Tạo động lực mở ra giai đoạn hợp tác mới giữa Việt Nam với khu vực vùng Vịnh
PV
Chủ nhật, 27/10/2024 - 06:34
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, chuyến thăm chính thức 3 nước vùng Vịnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực mở ra giai đoạn hợp tác mới giữa Việt Nam với ba nước cũng như với khu vực này.
Từ ngày 27/10 đến 1/11, nhận lời mời của Tổng thống
Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Mohamed bin Zayed Al Nahyan, Thủ tướng
kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin
Jasim Al-Thani, Hoàng Thái tử, Thủ tướng Vương quốc Saudi Arabia Mohammed Bin
Salman, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp
cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất, Nhà nước
Qatar, thăm và tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 tại Vương
quốc Saudi Arabia.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, đây là
chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến
UAE và Qatar sau 15 năm, chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Việt
Nam tới Saudi Arabia từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và cũng là lần
đầu tiên Thủ tướng Chính phủ là khách mời chính và lãnh đạo cấp cao duy nhất của
châu Á phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 do Saudi
Arabia tổ chức.
“Chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm góp phần
củng cố tin cậy chính trị, nâng tầm quan hệ, tạo đột phá trong quan hệ kinh tế
- thương mại - đầu tư và các lĩnh vực mới; tạo động lực mở ra giai đoạn hợp tác
mới giữa Việt Nam với ba nước cũng như với khu vực vùng Vịnh” - Thứ trưởng
Nguyễn Minh Hằng chia sẻ với báo chí.
Vùng Vịnh là một trong những khu vực phát triển năng động
hàng đầu thế giới, đứng đầu về trữ lượng dầu mỏ, có các trung tâm tài chính
hàng đầu, đang đi đầu trong chuyển đổi mô hình phát triển mới theo hướng đa dạng
hóa nền kinh tế và đang đón đầu các xu thế mới về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số
và đổi mới sáng tạo. UAE, Qatar và Saudi Arabia nằm trong những nước có quy mô
kinh tế và vai trò quan trọng nhất tại Trung Đông.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng nhấn mạnh thêm, cả ba nước
UAE, Qatar và Saudi Arabia và khu vực vùng Vịnh là những đối tác, những thị trường,
những nhà đầu tư, những trung tâm tài chính, trung tâm công nghệ mà tiềm năng,
dư địa hợp tác với Việt Nam còn rất lớn.
“Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ được kỳ vọng sẽ tạo
động lực mới cho những lĩnh vực hợp tác truyền thống, tạo đột phá mới thúc đẩy
những lĩnh vực tiềm năng, và trên hết tạo dựng một cách vững chắc sự tin cậy
chính trị để mở đường cho một giai đoạn hợp tác mới giữa Việt Nam và ba nước
cũng như toàn khu vực” - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho hay.
Đánh giá về quan hệ của Việt Nam với từng nước hiện
nay và sắp tới, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng khẳng định, trong triển
khai chính sách đối ngoại của Việt Nam, UAE, Saudi Arabia và Qatar là những đối
tác hợp tác hữu nghị quan trọng, lâu dài và toàn diện trên các lĩnh vực tại khu
vực Trung Đông. Ba nước cũng xác định Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại
Đông Nam Á, coi trọng quan hệ với Việt Nam trong chính sách “Hướng Đông”.
Thời gian qua, quan hệ Việt Nam với UAE, Saudi Arabia
và Qatar đang trên đà phát triển tốt đẹp với nhiều kết quả thực chất, sự phối hợp
ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương ngày càng chặt chẽ hơn.
UAE là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại
khu vực Trung Đông - châu Phi, kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt
4,7 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang UAE 3,37 tỷ
USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2023. Hai nước đã khởi động đàm phán Hiệp định
Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) trong tháng 6/2023 và đang hướng tới hoàn tất
đàm phán CEPA nhân chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ.
