghị định hướng dẫn thi hành đã được sửa đổi vào ngày 17/1/2018. Những sửa đổi này tập trung vào việc điều chỉnh các quy định chi tiết, đặc biệt là các quy định về giới hạn chi phí ăn uống, tiền thưởng, quà tặng chia buồn, cũng như mức quà tặng trong các hoạt động công việc và sự kiện xã hội.
Trước đây, Luật hạn chế việc các quan chức nhận quà trị giá hơn 50.000 won, nhưng sau sửa đổi, mức này đã được nâng lên 100.000 won nếu quà tặng là nông sản, bơ sữa hoặc thủy sản. Thay đổi này nhằm hỗ trợ các ngành kinh doanh liên quan.
Mức trần 100.000 won cho tiền chúc mừng hoặc chia buồn đã giảm xuống còn 50.000 won, tuy nhiên, vòng hoa chia buồn trong các dịp đặc biệt vẫn có thể trị giá tối đa 100.000 won.
Quy định giới hạn 30.000 won vẫn được giữ nguyên đối với chi phí ăn uống và giải trí của các cán bộ viên chức nhà nước.
Ngoài ra, phiếu quà tặng đã bị loại khỏi danh mục quà tặng được phép.
Hiện tại, các cán bộ viên chức nhà nước không được phép nhận phiếu quà tặng, trừ một số trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như cán bộ cấp cao cấp phiếu quà tặng cho các cán bộ nhân viên cấp dưới để khích lệ. Sửa đổi này cũng đề cập đến các trường hợp đặc biệt mà quà tặng được phép theo "Luật, tiêu chuẩn hoặc các phong tục xã hội".
Ngoài ra, Luật sửa đổi còn điều chỉnh mức thù lao tối đa đối với các bài thuyết giảng ngoài công việc chính thức.
Trước đây, cán bộ công chức và nhân viên của các tổ chức liên kết chính phủ có mức thù lao tối đa khác nhau khi thuyết giảng ngoài phạm vi công việc chính. Tuy nhiên, hiện nay, mức thù lao tối đa cho một bài thuyết giảng được quy định là 400.000 won mỗi giờ, bất kể vị trí, cấp bậc của quan chức. Các tổ chức cũng được quyền quy định mức thù lao cho tất cả nhân viên của mình trong phạm vi giới hạn này.
Để giảm bớt sự chênh lệch giữa các khoản thù lao tối đa giữa các thành viên của trường công lập và tư thục, hay giữa các công ty truyền thông nhà nước và tư nhân, mức thù lao giảng dạy được ấn định chung là tối đa 1 triệu won.
Theo kết quả điều tra của Ủy ban Chống tham nhũng và Dân quyền, đa số người được hỏi đều ủng hộ việc tăng mức tối đa của quà tặng là nông sản, bơ sữa hoặc thủy sản, đánh giá đây là sự thay đổi tích cực, qua đó góp phần thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm này.
Hệ thống giáo dục Hàn Quốc đã đối mặt từ lâu với thách thức về việc tặng quà, một truyền thống đã trở thành phần không thể tách rời của văn hóa quốc gia. Nhiều phụ huynh xem Ngày Nhà giáo là dịp để bày tỏ lòng biết ơn qua việc tặng quà.
Tuy nhiên, những món quà đắt tiền được nhìn nhận như có thể gây ra các vấn đề về công bằng, bình đẳng và ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp của giáo viên.Trước tình hình này, Hàn Quốc đã thiết lập các quy định nhằm hạn chế việc tặng quà và tiền giữa giáo viên và gia đình học sinh.
Luật Chống Tham nhũng Hàn Quốc cũng hướng đến cả các tổ chức công cộng, giáo viên, nhà báo, và phóng viên. Đạo luật đã mang lại sự thay đổi đáng kể trong văn hóa tặng quà, đặc biệt là trong các trường học, nơi mà học sinh thường tặng hoa cẩm chướng vào Ngày Nhà giáo như một cách để thể hiện lòng biết ơn.
Theo Korea Herald, các quy định mới áp đặt giới hạn nghiêm ngặt cho giáo viên từ mẫu giáo đến đại học, cấm họ nhận bất kỳ món quà nào, dù nhỏ nhất, kể cả hoa cẩm chướng thật hay nhân tạo. Đạo luật này cũng quy định cụ thể về giới hạn giá trị của các bữa ăn (30.000 won), quà tặng (50.000 won) và tiền chúc mừng hoặc chia buồn (100.000 won) mà giáo viên và vợ/chồng họ có thể nhận từ gia đình học sinh.
Nếu giá trị món quà vượt quá 1 triệu won, giáo viên sẽ bị xem xét xử lý hành chính. Quy định này áp dụng cho giáo viên ở tất cả các cấp học, ngoại trừ các lớp nhà trẻ. Tuy nhiên, trước đây, các nhà trẻ tại Hàn Quốc thường gửi thông báo từ chối nhận quà đến phụ huynh để tránh gây khó xử.
Theo các nhà lập pháp Hàn Quốc, mục đích của đạo luật này là để đảm bảo công bằng cho những học sinh có gia đình không đủ điều kiện tặng quà hoặc mời giáo viên đi ăn. Nhờ đó, các phụ huynh không phải lo lắng về quyền lợi học tập của con mình và giúp ngăn chặn sự thiên vị và thiếu minh bạch trong môi trường giáo dục.
Trong hai tuần cuối tháng 10, các chuyến bay và sân bay của Ấn Độ đã nhận hơn 500 lời đe dọa đánh bom, nhiều hơn so với phần còn lại của năm cộng lại.
Một số quốc gia châu Á đã trở thành "điểm nóng" của các chiêu trò đóng giả thanh tra, cảnh sát, phẩm thán... để lừa đảo trực tuyến.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 60 sẽ quyết định Tổng thống thứ 47 và Phó Tổng thống thứ 50.
BRICS - Nhóm các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy, khối BRICS chưa có cơ chế pháp lý đầu tư chung, tuy nhiên hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của mỗi nước lại có nhiều điểm đặc sắc. Kỳ này chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về Ấn Độ.
Với sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, BRICS đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc định hình tương lai toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động và thách thức lớn.
Việc Liên minh châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Bài viết sẽ tập trung phân tích sâu các chính sách pháp lý đã và đang được các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á triển khai để thúc đẩy kinh tế số, đồng thời làm rõ những khó khăn, thách thức liên quan đến vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư. Qua đó, tác giả đề xuất những giải pháp pháp lý khả thi cho tương lai kinh tế số của khu vực.