Pháp luật quốc tế

Phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu của tân Thủ tướng Thái Lan

Nhật Duy (Theo Reuters) Thứ hai, 19/08/2024 - 06:56
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Bà Paetongtarn Shinawatra, tân Thủ tướng Thái Lan, khẳng định phát triển kinh tế sẽ là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của mình, tiếp nối chính sách người tiền nhiệm.

Bà Paetongtarn Shinawatra, tân Thủ tướng Thái Lan tại Tòa nhà Chính phủ nước này (Ảnh: Reuters).

Ngày 18/8, Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn đã chính thức phê chuẩn bà Paetongtarn Shinawatra vào cương vị Thủ tướng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho sự nghiệp chính trị của bà.

Quyết định được đưa ra chỉ hai ngày sau khi Quốc hội Thái Lan bỏ phiếu bầu bà Paetongtarn làm Thủ tướng, mở ra con đường để bà thành lập nội các mới trong những tuần tới.

Ở tuổi 37, bà Paetongtarn trở thành Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Thái Lan, kế nhiệm ông Srettha Thavisin, người vừa bị Tòa án Hiến pháp bãi nhiệm. Tòa án này đóng vai trò quan trọng trong hai thập kỷ đầy biến động của chính trị Thái Lan.

Là con gái của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, bà Paetongtarn đã giành được gần hai phần ba số phiếu ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu tại hạ viện, giúp bà trở thành nữ thủ tướng thứ hai và là thành viên thứ ba trong gia tộc Shinawatra đảm nhận vị trí này, sau cha bà, Thaksin, và cô ruột, Yingluck Shinawatra.

Sự phê chuẩn của Quốc vương Maha Vajiralongkorn được thực hiện tại một buổi lễ trang trọng ở Bangkok.

Tại đây, Thư ký Hạ viện Apat Sukhanand đã đọc văn bản chính thức của nhà vua về việc công nhận Paetongtarn làm Thủ tướng. Trong bộ quân phục chính thức, bà Paetongtarn đã quỳ xuống tỏ lòng tôn kính trước bức chân dung của nhà vua, sau đó có bài phát biểu ngắn gọn để cảm ơn nhà vua và các đại biểu quốc hội đã tín nhiệm bà.

"Là người đứng đầu nhánh hành pháp, tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình với tinh thần cởi mở, đồng thời sẽ lắng nghe tất cả các ý kiến để cùng nhau đưa đất nước tiến lên với sự ổn định", bà Paetongtarn phát biểu.

Những thách thức phía trước

Bà Paetongtarn bước vào chính trường với nhiều kỳ vọng nhưng cũng không ít thách thức. Bà chưa từng nắm giữ bất kỳ chức vụ nào trong chính phủ trước đây. Đồng thời, hiện Thái Lan đang đối mặt với một nền kinh tế trì trệ và sự ủng hộ dành cho đảng Pheu Thai của bà cũng đang giảm sút.

Đặc biệt, chương trình phát tiền qua ví kỹ thuật số trị giá 500 tỷ baht (tương đương 15 tỷ USD), vốn là điểm nhấn trong chiến dịch tranh cử của Pheu Thai, vẫn chưa được triển khai, làm dấy lên nhiều lo ngại về tính khả thi của kế hoạch này.

Trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi được phê chuẩn, bà Paetongtarn khẳng định bà sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách của người tiền nhiệm ông Srettha Thavisin, bao gồm các biện pháp kích thích kinh tế quy mô lớn, cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân, giải quyết vấn nạn ma túy bất hợp pháp, và thúc đẩy sự đa dạng giới tính.

Kế hoạch và tầm nhìn của bà Paetongtarn

Bà Paetongtarn nhấn mạnh rằng chính phủ của bà sẽ không từ bỏ chính sách phát tiền qua ví kỹ thuật số nhưng sẽ nghiên cứu thêm các lựa chọn để đảm bảo tính bền vững về tài chính. "Mục tiêu của chúng tôi là kích thích nền kinh tế, vì vậy ý định này vẫn sẽ được duy trì," nữ Thủ tướng Thái Lan khẳng định.

Bà Paetongtarn Shinawatra và các thành viên trong gia đình. (Ảnh: Reuters).

Ngoài ra, nữ Thủ tướng Thái Lan cũng tuyên bố rằng bà không có kế hoạch bổ nhiệm cha mình - ông Thaksin Shinawatra, vào bất kỳ vị trí nào trong chính phủ, mặc dù sẽ tìm kiếm lời khuyên từ ông khi cần thiết.

"Tầm nhìn của cha tôi đã góp phần vào sự phát triển của đất nước trong hơn 10 năm qua, nên tôi sẽ không tránh khỏi việc tham khảo ý kiến của ông ấy", bà Paetongtarn cho biết.

Chi tiết về các chính sách của chính phủ của bà Paetongtarn dự kiến sẽ được trình lên quốc hội vào tháng tới.

Việc ông Srettha Thavisin bị bãi nhiệm sau chưa đầy một năm tại vị là một lời cảnh báo rõ ràng về những rủi ro mà bà Paetongtarn có thể phải đối mặt trong bối cảnh chính trị Thái Lan vẫn đang đầy rẫy những bất ổn. Thái Lan đã trải qua nhiều cuộc đảo chính và phán quyết của tòa án làm giải tán các đảng phái chính trị và lật đổ nhiều chính phủ.

Cùng chuyên mục

Các mối đe dọa đánh bom máy bay được xử lý ra sao?

Các mối đe dọa đánh bom máy bay được xử lý ra sao?

Pháp luật quốc tế -  1 giờ trước

Trong hai tuần cuối tháng 10, các chuyến bay và sân bay của Ấn Độ đã nhận hơn 500 lời đe dọa đánh bom, nhiều hơn so với phần còn lại của năm cộng lại.

Châu Á chống lừa đảo trên mạng

Châu Á chống lừa đảo trên mạng

Pháp luật quốc tế -  1 tuần trước

Một số quốc gia châu Á đã trở thành "điểm nóng" của các chiêu trò đóng giả thanh tra, cảnh sát, phẩm thán... để lừa đảo trực tuyến.

Những gì cần biết về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Những gì cần biết về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 60 sẽ quyết định Tổng thống thứ 47 và Phó Tổng thống thứ 50.

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS (bài 2)

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS (bài 2)

Pháp luật quốc tế -  4 tuần trước

BRICS - Nhóm các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy, khối BRICS chưa có cơ chế pháp lý đầu tư chung, tuy nhiên hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của mỗi nước lại có nhiều điểm đặc sắc. Kỳ này chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về Ấn Độ.

Những vấn đề đáng lưu ý về hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

Những vấn đề đáng lưu ý về hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

Pháp luật quốc tế -  4 tuần trước

Với sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, BRICS đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc định hình tương lai toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động và thách thức lớn.

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Việc Liên minh châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị

Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Bài viết sẽ tập trung phân tích sâu các chính sách pháp lý đã và đang được các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á triển khai để thúc đẩy kinh tế số, đồng thời làm rõ những khó khăn, thách thức liên quan đến vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư. Qua đó, tác giả đề xuất những giải pháp pháp lý khả thi cho tương lai kinh tế số của khu vực.

Đọc nhiều