Tính đến tháng 6/2024, UAE có 41 dự án đầu tư trực tiếp
(FDI) tại Việt Nam với lũy kế tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 71,6 triệu USD. Việt
Nam hiện có khoảng 3.000 lao động tại UAE. Hai nước chia sẻ nhận thức chung về
tầm quan trọng của việc sớm nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới, tương xứng
với tiềm năng, quy mô kinh tế và kỳ vọng của hai bên.
Saudi Arabia là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt
Nam tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi với kim ngạch thương mại song phương năm
2023 đạt 2,68 tỷ USD. Các tập đoàn kinh tế lớn của Saudi Arabia đang ngày càng
quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam. Việt Nam hiện có khoảng 4.000 lao động tại
Saudi Arabia.
Với tiềm lực mạnh về năng lượng, tài chính, Qatar là đối
tác kinh tế, đầu tư tiềm năng lớn đối với Việt Nam. Kim ngạch thương mại song
phương năm 2023 đạt 497,2 triệu USD (tăng 32% so với năm 2022). Cơ quan Đầu tư
Qatar (QIA) đã và đang nghiên cứu, đẩy mạnh các dự án đầu tư, nhất là trong
lĩnh vực bất động sản và công nghiệp tại Việt Nam. Các lĩnh vực hợp tác khác
như giáo dục, lao động thời gian qua cũng có nhiều khởi sắc.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thông tin, trong
chuyến thăm tới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có các cuộc hội
đàm, hội kiến, gặp gỡ, trao đổi với tất cả các lãnh đạo cao nhất, các quỹ đầu
tư và các tập đoàn lớn của ba nước nhằm thúc đẩy quan hệ một cách toàn diện, hiệu
quả hơn, nhất là về mở cửa thị trường, thu hút vốn đầu tư chất lượng cao, hợp
tác lao động, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch, giao lưu nhân dân, chống biến
đổi khí hậu, hợp tác trong các lĩnh vực mới như khoa học công nghệ, năng lượng
sạch, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển ngành Halal...
Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ có các bài phát biểu quan
trọng chuyển tải thông điệp về định hướng phát triển, đường lối đối ngoại của
Việt Nam, không chỉ với ba nước mà cũng là thông điệp chính sách với khu vực
Trung Đông.
“Các hoạt động này có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam
và các nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau, từ hiểu biết hơn sẽ tin cậy cao hơn,
hợp tác chặt chẽ hơn, đồng hành sát cánh cùng nhau hơn trong chặng đường phát
triển của mỗi nước cũng như trong nỗ lực đóng góp thúc đẩy hòa bình, ổn định,
phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới” - Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng cho
hay.
(PLPT) - Trước câu hỏi chất vấn về hoạt động mua bán vàng chỉ được tổ chức tại các thành phố lớn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép kinh doanh mua bán vàng chứ không quy định bắt buộc ở địa điểm nào.
(PLPT) - Tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, phiên chất vấn diễn ra trong 2 ngày 11 và 12/11 sẽ tập trung vào 3 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: Ngân hàng, Y tế, Thông tin và Truyền thông.
(PLPT) - Luật Điện lực sửa đổi được xem là “chìa khoá” tháo gỡ khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
(PLPT) - Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư khẳng định giáo dục giữ vị trí chiến lược trong công tác cán bộ; thầy cô giáo chính là nhân tố cốt lõi của quá trình giáo dục.
(PLPT) - Dự án Luật Dữ liệu được đặt ra trong bối cảnh vi phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng và cần có các quy định pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
(PLPT) - Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), Tổng Bí thư Tô Lâm có buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp và có phát biểu quan trọng. Tạp Chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.
(PLPT) - Liên quan đến dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Hoà cho rằng việc phân cấp, phân quyền mạnh là rất cần thiết, qua đó giúp cho việc đầu tư công “thuận buồm xuôi gió”.
(PLPT) - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, sau 13 năm áp dụng, các quy định về “tiền cấp quyền khai thác khoáng sản” dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng đã phát huy tác dụng hạn chế tình trạng đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng hay sàng lọc nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính.